YOMEDIA

Các dạng bài tập cơ bản chương Oxi - Không khí môn Hóa học 8 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Các dạng bài tập cơ bản chương Oxi - Không khí môn Hóa học 8 năm 2019-2020 được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Hóa 8 một cách hiệu quả , đồng thời có những kết quả tốt trong học tập, chuẩn bị tốt cho năm học mới. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG OXI – KHÔNG KHÍ MÔN HÓA HỌC 8

 

1. Dạng bài cho hai chất tham gia.

Bài 1:  Đốt cháy 12,4 g P trong bình kín có chứa 24 g O2.

a) Chất nào dư? Dư bao nhiêu gam? 

b) Chất nào tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu gam?

Bài 2:  Đốt cháy 24g S trong bình kín có chứa 26 g O2.

a) Chất nào dư? Dư bao nhiêu gam? 

b) . Chất nào tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu gam?

Bài 3:  Đốt cháy 22,4 g Fe trong bình kín có chứa 2,24 lít O2 ở đktc.

a) Chất nào dư? Dư bao nhiêu gam? 

b) Chất nào tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu gam?

Bài 4:  Đốt cháy 3,36 lít khí metan trong bình kín có chứa 2,24 lít O2 ở đktc.

a) Chất nào dư? Dư bao nhiêu gam? 

b) Chất nào tạo thành? Khối lượng mỗi chất là bao nhiêu gam?

Bài 5:  Đốt cháy 12,4 g P trong bình kín có chứa 8,96 lít O2 ở đktc

a) Chất nào dư? Dư bao nhiêu mol?

b) Chất nào tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu gam?

Bài 6:  Đốt cháy 3,36 lít khí C2H2 trong bình kín có chứa 6,72 lít O2 ở đktc.

a) Chất nào dư? Dư bao nhiêu lít?

b) Chất nào tạo thành? Khối lượng mỗi chất là bao nhiêu gam?

Bài 7:  Đốt cháy 19 kg than có chứa 96% C và tạp chất không cháy trong phòng kín có chứa 2,24 m3 không khí ở đktc. Than có cháy hết không? Vì sao? Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

2. Dạng bài tập hỗn hợp:

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 10 Kg hỗn hợp gồm C và S (trong đó C chiếm 36 % về khối lượng). Hãy tính:

a) Thể tích không khí cần dùng (biết oxi chiếm 20% thể tích không khí).

b) Thể tích hỗn hợp khí CO2 và SO2 sinh ra. Biết các khí đều đo ở đktc.

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 27,8 g hỗn hợp gồm Al và Fe (trong đó Al chiếm 19,42%). Hãy tính:

a) Viết PTHH

b) Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hỗn hợp trên.

c) Thể tích không khí cần dùng (biết oxi chiếm 20% thể tích không khí)

d) Khối lượng hỗn hợp chất rắn tạo thành.

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 28 lít hỗn hợp khí gồm CH4 và C2H2 (trong đó CH4 chiếm 20% về thể tích). Hãy tính:

Thể tích không khí cần dùng (biết oxi chiếm 20% thể tích không khí)

Thể tích khí CO2 tạo thành. Biết các khí đều đo ở đktc.

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 8 m3 hỗn hợp khí A gồm CH4 và C4H8 (trong đó CH4 chiếm 50% về thể tích). Hãy tính: Vkk và VO2. Biết các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

*Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm C và S người ta phải dùng 11,2 l O2 ở đktc. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và thể tích hỗn hợp khí sinh ra ở đktc.

*Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 39 gam hỗn hợp gồm Al và Fe, người ta phải dùng 12,32 lít khí oxi ở đktc. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và khỗi lượng hỗn hợp hai chất rắn sinh ra sau phản ứng.

*Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 36 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe, người ta phải dùng 13,44 lít khí oxi ở đktc. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

*Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp gồm CH4 và C2H2, người ta phải dùng 25,76 lít khí oxi ở đktc. Hãy tính thành phần phần trăm về thể tích và phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc.

*Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp gồm C và P, sau phản ứng thu được 31,8 g hỗn hợp CO2 và P2O5. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và thể tích khí oxi cần dùng ở đktc.

Dạng bài tập kết hợp các dạng bài tính theo công thức hóa học

*Bài 1: Khí A có tỉ khối đối với khí oxi là 0,8125, thành phần theo khối lượng của A gồm 92,3 C và 7,7% H. Để đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí A cần dùng bao nhiêu lít không khí (biết oxi chiếm 20% thể tích không khí). Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí cacbonic? Biết các khí đều đo ở đktc. (C2H2).

*Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 lít khí A (có tỉ khối đối với khí hiđro là 22 và có thành phần gồm 81,8% C và 18,2% H). cần dùng bao nhiêu lít không khí và sinh ra bao nhiêu lít khí cacbonic. Biết các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. (C3H8)

Điều chế oxi:

Bài 1: a.Tính gam KMnO4 cần thiết để điều chế được 9,6 g khí oxi.                        

b.Tính gam KClO3 cần thiết để điều chế được 26,88 lít khí oxi ở đktc.

Bài 2: Nung nóng 20 g KMnO4 một thời gian thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn còn lại là 17,12 gam. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn sau phản ứng.

Bài 3: Nung nóng 50 g KClO3 một thời gian thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn còn lại là 38 gam. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn sau phản ứng.

*Bài 4: Nung nóng 45 g hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3 một thời gian thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn còn lại là 33 gam. Hãy tính khối lượng và thể tích khí oxi sinh ra ở đktc.

*Bài 5: Nung nóng 136,7 g hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3 sau phản ứng thu được 24,64 lít khí oxi ở đktc. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn sinh ra sau phản ứng. (0,4 mol 63,2g và 0,6 mol 73,5g)

Bài 6: Để điều chế khí oxi người ta phân hủy KMnO4 và KClO3

a) Để thu được lượng khí oxi như nhau, chất nào cần số mol nhiều hơn? Cần dùng khối lượng nhiều hơn?

b) Phân hủy cùng số mol, chất nào sinh ra khí oxi nhiều hơn?

c) Phân hủy cùng khối lượng, chất nào sinh ra khí oxi nhiều hơn?

d) Biết giá thành 1Kg KMnO4 là 200000 đồng, 1Kg KClO3 là 300000 đồng. hãy cho biết để điều chế lượng khí oxi như nhau, thì dùng chất nào có giá thành rẻ hơn?

Bài 7: a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam Al.

b) Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế lượng khí oxi ở trên.

Bài 8: Bình đựng ga dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 12 Kg butan C4H10, ở trạng thái lỏng do nén dưới áp suất cao.

a) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng ga đó.

b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra. Biết các khí đều đo ở đktc.

Không khí – Sự cháy:

Bài 1: Cho không khí (chứa 80% N2 và 20% O2) tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Hãy tính thể tích không khí trong thiết bị trước phản ứng là bao nhiêu trong các trường hợp sau:

a) Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nitơ.

b) Phản ứng xong, người ta thu được 16 m3 khí nitơ.

c) Phản ứng xong, người ta thu được 8 dm3 khí nitơ.

d) Phản ứng xong, người ta thu được 5,60 dm3 khí nitơ.

e) Phản ứng xong, người ta thu được 6,40 cm3 khí nitơ.

f) Phản ứng xong, người ta thu được 1,12 cm3 khí nitơ.

Bài 2: Trong phòng có chiều dài 10 m, chiều rộng 7 m, chiều cao 4 m.

Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.

Trong phòng học có 40 em, hãy tính thể tích khí oxi hít vào và thể tích khí cacbon đioxit thở ra trong 45 phút. Biết rằng một học sinh mỗi lần hít vào 2 lít không khí có chứa 20% oxi, thở ra 2 lit khí có chứa 4% khí cacbon đioxit, một phút thở 16 lần.

Bài 3: Trên đĩa cân, ở vị trí thăng bằng, có đặt một túi có dung tích 2 lít bên trong chứa không khí. Nếu thay bằng các khí sau, cân sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?

a) Khí hiđro.              

b) Khí oxi.  

c) Khí cacbon đioxit.  

d) Khí lưu huỳnh đioxit.

e)Khí clo.

Luyện tập chương 4:

Bài 1: Hoàn thành những phản ứng hóa học sau:

a) …….. + ……→MgO

b) …….. + ……→ P2O5

c)  H2O  (điện phân)   →   …….. + ……

Bài 2: a) Xác định công thức hóa học của một oxit lưu huỳnh có khối lượng mol là 60 g và biết thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oxit là 40%.

b) Hãy tính khối lượng lưu huỳnh và thể tích khí oxi cần dùng để điều chế lượng oxit trên bằng:

4 g,      2. 72 g,                            1 Kg.                       11,2 lít                         2,8 m3

Bài 3: Trong phòng thí nghiệm khi đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao được oxit sắt từ. Số gam sắt và khí oxi cần dùng để điều chế 4,64 gam oxit sắt từ lần lượt là:

A. 1,68 g và 0,64 g               

B. 5,04 g và 1,96 g            

C. 3,36 g và 1,28 g     

D. 1,9 g và 1,48 g.

Bài 4: Đốt cháy sắt trong oxi sinh ra oxit sắt từ, đốt nhôm trong oxi sinh ra nhôm oxit.

a. Hãy viết các PTHH của các phản ứng.

b. Nếu đốt cùng số mol thì thể tích khí oxi ở phản ứng nào cần nhiều hơn?

c. Nếu đốt cháy cùng khối lượng thì thể tích khí oxi ở phản ứng nào cần nhiều hơn?

Bài 4: a) Nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 thu được cùng một lượng khí oxi. Tính tỉ lệ a/b.

b) Nếu nung hỗn hợp cả hai chất trên thì thể tích khí oxi sinh ra ở đktc là bao nhiêu lít? Tính theo a và b.

Bài 5: Tính khối lượng điphotpho pentaoxit sinh ra trong các trường hợp sau:

a. Khi đốt 0,2 mol P trong bình có chứa 0,3 mol khí oxi.

b. Khi đốt 27,9 gam P trong bình có chứa 28 lít khí oxi ở đktc

c. Khi đốt 2,38 Kg P trong bình có chứa 6 m3 khí oxi ở đktc

Bài 6: Nung nóng 20 gam hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 18,88 gam chất rắn:

a. tính khối lượng hỗn hợp chất rắn thu được sau phản ứng.

b. Tính thể tích khí oxi sinh ra trong phản ứng.

---Để xem tiếp nội dung Các dạng bài tập cơ bản chương Oxi - Không khí môn Hóa học 8 năm 2019-2020, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập cơ bản chương Oxi - Không khí môn Hóa học 8 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF