YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm học 2021-2022 có đáp án được Hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

1. Phần Văn bản

- Thánh Gióng: Thánh Gióng là biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng có sức mạnh phi thường cứu nước cứu dân.

- Thạch Sanh: Qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

- Sự tích Hồ Gươm: Ca ngợi cuộc đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược, thể hiện ước mơ về một cuộc sống hòa bình ấm no. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm).

- À ơi tay mẹ: Thể hiện tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con.

- Về thăm mẹ: Nỗi nhớ, tình yêu dành cho người mẹ.

- Trong lòng mẹ: Khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

- Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười.

- Thời thơ ấu của Hon-đa: Kể về thời thơ ấu và niềm đam mê máy móc của Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, tô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản.

- Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ: Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

- Vẻ đẹp của một bài ca dao: Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.

- Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Bài văn nghị luận chứng minh rằng Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước của Bùi Mạnh Nhị.

- Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập: Văn bản nói về thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Văn bản kể lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Giờ Trái Đất: Văn bản nói lên ý nghĩa của hoạt động Giờ Trái Đất góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…

2. Phần Thực hành Tiếng Việt

Các nội dung tiếng Việt được học:

* Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

- Từ đơn:

+ Là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.

+ Ví dụ: Đi, đứng, học, chơi, ăn, sách, vui, bé, bố, mẹ,…

- Từ ghép:

+ Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. 

+ Ví dụ: Xanh lè, tròn xoe, thẳng tắp, nhà cửa, cơm nước, sách vở, thông minh,…

- Từ láy:

+ Là từ giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong đó, một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.

+ Ví dụ: Long lanh, chói chang, xinh xinh,…

* Các biện pháp tu từ (ẩn dụ)

- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Ví dụ:

"Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông"

→ Màu đỏ của hoa lựu được ví như ngọn lửa lập lòe, tạo nên một hình ảnh rất sống động và gợi cảm.

* Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên. 

- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. Ví dụ: "Đường" với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như đường) đồng âm "đường" với nghĩa lối đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường).

- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

- Ví dụ:

+ Từ mượn tiếng Hán (tiếng Trung Quốc): tác phẩm, văn học, sứ giả, hòa bình,…

+ Từ mượn tiếng Pháp: (nhà) ga, xà phòng, mùi soa, pa nô, áp phích,…

+ Từ mượn tiếng Anh: mít tinh, ti vi,…

- Các từ đã được Việt hóa thì viết như từ tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên dạng để dễ tra cứu khi cần thiết. Ví dụ: acid, oxygen, hydro,…

- Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.

* Thành ngữ, dấu chấm phẩy

- Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.

- Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa, một cổ hai tròng,… 

- Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

* Mở rộng vị ngữ.

- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Để phản ánh đầy đủ hiện thức khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.

3. Phần Làm văn

Các kiểu văn bản cần luyện viết theo mẫu sau:

- Văn bản tự sự:

  • Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
  • Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.
  • Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.

- Văn bản biểu cảm: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

- Văn bản nghị luận: Trình bày ý kiến về một vấn đề…

- Văn bản thông tin: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Gợi ý đề:

Đề 1: Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích

a. Mở bài:

- Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.

b. Thân bài:

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng.

- Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.

- Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ, đưa năm mươi con trở về biển.

- Âu Cơ đưa năm mươi con lên rừng. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

c. Kết bài:

- Đánh giá về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Đề 2: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

- Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF