YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Cơ học môn Vật lý 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho năm học mới sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Cơ học môn Vật lý 8 năm 2021, được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN CƠ HỌC MÔN VẬT LÝ 8

 

1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ VÀ LỰC TÁC ĐỘNG

Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi

A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.

B. vận tốc của vật.

C. vị trí của vật so với vật mốc

D. phương, chiều của vật.

Câu 2. Theo dương lịch, một ngày được tính là thời gian chuyển động của Trái Đất quay một vòng quanh vật làm mốc là

A. Trục Trái Đất.                      B. Mặt Trời.

C. Mặt Trăng.                          D. Sao Hỏa.

Câu 3. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là:

A. Vôn kế            B. Nhiệt kế.        

C. Tốc kế.            D. Ampe kế.

Câu 4. Thành tích của một học sinh trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc trung bình của học sinh đó là

A. 40m/s.              B. 8 m/s.             

C. 4,88m/s.           D. 120m/s.

Câu 5. Một máy bay cất cánh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội trên đường bay dài 1260km, với vận tốc trung bình 200m/s. Thời gian bay là

A. 1,45 h.             B. 1,75 h           

C. 1,15 h.             D. 2 h

Câu 6. Hình nào sau đây mô tả hai lực cân bằng?

A. Hình a              B. Hình b           

C. Hình c              D. Hình d

Câu 7. Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường thì đột ngột phanh, hành khách trên xe bị xô về phía trước là do

A. lực ma sát          B. trọng lực          

C. quán tính            D. lực đàn hồi

Câu 8. Khi rửa rau sổng, trước khi dọn lên đĩa người ta thường để rau vào rổ và vẩy mạnh cho nước văng ra, rau ráo bớt nước. Đó là dựa vào tác dụng của

A. lực ma sát.          B. quán tính.        

C. trọng lực.            D. lực đàn hồi.

Câu 9. Khi chuyển các kiện hàng từ trên cao xuống đất bằng mặt phẳng nghiêng thì giữa kiện hàng và mặt phẳng nghiêng xuất hiện :

A. Lực ma sát trượt.    B. Trọng lực.

C. Lực ma sát lăn.       D. Lực ma sát nghỉ.

Câu 10. Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đứng yên thì tiếp tục đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương cùng nằm lên một đường thẳng, ngược chiều.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Chuyển động cong là chuyển động tròn.

B. Chuyển động tròn là chuyển động cong.

C. Hai vật cùng chuyển động so với vật thứ ba thì hai vật này đứng yên đối với nhau.

D. Hai vật cùng đứng yên so với vật thứ ba thì hai vật này chuyển động đối với nhau.

Câu 12. Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình của một chuyển động:

A . \(v = {t \over s}\)                 B. \(v = t.s\)                 

C.  \(v ={s \over t}\)                  D. \(s = {v \over t}\)

Câu1 3. Chọn câu trả lời đúng 

Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động

A. thẳng.                     

B. tròn.

C. cong.                               

D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.

Câu 14. Hai xe khởi hành đồng thời tại hai địa điểm A, B cách nhau quãng đường AB = s, đi cùng chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là v\(_1\)  > v\(_2\) . Sau thời gian t, hai xe gặp nhau. Ta có

A. s = (v\(_1\) + v\(_2\) ).t      B. s = (v\(_2\) –v\(_1\) ).t

C. s = (v\(_1\)  - v\(_2\) ).t      D. Cả A, B, C đều sai

Câu 15. Nói vận tốc là 4m/s nghĩa là bằng

A. 144km/h            B.14,4km/h

C. 0,9km/h             D. 9km/h

Câu 16. Chọn câu trả lời sai

Một vận động viên bơi lội bơi sáu vòng dọc theo hồ bơi có chiều dài 90m hết 10 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 6,48 km/h.           B. 108m/phút.        

C. 1,8 m/s.               D. 0,5 m/s.

Câu 17. Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

A. 24km/h.              B. 32km/h.              

C.21,33km/h.          D. 26km/h.

Câu 18. Cho hai xe như nhau lúc đầu đứng yên. Dưới tác dụng của lực F\(_1\), xe 1 đạt vận tốc 3m/s trong 3s. Dưới tác dụng của lực F\(_2\)  = 2 F\(_1\)  thì xe 2 đạt vận tốc như trên trong thời gian

A. 1,5s.                 B. 8s.                

C. 5s.                    D. 3s.

Câu 19. Chọn câu trả lời đúng

Một ôtô đang đứng yên trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực:

A. ma sát trượt.                 B. ma sát lăn.

C. ma sát nghỉ.                  D. đàn hồi.

Câu 20. Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát?

A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.

B. Thêm dầu mỡ.

C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 21. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?

A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.

C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.

D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.

Câu 22. Quỹ đạo chuyển động của một vật là

A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian.

C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian.

D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian.

Câu 23. Một canô đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu canô đi ngược dòng nước từ B về A thì hết 45 phút. Nếu canô tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là

A. 1,5 h               B. 2,5 h             

C. 2 h                  D. 3 h

Câu 24. Một viên bi lăn trên mặt bàn nhẵn, phẳng nằm ngang. Coi ma sát và sức cản của không khí là không đáng kể. Phương án nào dưới đây là đúng?

A. Tổng các lực tác dụng lên viên bi là bằng không.

B. Quỹ đạo chuyển động của viên bi là tròn.

C. Trọng lực đã làm cho viên bi chuyển động.

D. Lực tác dụng của mặt bàn lên viên bi đã làm cho viên bi chuyển động.

Câu 25. Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để

A. tăng ma sát             B. giảm ma sát    

C. tăng quán tính         D. giảm quán tính

Câu 26. Một ôtô đang chuyển động trên đường. Trong các mô tả dưới đây. câu nào không đúng? 

A. Ôtô chuyển động so với người lái xe

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe

C. Ôtô chuyển động so với mặt đường

D. Ôto chuyển động so với cây ven đường

Câu 27. Nếu biết độ lớn vận tốc của một vật, ta có thể:

A. biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng.

B. biết được vật chuyển động nhanh hay chậm

C. biết được tại sao vật chuyển động.

D. biết được hướng chuyển động của vật.

Câu 28. Đường bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km. Một máy bay bay đều thì thời gian bay là 2 giờ. Vận tốc của máy bay có giá trị là

A. 7000 km/h.             B. 700km/h.          

C.  700,09m/s.            D. 700 m/s.

Câu 29. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp.

B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng.

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.

Câu 30. Trường hợp nào dưới đây có xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Chiếc xe “tắt máy” đang nằm yên trên đường dốc.

B. Chuyển động của khúc gỗ trượt trên mặt sàn.

C. Chuyển động của các bánh xe lăn trên mặt đường.

D. Chuyển động của cành cây khi có gió thổi.

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-C

4-B

5-B

6-D

7-C

8-B

9-A

10-D

11-B

12-C

13-D

14-C

15-B

16-D

17-C

18-A

19-D

20-D

21-C

22-A

23-D

24-A

25-A

26-A

27-B

28-B

29-C

30-A

 

2. ÁP SUẤT - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

Câu 1. Áp suất tăng khi:

A. Áp lực tăng còn diện tích có lực tác dụng được giữ nguyên không đổi.

B. Diện tích bị ép tăng và áp lực không đổi.

C. Áp lực và diện tích bị ép tăng theo cùng tỉ lệ.

D. Áp lực và diện tích bị ép giảm theo cùng tỉ lệ.

Câu 2. Đơn vị đo áp suất là :

A .Niutơn (N)          B. m\(^2\)                    

C. kPa                    D.\({{kg} \over {{m^3}}}\)

Câu 3. Áp suất của khí quyển trên mặt nước là p\(_o\) Pa. Trọng lượng riêng của nước là 10\(^4\)  N/m. Độ sâu (so với mặt nước) có áp suất bằng 3 p\(_o\)  là:

A. 10m                     B. 20m                     

C. 10m                     D. 30m.

Câu 4. Một máy nâng thủy lực (con đội) được dùng để nâng các vật nặng lên cao. Khi tác dụng lực 10N lên pittông nhỏ để nâng vật 50N đặt trên pittông lớn một đoạn 0,5m thì pittông nhỏ phải đi xuống một đoạn bằng:

A. 25m.                    B. 5m

C. 2,5m.                   D. 0,5m.

Câu 5. Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng:

A. 100 Pa.                 B. 1000 Pa.             

C. 10000 Pa.             D. 100000 Pa.

Câu 6. 1 Pa có giá trị bằng :              

A. 1 N/cm\(^2\).             B. 1 N/m\(^2\) .                

C. 10 N/m\(^2\) .            D. 100 N/cm\(^2\).

Câu 7. Đổ cùng một lượng nước vào ba bình A, B, C ở hình vẽ bên.

Gọi P\(_A\) , P\(_B\) , P\(_C\)  lần lượt là áp suất  của nước tác dụng lên đáy các bình A, B và C thì:

A. P\(_A\)  = P\(_B\)  = P\(_C\)        B. P\(_A\)  < P\(_B\)  < P\(_C\)

C. P\(_B\)  < P\(_A\)  < P\(_C\)        D. P\(_B\) > P\(_A\)  > P\(_C\)

Câu 8. Theo nguyên lý Paxcan, áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín

A. giảm khi đi trong chất lỏng.

B. được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng.

C. tăng khi đi trong chất lỏng.

D. thăng giáng khi đi trong chất lỏng tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.

Câu 9. Một máy nén thủy lực có pittông vào có đường kính bằng 20mm và bán kính pittông ra có đường kính bằng 10mm. Tác dụng lực vào 1 N sẽ tạo ra một lực ra bằng

A. 2N.                    B. 0,5N            

C. 0,25N                D. 4N

Câu 10. Một khinh khí cầu có thể tích V = 25m\(^3\) chứa khí hiđrô. Biết trọng lượng của khí cầu bằng M = 200N, trọng lượng riêng của không khí và của khí hiđrô lần lượt là d\(_0\) = 13 N/m\(^3\)  và d\(_H\)  = 0,9 N/m\(^3\) . Khinh khí cầu có thể kéo lên trên không một vật nặng có trọng lượng bằng

A .102,5N.                B. 547,5N                

C. 302,5N.                D.347,5N

Câu 11. Chọn phương án sai.

A. Áp suất tỉ lệ với diện tích bị ép (khi áp lực không đổi).

B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

C. Áp suất ti lệ với áp lực (khi diện tích bị ép không đổi).

D. Áp suất là độ lớn áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Câu 12. Một ôtô vận tải có khối lương 1,5 tấn. Xe có bốn bánh. Mỗi bánh có diện tích tiếp xúc với mặt đất bằng 100 cm\(^2\) . Áp suất tác dụng lên mặt đất dưới các lốp xe là

A. 6000 Pa               B. 375 Pa

C. 375000 Pa          D. 1462 Pa

Câu 13. Công thức tính áp suất là.

A . P = F.S           

B. P =\({F \over S}\)

C . P = \({A \over t}\)             

D. Cả B và C đều đúng

Câu 14. Hai bình hình trụ a và b thông nhau, có khoá K ở ống nối đáy hai bình. Bình a có thể tích lớn hơn. Khi khoá K đóng, hai bình chứa cùng một lượng nước. Khi mở khóa K, có hiện tượng gì xảy ra ?

A. Nước chảy từ bình a sang bình b.

B. Nước chảy từ bình b sang bình a.

C. Nước chảy đồng thời từ bình a sang bình b và từ bình b sang bình a.

D. Nước không chảy từ bình nọ sang bình kia.

Câu 15. So sánh áp suất tại bốn điểm A, B, C và D trong hình vẽ bên. Quan hệ nào dưới đây là đúng?

A. p\(_D\)

B. p\(_D\)  = p\(_A\) >p\(_C\) >p\(_B\).

C. p\(_A\) >p\(_D\) > p\(_C\) >p\(_B\) .

D. p\(_D\)  = p\(_A\)

Câu 16. Bình thường áp suất khí quyển có giá trị vào khoảng:

A. 76cm.              B. 76cmHg.               

C. 76N/m\(^2\)            D. 760cmHg

Câu 17. Một kích thủy lực (con đội) với pitlông nhỏ và pittông lớn lần lượt có diện tích bằng 0,5m\(^2\) và 6m\(^2\) . Độ lợi cơ học của thiết bị (được định nghĩa bằng tỷ số lực ở pittông lớn trên lực tác dụng lên pittông nhỏ) bằng:

A. 1,2                     B. 6,5              

C. 3                        D. 12

Câu 18. Trường hợp nào sau đây không có áp lực:

A. Lực của búa đóng vào đinh.

B. Trọng lượng của vật.

C. Lực của vật tác dụng vào quả bóng.

D. Lực kéo một vật lên cao.

Câu 19. Một người nặng 60kg đứng lên sàn nhà bằng hai chân. Biết diện tích mỗi bàn chân là 3dm\(^2\). Áp suất người ấy tác dụng lên sàn nhà là

A. 2.000N/m\(^2\)         B. 20.000N/m\(^2\)      

C. 10.000N/m\(^2\)       D. 100.000N/m\(^2\)

Câu 20. Một cột nước cao 75cm ở trạng thái cân bằng với cột chất lỏng cao 30cm như ở hình vẽ. Trọng lượng riêng của nước bằng 10\(^4\)  N/m\(^3\). Trọng lượng riêng của chất lỏng bằng

A. 2,5.10\(^3\)  N/m\(^3\)

B. 2,5.10\(^4\)  N/m\(^3\)

C. 0,4.10\(^4\)  N/m\(^3\)

D. 0,4.10\(^3\)  N/m\(^3\)

Câu 21. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây?

A. Người đứng co một chân.

B. Người đứng cả hai chân.

C. Người ngồi cả hai chân.

D. Người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn.

Câu 22. Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm như thế nào? Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng?

A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

C. Muốn giảm áp suất thỉ giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép.

Câu 23. Một bể cá dài 50cm, rộng 30cm chứa nước đến độ sâu 20cm. Lấy trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m\(^3\) . Khi chưa có cá trong bế, áp suất do nước ở đáy bể bằng

A. 5 kPa.                     B. 3 kPa                

C. 2 kPa.                     D. 1 kPa

Câu 24. Có 3 bình như nhau đựng 3 loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p\(_1\) , p\(_2\) , p\(_3\) là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Ta có:

A. p\(_1\)  > p\(_2\)  > p\(_3\) .        B. p\(_2\)  > p\(_1\)  > p\(_3\) .

C. p\(_3\) > p\(_2\) >p\(_1\) .           D. p\(_2\) > p\(_3\) > p\(_1\) .

Câu 25. Lực đẩy lên một vật trong chất lỏng bằng

A. trọng lượng của vật trong không khí trừ cho trọng lượng trong chất lỏng của nó.

B. khối lượng của vật trừ cho khối lượng của nước.

C. khối lượng (kg) / thể tích (m\(^3\) ).

D. lực (N) / diện tích (m\(^2\) ).

Câu 26. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng?

A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.

Câu 27. Đơn vị đo áp suất là:

A. (N)                   B. (m\(^2\) )                  

C. (Pa)                 D. (Kg/m\(^3\) )

Câu 28. Gọi h là chiều cao tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm cần tính áp suất; D và d lần lượt là khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng. Biểu thức tính áp suất có dạng

A . p = \({D \over h}\)  .         B. p = Dh.                

C. p =\({d \over h}\)               D. p = dh.

Câu 29.Một bể cá chứa nước đến độ sâu 20cm. Khi chưa có cá trong bể, áp suất do nước ở đáy bể bằng p\(_1\) . Khi thả cá vào và vẫn giữ cho mực nước không thay đổi, áp suất do nước ở đáy bể bằng p\(_2\) . Trọng lượng riêng của nước và của cá được xem là bằng nhau.

A. P\(_1\)  > P\(_2\)    

B. P\(_1\) = P\(_2\)         

C. P\(_1\) < P\(_2\)  

D. P\(_2\)  có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn P\(_1\) tùy thuộc vào khối lượng của cá được thả vào bể.

Câu 30. Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, sở đĩ cột thuỷ ngân không tụt xuống vì:

A. do ma sát của thuỷ ngân với thành ống.

B. do thuỷ ngân là chất lỏng đặc và sệt.

C. do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt thoáng của thuỷ ngân nằm trong chậu.

D. Tất cả các lí do trên.

...

ĐÁP ÁN

1-A

2-C

3-B

4-C

5-D

6-B

7-C

8-B

9-C

10-A

11-A

12-C

13-B

14-B

15-B

16-B

17-D

18-D

19-C

20-B

21-A

22-B

23-C

24-C

25-A

26-B

27-C

28-D

29-B

30-C

31-B

32-D

33-C

34-D

35-D

 

 

 

 

 

 

3. LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT VÀ SỰ NỔI

Câu 1. Phương án nào dưới đây sai

Trong công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: F = dV, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của

A. phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. phần chất lỏng dâng lên thêm khi có vật trong chất lỏng.

C. phần vật chìm trong chất lỏng.

D. cả vật.

Câu 2. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ác-si-mét

A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.

B. nhỏ hơn trọng lượng của của phần vật chìm trong nước.

C. bằng trọng lượng của vật.

D. lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 3. Cho hai vật cùng khối lượng, cùng thể tích nhưng một vật hình hộp. vật kia hình lập phương. Khi nhúng cả hai vật trong cùng một chất lỏng thì:

A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật hình lập phương lớn hơn vật hình hộp.

B. Lực đẩy Ảc-si-mét tác dụng lên vật hình lập phương nhỏ hơn vật hình hộp.

C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật hai vật là như nhau.

D. Cả ba trường hợp trôn đều có thể xảy ra.

Câu 4. Một quả cân bằng sắt có khối lượng 200g thả vào trong dầu. Biết lực đẩy tác dụng lên quả cân khi thả nó trong dầu là 0,2N. Cho biết trọng lượng riêng của dầu d\(_{dau}\)  = 8000 N/m\(^3\) . Trọng lượng riêng của sắt là

A. 8000N/m\(^3\)

B. 80000N/m\(^3\)  

C. 800000N/m\(^3\).  

D. 8000000N/m\(^3\)

Câu 5. Một kg nhôm (có trọng lượng riêng 27000 N/m\(^3\)) và l kg chì (trọng lượng riêng 130000 N/m\(^3\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Nhôm.       

B. Bằng nhau.

C. Chì.           

D. Không đủ dữ liệu để kểt luận.

Câu 6. Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì

A. khối lượng của tảng đá thay đổi.

B. lực đẩy của nước.

C. khối lượng của nước thay đổi.

D. lực đẩy của tảng đá.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng về lực đẩy Ác-si-mét: Một vật nhúng vàc chất lỏng, bị chất lỏng đây thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng

A. khối lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

B. khối lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

C. trọng lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

D. trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Câu 8. Một viên phấn 1 cm\(^3\)  (có trọng lượng riêng 8000 N/m\(^3\) ) và 1cm\(^3\)  đồng được thả vào thùng nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Viên phấn.

B. Bằng nhau.

C. Đồng.

D. Không đủ dữ liệu để xác định.

Câu 9. Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850 kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng

A. 1800g.                       B. 850g

C. 1700g                        D. 3600g

Câu 10. Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 100m so với mặt nước biển. Biết áp suất của khí quyển là p\(_0\)  = \({10^5}\) N/m\(^3\) . Khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m\(^3\) . Áp suất tác dụng lên người đó là

A. 2,03.10\(^6\)  N/m\(^3\)        B. 1,97.10\(^6\) N/m\(^3\)

Câu 11. Điền từ thích hợp

Nguyên lý Ác-si-mét được phát biểu: "lực đẩy tác dụng lên một vật ở trong một chất lỏng bằng………"

A. khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. lực giữ cho vật nổi.

C. trọng lượng của vật bị chất lỏng chiếm chỗ.

D. trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 12. Tại ba điểm: đáy hầm mỏ, mặt đất và đỉnh núi, áp suất khí quyển lớn nhất ở?

A. mặt đất. 

B. đỉnh núi.

C. đáy hầm mỏ và ở mặt đất.

D. đáy hầm mỏ.

Câu 13. Muốn kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (Ác-si-mét) cần phải đo độ lớn lực đẩy Ác-si-mét và

A. trọng lượng chất lỏng (nước).

B. trọng lượng của vật.

C. trọng lượng của phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích của vật.

D. thể tích chất lỏng.

Câu 14. Móc một vật nặng vào một lực kế, số chỉ của lực kế là 2N. Nhúng chìm vật nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi thế nào?

A. Tăng lên 2 lần.          B. Không thay đổi.

C. Giảm đi.                    D. Giảm đi 2 lần.

Câu 15. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một 1 hướng từ…………….

A. trái qua phải theo phương nằm ngang.

B. dưới lên trên theo phương thẳng đứng

C. trên xuống dưới theo phương thẳng đứng.

D. phải qua trái theo phương nằm ngang.

Câu 16. Nhúng một vật vào trong một chậu đựng chất lỏng. Những yếu nào sau đây không ảnh hưởng đến lực đẩy Ác-si -mét:

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng.

B. Hình dáng của chậu đựng chất lỏng.

C. Lượng nước chất lỏng chứa trong chậu.

D. B và C.

Câu 17. Trọng lượng riêng của chất lưu (chất lỏng hay chất khí) và lực đẩy Ác-si-mét có liên hệ với nhau. Khi trọng lượng riêng của chất lưu

A. tăng, lực đẩy giảm.

B. giảm, lực đẩy tăng.

C. tăng, lực đẩy giữ nguyên không đổi

D. giảm, lực đẩy giảm.

Câu 18. Một vật có trọng lượng bằng 8N trong không khí và bằng 7N ở trong nước. Trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m. Trọng lượng riêng của vật bằng

A. 7000N/m\(^3\)          B. 8000N/m\(^3\)       

C. 70000N/m\(^3\)        D. 80000N/m\(^3\)

Câu 19. Một vật nặng 1800g có khối lượng riêng bằng 900kg/m\(^3\). Khi vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\). Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích là

A. 1m\(^3\) .                   B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)        

C. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)           D. 1.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)

Câu 20. 1cm\(^3\)  nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m\(^3\)) và 1cm\(^3\) chì (trọng lượng riêng 130000N/m\(^3\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Nhôm.

B. Bằng nhau.

C. Chì.

D. Không đủ dữ liệu để xác định.

Câu 21. Cùng một lực như nhau tác dụng lêu hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. Gọi P\(_A\) , P\(_B\)  lần lượt là áp suất tác dụng lên vật A, vật B. Ta có:

A . \(P_A = 2P_B\)                     B. \(P_B= 2P_A\)

C. \(P_A = P_B\)                        D.\(P_A ={ P_B^2}\)

Câu 22. Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau đây?

1. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật bằng trọng lượng của chất lưu (chất lỏng hoặc chất khí) bị vật chiếm chỗ.

2. Lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào trọng lượng của vật thả trong chất lưu mà phụ thuộc vào trọng lượng của chất lưu đã bị vật chiếm chỗ.

3. Lực đẩy lên một vật ngập trong nước nhỏ hơn trọng lượng của nước bị vật chiếm chỗ.

A. 1).                          B. 1) và 2).          

C. 2) và 3).                 D. 3)

Câu 23. Lực đẩy Ác-si-mét xuất hiện trong một chất lỏng là do :

A. sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng của vật.

B. khả năng một chất rắn có thể nổi trên một chất lỏng.

C. xu hướng thoát khỏi chất lỏng của vật.

D. sự khác nhau giữa áp suất tác dụng lên mặt trên và mặt dưới của vật khi nó ở trong chất lỏng.

Câu 24. Chọn câu trả lời đúng

Theo nguyên lý Ác-si-mét, lực đẩy lên vật nhúng trong một chất lỏng bằng

A. trọng lượng của vật.

B. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.

C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. tỉ số trọng lượng riêng của chất lỏng trên trọng lượng riêng của vật.

Câu 25. Một vật nặng 100 kg đang nổi trên mặt nước. Thể tích phần chìm của vật là:

A. Lớn hơn 100 dm\(^3\)             

B. Nhỏ hơn 100 dm\(^3\)

C. Bằng 100 dm\(^3\)                           

D. 200100dm\(^3\)

Câu 26. Một hòn đá có khối lượng 4,8kg. Biết trọng lượng riêng d của đá bằng 2,4.10\(^4\)N/m\(^3\) . Lực đẩy của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước là:

A. 48 N.                          B. 2 N                  

C.20N.                            D.4,8N

Câu 27. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật có giá trị

A . 2,4N.                  B. 1,3N.

C. 1,1N.                   D. 3,7N.

Câu 28. Một vật có khối lượng 3600g có khối lượng riêng bằng 1,8g/cm\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 8500N/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng . Lực đẩy Ác-si-mét lên vật có độ lớn bằng

A. 17N.                        B. 8.5N                  

C. 4N.                         D. 1,7N

Câu 29. Glyxêrin có trọng lượng riêng gấp 1,26 lần trọng lượng riêng của nước. Áp suất ở độ sâu 10m trong glyxêrin bằng

A. 126 kPa.                     B. 252 kPa.  

C. 79 kPa                        D. 159 kPa

Câu 30. Một vật nặng 5400g có khối lượng riêng bằng 1800 kg/m\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\), nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng

A. 2m\(^3\) .                   

B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)

C. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\) .         

D. 3.10\(^{ - 3}\) m\(^3\) .

...

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-C

4-B

5-A

6-B

7-D

8-D

9-C

10-C

11-D

12-D

13-C

14-C

15-B

16-D

17-D

18-B

19-C

20-B

21-B

22-B

23-D

24-C

25-B

26-C

27-C

28-A

29-A

30-D

31-A

32-B

33-C

34-D

35-A

 

 

 

 

 

 

4. CÔNG - CÔNG SUẤT - CƠ NĂNG

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Một máy được đánh giá là làm việc mạnh hơn nếu thực hiện được một công như nhau trong ………………ngắn hơn.

A. công.               C. quãng đường.         

B. thời gian.          D. lực.

Câu 2. Câu nào sau đây đúng ?

A. Công cản của ma sát bằng công có ích trừ đi công toàn phần.

B. Công ma sát cộng với công có ích bằng tổng công toàn phần.

C. Công ma sát bằng tổng công toàn phần và công có ích.

D. Công ma sát không có quan hệ gì với công có ích và công toàn phần.

Câu 3. Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học?

A. Người ngồi đọc báo.

B. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.

C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe.

D. Người học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên.

Câu 4. Nếu gọi A\(_1\) là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 1000kg lên cao 2m; A\(_2\) là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao 1m thì

A. A\(_1\)  = 2A\(_2\) .   

B. A\(_2\)  = 2A\(_1\) .              

C. A\(_1\) = A\(_2\) .          

D. A\(_1\) > A\(_2\) .

Câu 5. Để đưa một vật lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc động. Công của lực kéo tối thiểu là 15 kJ. Khối lượng của vật nặng là

A. 1 kg                            B. 1 yến

C. 1 tạ.                            D. 1 tấn

Câu 6. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không sinh công cơ học của ma sát không khí?

A. Máy bay đang cất cánh

B. Máy bay đang chuyển động trên đường bay

C. Máy bay đang đậu trên sân bay

D. Máy bay đang hạ cánh

Câu 7. Đưa một vật nặng trọng lượng P lên cùng độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng. Nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Công ở cách 2 lớn hơn vì đường đi dài hơn.

B. Công ở cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn.

C. Công ở hai cách bằng nhau và bằng P.h.

D. Công ở hai cách bằng nhau và lớn hơn P.h.

Câu 8. Để đưa một vật nặng 2kg lên cao 6m thì cần tốn một công bằng

A. 12J                           B. 1,2J

C. 120J                         D. 1200J

Câu 9. Một vật khối lượng 50kg được đưa lên sàn xe tải có độ cao 1,5m người ta dùng một tấm ván có chiều dài \(\ell \) bắc từ mặt đường lên sàn xe bằng lực kéo 250N. Bỏ qua ma sát của tấm ván. Chiều dài của tấm ván là

A. 1,5m.                        B. 3m. 

C. 4,5m.                        D. 6m .

Câu 10. Có hai động cơ điện dùng để đưa gạch lên cao. Động cơ thứ nhất kéo được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công của động cơ thứ nhất là A\(_1\), của động cơ thứ hai là A\(_2\) thì biểu thức nào dưới đây đúng?

A. A\(_1\)  = A\(_2\)           B. A\(_1\)  = 2A\(_2\)     

C. A\(_2\) =4 A\(_1\)          D. A\(_2\)  = 2A\(_1\)

Câu 11. Một vật có trọng lượng P = 420(N), người ta đã kéo vật này lên cao bằng ròng rọc động. Lực phải kéo là

A. F = 210 (N)       B. F = 211(N)     

C.F = 420(N)         D.F = 210,1(N)

Câu 12. Người ta dùng một chiếc xe kéo để kéo một vật đi được một đoạn đường s = 20 (m). Biết rằng xe kéo phải sinh ra một lực F = 120 (N). Xe này đã thực hiện được một công cơ học là

A. A = 24000 (J)                B. A = 2350 (J)

C. A= 2400 (J)                   D. A = 2401 (J)

Câu 13. Trường hợp nào sau đây sinh ra công cơ học bằng nhau?

A. Lực 50N gây dịch chuyển 100m. Lực 250N gây dịch chuyển 500m

B. Lực 250N gây dịch chuyển 500 m. Lực 75 N gây dịch chuyển 200m

C. Lực 250N gây dịch chuyển 20 m. Lực 50N gâv dịch chuyển 100m.

D. Lực 75N gây dịch chuyển 200 m. Lực 50N gây dịch chuyển 100m

Câu 14. Em hãy tìm câu sai trong các câu dưới đây?

A. Nước trong đập chắn của nhà máy thủy điện có khả năng sinh công cơ học.

B. Hàng ngày người nông dân và công nhân trong quá trình lao động của mình đã tiêu tốn nhiều công cơ học vì họ đã sử dụng sức của cơ bắp.

C. Thầy cô giáo khi đi lại trên bục giảng cũng tiêu tốn không ít công cơ học.

D. Lực hút của Trái Đất đổi với viên bi đã sinh ra một công cơ học làm cho nó chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.

Câu 15. Một người thợ xây dùng ròng rọc để đưa một vật nặng lên cao và người thợ đó đã được lợi 2 lần về lực. Trong trường hợp này, công của người thợ đã thay đổi như thế nào so với khi người thợ không dùng ròng rọc?

A. Không thay đổi     

B. Lợi 2 lần

C. Thiệt 2 lần 

D. Tất cả đều sai.

Câu 16. Câu nào sau đây nói về tính chất của máy cơ đơn giản là đúng?

Được lợi bao nhiêu lần về lực thì

A. được lợi bấy nhiêu lần về đường đi.

B. được lợi bấy nhiêu lần về công.

C. thiệt bấy nhiêu lần về công.

D. thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

Câu 17. Tìm từ thích hợp và điền vào chỗ trống:

Khi ném tạ lực sĩ đã thực hiện một công cơ học để chống lại công…………………của quả tạ.

A. quán tính.            B. cơ học.         

C. trọng lực.             D. cản.

Câu 18. Một khúc gỗ có kích thước 30cm x 40cm x 50cm. Thả khúc gỗ vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của khối gỗ bằng \({7 \over {10}}\) trọng lượng riêng của nước. Phần thế tích nổi trên mặt nước của khối gỗ là.

A. 18cm\(^3\)                 B. 0,18m\(^3\)

C. 18dm\(^3\)                 D. 1,8cm\(^3\)

Câu 19. Để đưa một vật khối lượng 20kg lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là

A.  150 J.                  B. 300 J          

C. 1500 J                 D. 3000 J

Câu 20. Để đưa một vật khối lượng 100kg lên sàn xe tải có độ cao 1,2m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 2,5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 80N. Lực kéo vật là

A. 400N.                   B. 40N            

C. 560N                    D. 56N

Câu 21. Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu có các hệ thống ròng rọc hoặc palang nhằm mục đích có lợi về:

A. Công.                      B. Quãng đường.

C .Năng lượng             D. Lực.

Câu 22. Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?

A .Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

B. Người công nhân đang đẩy xe làm xe chuyển động.

C. Người học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi.

D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao.

Câu 23. Máy cơ đơn giản nào sau đây có thể cho ta lợi về công ?

A. Đòn bẩy

B. Mặt phẳng nghiêng

C. Ròng rọc 

D. Không máy nào trong ba máy trên

Câu 24. Dụng cụ điện nào sau đây thực hiện công cơ học khi làm việc ?

A. Đèn điện.         

B. Động cơ điện.       

C. Bếp điện.               

D. Máy vi tính.

Câu 25. Câu nào sau đây đúng ? Hiệu suất của một máy cơ càng lớn nếu

A. càng được lợi về lực.

B. ma sát càng nhỏ.

C. ma sát càng lớn.

D. càng được lợi về đường đi.

Câu 26. Chọn câu trả lời đúng nhất

Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có:

A. Động năng tăng dần.

B. Thế năng tăng dần.

C. Động năng giảm dần.

D. Động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

Câu 27. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên hoặc đang rơi xuống.

B. Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.

Câu 28. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là

A. 360W                   B. 720W                    

C. 180W                   D. 12W

Câu 29. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đât 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đổi với cọc là :

A. 1000N.                 B. 10000N                  C. 1562,5N.              D. 15625N

Câu 30. Cần cẩu A nâng được 1100 kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.

B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn.

C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.

D. Tất cả đều đúng.

ĐÁP ÁN

1-B

2-B

3-D

4-C

5-C

6-C

7-C

8-C

9-B

10-D

11-A

12-C

13-C

14-D

15-A

16-D

17-C

18-C

19-D

20-C

21-D

22-C

23-D

24-B

25-B

26-D

27-A

28-D

29-B

30-B

 

5. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều, công thức tính vận tốc trung bình.

Câu 2. Chọn các từ nhanh dần, chậm dần đều điền vào chỗ trống cho phù hợp. Nếu trong những khoảng thời gian như nhau:

a) Vật đi được những quãng đường như nhau thì chuyển động của vật là chuyển động…………….         

b) Vật đi được những quãng đường càng lúc càng dài thì chuyển động của vật là chuyển động………………     

c) Vật đi được những quãng đường càng lúc càng nhỏ thì chuyển động của vật là chuyển động……………….   

Câu 3. Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau:

Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút.

Quãng đường từ B đến C: 30km trong 24 phút.

Quãng đường từ C đến D: 10km trong \({1 \over 4}\)  giờ.

Hãy tính:

a) Vận tốc trung bình trong mỗi quãng đường.

b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đua.

Câu 4. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là các lực nào?

Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

a) Khi thả vật rơi, do sức……………….vận tốc của vật

b) Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do………………….của cát nên vận tốc của bóng bị………………… 

Câu 6. Một bạn học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường, có chiều dài quãng đường 600m. Biết rằng bạn đó đi trong 120m đầu tiên của quãng đường hết thời gian 13 giây, và đi hết quãng đường còn lại mất 180 giây. Em hãy tính:

a/ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên từng đoạn đường.

b/ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên cả quãng đường trên.

Câu 7. Áp suất là gì ? Đơn vị đo áp suất? Làm cách nào để tăng áp suất?

Câu 8.

a) Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 0,5m x 0,3m x 2m, khối lượng riêng 5000kg/m\(^3\). Phải đặt như thế nào để áp suất miếng gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất này ?

b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi thì áp suất của khối gỗ lên nền thay đổi như thế nào?

Câu 9. Hãy nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng?

Câu 10. Một khối sắt có thể tích 50cm\(^3\) . Nhúng khối sắt này vào trong nước. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m\(^3\)

a) Tính trọng lượng khối sắt.

b) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt. Khối sắt nổi hay chìm trong nước ?

c) Khối sắt được làm rỗng. Tính thể tích tối thiểu phần rỗng để khối sắt bắt đầu nổi trên mặt nước ?

Câu 11. Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực F = 6000N làm toa xe đi được 1000m.Tính công của lực kéo của đầu tàu?

Câu 12. Người ta thả một miếng gỗ có thể tích V = 120m nồi trong nước. Biết rằng phần nổi của vật có thê tích V\(_1\)  = 40m\(^3\) và nước có trọng lượng riêng d = 10000 (N/m\(^3\)).

a) Hãy tính lực đẩy Ác-si-mét F\(_A\)  tác dụng lên vật.

b) Trọng lương của vật khi ở bên ngoài không khí là bao nhiêu ?

(Cho khối lượng riêng của gỗ D = 800kg/m\(^3\))

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

- Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Công thức: \(v_{tb}=\dfrac{s }{ t}\)

Câu 2.

a) đều ; b) nhanh dần; c) chậm dần

Câu 3. Vận tốc trung bình trên quãng đường từ A đến B: \(v_1  = 5,56\) m/s.

Vận tốc trung bình trên quãng đường từ B đến C: \(v_2   = 20,83\) m/s.

Vận tốc trung bình trên quãng đường từ c đến D: \(v_3 = 11,11\) m/s.

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường từ A đến D: \(v_{tb}  = 8,14\) m/s.

Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

+ Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực P của Trái Đất tác dụng vào vật với phản lực N của mặt bàn.

Câu 5.

a)  ………hút Trái Đất………….tăng........

b)  ……lực cản…………….giảm………..

Câu 6.

a/ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên từng đoạn:

+ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên đoạn thứ nhất dài 120m, hết thời gian 13 giây:

\({v_1} = \dfrac{{{S_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{120}}{{13}} = 9,2\,m/s\)

+ Vận tốc của bạn đó đi trên đoạn còn lại, dài: \(600-120 = 480\,m\), hết thời gian 180 giây.

\({v_2} = \dfrac{{{S_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{480}}{{180}} = 2,7\,m/s\)

b/ Tính vận tốc trung bình của bạn đó đi trên cả đoạn đường dài 600m:

\({v_{tb}} = \dfrac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{600}}{{13 + 180}} = 3,1\,m/s\)

Câu 7.

+ Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.

+ Đơn vị đo áp suất là N/m\(^2\).

+ Để tăng áp suất thì ta cần: Tăng áp lực, hoặc giảm diện tích bị ép.

Câu 8.

a) Thể tích, khối lượng và trọng lượng miếng gỗ là :

Thể tích miếng gỗ là:

\(V = 0,5.0,3.2 = 0,3\,m^3\)

Khối lượng miếng gỗ là:

\(m = D.V= 5000.0,3 = 1500 \,kg\)

Trọng lượng miếng gỗ là:

\(P = 10m = 10.1500 = 15000\,N\)

Trong 6 mặt của khối gỗ thì mặt \(S_1= 0,5 . 2 = 1 (m^2)\)  có diện tích lớn nhất. Vì vậy, nếu cho khối gỗ tựa trên mặt này thì áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và có giá trị: \(P_1 = 15000 : 1 = 15000 (N/m ).\)

b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi ta có

Thể tích miếng gỗ là :

\(V = 1. 0,6 . 4 = 2,4\,m^3\)

Khối lượng miếng gỗ là:

\(m =D.V = 5000.2,4 = 12.000\, kg\)

Trọng lượng miếng gỗ là:

\(P =10m = 10.12000 = 120.000\,N\)

Áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền có diện tích \(S_1 = 1.4 = 4\,m^2\)

Vì vậy \(p_1 = 120000 : 4 = 30000\,N/m^2\)

Vậy áp suất tăng lên gấp đôi.

Câu 9.

- Khi vật nhúng vào chất lỏng thì :

a) vật nổi khi : \(F_A > P\)

b) vật chìm khi : \(F_A < P\)

c) vật lơ lửng khi : \(F_A = P\)

Câu 10. a) Thể tích khối sắt là \(50.10^{ - 6}\, m^3\)

Vì vậy trọng lượng khối sắt là:

\(P = dVg = 7800.50.10^{ - 6} .10 = 3,9 (N)\)

b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt:

\(F = d’Vg = 1000. 50.10^{ - 6} .10 = 0,5 (N)\)

Do F < P nên vật bị chìm trong nước.

c) Để vật bắt đầu đi lên và nổi trên mặt nước thì: \(F’ > P\)

\(d’V’g > mg \Rightarrow V’ > \dfrac{{m'} }{ d}  = 390\,cm^3\)

Vậy, ta phải tăng thêm thể tích của vật mà vẫn giữ nguyên khối lượng tức là thể tích phần rỗng có giá trị: \(390 - 50 = 340 (cm^3)\) 

Câu 11.

Áp dụng công thức: \(A = F.S\)

Công của lực kéo đầu tàu là:

\(A_F  = F.S = 6000.1000 = 6000000\,(J)\)\(\; = 6000\,(kJ).\)

Câu 12. 

a/ Tính được lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

Ta có: \(F_A  = d.V\), gọi \(V_2\) là phần thể tích của vật bị chìm trong nước. Từ giả thiết ta có:

\(V_2 = V - V_1  = 120 - 40 = 80 (m^3)\) 

Suy ra \(F_A  = d.V_2  = 10000 . 80 = 800000 \,(N)\)

b/ Tính trọng lượng thực tế của vật khi ở ngoài không khí. Ta có mối quan hệ: \(P = 10.m \)

Mặt khác:

\(m = D.V = 800 . 120 = 96000\) (kg)

Vây \(P = 96 . 10^3 = 960000\; ( N)\)

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Cơ học môn Vật lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF