Qua nội dung tài liệu Đề thi giữa HK2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Ngô Quyền giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài môn GDKT & PL 11 KNTT để chuẩn bị cho các kì thi giữa HK2 sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: GDKT & PL 11 KNTT (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. Đề thi
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật - đó là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước Nhà nước và xã hội khi thực hiện nghĩa vụ
A. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
B. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
C. xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
D. đầu tư các dự án kinh tế.
Câu 3: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật - đó là
A. bình đẳng về quyền.
B. bình đẳng về trách nhiệm.
C. bình đẳng về nghĩa vụ.
D. bình đẳng về pháp lí.
Câu 4: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.
Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông A và B sẽ diễn ra theo hướng nào?
A. Cả hai ông M và N đều bị xử phạt hành chính như nhau.
B. Ông N bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.
C. Ông M bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.
D. Ông N là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 5: Năm nay Q, P và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Q và P đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
A. Bạn Q và K.
B. Bạn K và P.
C. Bạn Q và P
D. Cả 3 bạn Q, P, K.
Câu 6: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận các cơ hội việc làm
B. tham gia các hoạt động xã hội.
C. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
D. lựa chọn ngành nghề học tập.
Câu 7: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Giáo dục.
Câu 8: Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong
A. thực hiện quyền lao động.
B. thực hiện quan hệ giao tiếp.
C. việc chia đều của cải xã hội.
D. việc san bằng thu nhập cá nhân.
Câu 9: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.
B. tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư và thị trường lao động.
C. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
D. tiếp cận các cơ hội việc làm và lựa chọn nơi làm việc.
Câu 10: Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. lựa chọn, áp đặt nghề nghiệp.
B. sử dụng, đề cao bạo lực.
C. nuôi dưỡng, giáo dục các con.
D. sàng lọc, cân bằng giới tính.
Câu 11: Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc
A. tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
D. củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.
Câu 12: Hành vi của ông N trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Lao động.
D. Văn hóa.
Câu 13: Anh T và chị K trong trường hợp dưới đây đã được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?
Trường hợp. Anh T và chị K thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh T làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn chị K thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, chị K được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.
A. Thay đổi các chính sách xã hội.
B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.
D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.
Câu 14: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ
A. tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
B. làm việc tốt, có lòng thiện.
C. bớt sân si, thôi tranh giành.
D. nói lời hay, làm việc thiện.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
B. Tham gia sinh hoạt cộng đồng.
C. Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Bác bỏ quan điểm trái chiều.
Câu 16: Hành vi của chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
Tình huống. Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, bố mẹ anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, anh T (cán bộ xã nơi anh A sinh sống) đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh A về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Tuy nhiên, bố mẹ anh A vẫn kiên quyết phản đối, không chấp thuận cho cuộc hôn nhân của con mình.
A. Anh A và chị B.
B. Anh A và anh T.
C. Bố mẹ anh A.
D. Anh T và chị B.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước khi
A. góp ý sửa đổi Hiến pháp.
B. xây dựng hương ước làng xã.
C. né tránh hoạt động biểu tình.
D. chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch.
Câu 18: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
A. luôn tách rời nghĩa vụ công dân.
B. không tách rời nghĩa vụ công dân.
C. tồn tại độc lập với nghĩa vụ công dân.
D. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
B. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.
C. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.
D. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.
Câu 20: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, bạn C được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên C đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo V (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình C và giải thích cho C hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. C cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.
A. Bạn C.
B. Thầy giáo V.
C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là
A. bằng hình thức đại diện.
B. được ủy quyền.
C. thông qua trung gian.
D. bỏ phiếu kín.
Câu 22: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền
A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.
Câu 23: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, chúng ta cần
A. học tập, noi gương.
B. khuyến khích, cổ vũ.
C. lên án, ngăn chặn
D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 24: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông C là cán bộ hưu trí nhờ và được chị T kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà anh A vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Ông C và chị T cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Công khai.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Cùng hợp tác.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện tù nhân trốn trại.
B. Chứng kiến bắt cóc con tin.
C. Bị phần tử khủng bố đe dọa tính mạng.
D. Nhận quyết định kỉ luật chưa thỏa đáng.
Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi làm giả căn cước công dân của người khác là sử dụng quyền nào sau đây?
A. Tố cáo.
B. Truy tố.
C. Khiếu nại.
D. Khởi kiện.
Câu 27: Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền tố cáo của công dân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…
Câu 28: Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?
Trường hợp. Tại trụ sở tiếp dân của cơ quan thanh tra tỉnh G, có khoảng hơn 50 công dân xã X do ông V đứng đầu đã tụ tập khiếu nại về việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong một dự án thực hiện tại xã X, vì họ cho rằng các cơ quan nhà nước không thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sau khi nghe ông T (cán bộ thanh tra tiếp dân) giải thích chế độ chính sách, các quy định của pháp luật về vấn đề họ khiếu nại, không đồng ý với giải thích đó, hơn 50 người thậm chí đã có xô xát với cán bộ tiếp dân, gây mất ổn định trật tự trên địa bàn.
A. Nhóm 50 công dân xã X.
B. Ông T (cán bộ thanh tra).
C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi/ việc làm của các chủ thể dưới đây:
Tình huống a. Anh M năm nay đủ 18 tuổi nhưng cán bộ xã T đã không ghi tên vào danh sách cử tri đề anh tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với lí do anh M không đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Câu hỏi: Hành vi của cán bộ xã T là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao? Trong trường hợp này, anh M cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng của mình?
Tình huống b. Anh V là người tỉnh A đã theo học nghề làm gốm sứ tại làng nghề gốm truyền thống thuộc tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động của tỉnh B vào làm việc, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Những người đã từng dạy nghề làm gốm sứ cho anh V buộc phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh với anh V và cùng tồn tại, phát triển ngay trên quê hương của mình.
Câu hỏi: Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tỉnh B có phải là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Vì sao?
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy kể những việc làm của mình và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
----HẾT----
2. Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
1-A |
2-C |
3-D |
4-A |
5-C |
6-B |
7-B |
8-A |
9-C |
10-C |
11-B |
12-A |
13-D |
14-A |
15-C |
16-C |
17-A |
18-B |
19-C |
20-A |
21-D |
22-B |
23-C |
24-C |
25-D |
26-A |
27-A |
28-A |
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
Tình huống a.
- Việc làm của cán bộ xã T là sai, vì pháp luật Việt Nam quy định: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, không phân biệt nam nữ, học vấn, giàu nghèo,...
- Để bảo vệ quyền của mình, anh M cần khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Tình huống b.
- Việc làm của anh V và những người đã dạy nghề cho anh V là đúng, vì mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế) và có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
- Trong nền kinh tế thị trường, mọi người buộc phải cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển. Điều này có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển.
---(Để xem tiếp nội dung đáp án của đề thi các em vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK2 môn GDKT & PL 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Ngô Quyền. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.