YOMEDIA

Chuyên đề về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa môn Hóa học 8

Tải về
 
NONE

HOC247 xin chia sẻ với các em học sinh nội dung Chuyên đề về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa môn Hóa học 8 bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

ADSENSE

CHUYÊN ĐỀ DUNG DỊCH BÃO HÒA VÀ DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA

I. Lý thuyết & phương pháp giải

Một số lý thuyết cần nắm vững để làm được các bài tập dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa

1. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa

- Ở một nhiệt độ nhất định:

+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.

+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Ví dụ: Hòa tan dần muối ăn (NaCl) vào nước:

+ Ở giai đoạn đầu: muối ăn tan trong nước ta được dung dịch muối, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm muối ⇒ dung dịch chưa bão hòa.

+ Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi muối thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm muối được nữa ⇒ dung dịch bão hòa.

2. Độ tan của một chất trong nước

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

Công thức tính độ tan: S = mct/mdm .100 ⇒ mct = S.mdm/100

Trong đó: mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa

mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Em hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi một dung dịch đường bão hòa thành một dung dịch có thể hòa tan thêm đường.

Lời giải

Thí nghiệm: Cho thêm một lượng nước nữa vào dung dịch ta sẽ thu được dung dịch đường chưa bão hòa. Từ đó sẽ hòa tan thêm được đường.

Ví dụ 2: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước?

Lời giải

100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường nên lấy 200 gam đường sẽ thu được dung dịch bão hòa

Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước, khối lượng đường có thể lấy là dưới 200 gam

Ví dụ 3: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là bao nhiêu?

Lời giải

Công thức tính độ tan: S = mct/mdm .100 ⇒ mct = S.mdm/100

Khối lượng KNO3 cần hòa tan vào 95 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

m = 42,105.95/100 = 40 gam

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Định nghĩa nào đúng về dung dịch chưa bão hòa:

A. Là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

B. Là dung dịch có tỉ lệ 1 : 2 giữa chất tan và dung môi.

C. Là dung dịch có tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.

D. Là dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Câu 2: Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan là:

A. Dung dịch bão hòa

B. Dung dịch chưa bão hòa

C. Cả A và B

D. Không có đáp án đúng

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Dung dịch chưa bão hòa có thể hòa tan thêm chất tan

Câu 3: Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Có thể lấy khối lượng muối KNO3 là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước

A. nhỏ hơn 42,105 gam

B. lớn hơn 42,105 gam

C. bằng 42,105 gam

D. Cả A và C

Hướng dẫn giải

Đáp án A

100 gam nước có thể hòa tan tối đa 42,105 gam KNO3 nên lấy 42,105 gam KNO3 sẽ thu được dung dịch bão hòa

Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước, khối lượng KNO3 có thể lấy là nhỏ hơn 42,105 gam

Câu 4: Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa, cần làm gì ?

A. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch.

B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.

C. Đun nóng dung dịch.

D. cả B và C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa ta có thể :

- Cho thêm nước cất vào dung dịch ⇒ tạo thành dung dịch loãng hơn, có thể tan thêm NaCl.

- Đun nóng dung dịch ⇒ độ tan tăng, muối có khả năng tan nhiều hơn ⇒ tạo thành dung dịch chưa bão hòa

Câu 5: Có một cốc đựng nước đường chưa bão hòa ở nhiệt độ phòng. Làm thế nào để dung dịch đó trở thành bão hòa?

A. Cho thêm đường vào dung dịch.

B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.

C. Đun nóng dung dịch.

D. cả A và C đều đúng.

 

---Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa môn Hóa học 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF