YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Trần Huy Liệu

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có tư liệu tham khảo, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến, Hoc247 đã biên soạn và gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Trần Huy Liệu. Tài liệu gồm các dạng bài tập khác nhau và kèm theo đáp án sẽ giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập tốt!

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI HK2 NĂM 2021 MÔN GDCD LỚP 6

TRƯỜNG THCS TRẦN HUY LIỆU

1. Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).         

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm).

   Câu 1: Biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là

         A. Biển báo nguy hiểm.                                  B. Biển báo cấm.

         C. Biển báo chỉ dẫn.                                        D. Biển báo hiệu lệnh.

   Câu 2: Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào năm nào?

         A. Năm 1988.                                                   B. Năm 1989.

         C. Năm 1990.                                                   D. Năm 1991.

   Câu 3: Trẻ em phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học trong độ tuổi

         A. Từ 6 đến 14 tuổi.                                        B. Từ 7 đến 14 tuổi.

         C. Từ 5 đến 13 tuổi.                                         D. Từ 6 đến 13 tuổi.

    Câu 4: Biển báo hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen là

          A. Biển chỉ dẫn.                                                B. Biển báo cấm.

          C. Biển báo nguy hiểm.                                    D. Biển báo hiệu lệnh.  

   Câu 5: Hành vi nào sau đây tôn trọng quyền trẻ em?

          A. Đánh đập trẻ em.                                           B. Không cho trẻ em đi học.

          C. Dụ dỗ trẻ em sử dụng ma tuý.                       D. Dạy học cho trẻ em khuyết tật.

    Câu 6: Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm nào?

          A. Năm 1990.                                                     B. Năm 1991.

         C. Năm 1992.                                                     D. Năm 1993.

Câu 7: Biển báo nào sau đây là biển báo hiệu lệnh?

       A. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.

       B. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.

       C. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.

       D. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.

   Câu 8: Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt Nam?

       A. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

       B. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

       C. Người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.

       D. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

   Câu 9: Công ước Liên hợp quốc quy định trẻ em được hưởng mấy nhóm quyền?

       A. 3 nhóm.                 B. 4 nhóm.                  C. 5 nhóm.                D. 6 nhóm.   

   Câu 10: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?

         A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.             B. Tổ chức trại hè cho trẻ em.

         C. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em.                  D. Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0đ )

Câu 11:( 2đ) Công dân có những quyền và  nghĩa vụ gì trong học tập?

Câu 12:(1,5đ)Là học sinh, em cần phải làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình? Câu 13: (1,5 điểm) Cho tình huống sau: An và Nam học chung một lớp. Do nghi ngờ Nam nói xấu mình, An đã chửi Nam và rủ bạn đánh Nam.

          a) An đã vi phạm quyền gì của công dân?

          b) Nam có thể có những cách ứng xử nào cho phù hợp? (Nêu 2 cách )

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).          

Câu

Đáp án

1

B

2

C

3

A

4

C

5

D

6

B

7

C

8

A

9

B

10

A

II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm ).

Câu 11: ( 2 đ )

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a) Quyền:

- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học đến trung học, đại học, sau đại học.

- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.

b. Nghĩa vụ học tập:

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

Câu 12: ( 1,5đ ) Học sinh cần nêu được:

- HS ý thức được quyền trẻ em của mình, có đầy đủ 4 nhóm quyền, quan tâm đến việc bảo vệ bản thân, không để bị người khác xâm phạm; nếu bị xâm phạm thì quyết tâm bảo vệ quyền của mình.

- Có ý thức bảo vệ, không xâm phạm quyền của người khác, phê phán những hành vi xâm phạm quyền trẻ em

Câu 13: (1.5 điểm)

- An đã vi phạm quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Tỏ thái độ phản đối và báo cho thầy cô để nhờ sự giúp đỡ.

- Tỏ thái độ phản đối và báo cho bố mẹ biết để nhờ sự giúp đỡ.      

2. Đề số 2

I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

( Khoanh  tròn đáp án đúng, mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

A. Nơi sinh sống         C. Ngôn ngữ

B. Trang  phục                        D. Quốc tịch

Câu 2: Công  dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

B. Những người nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam

C. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam

D. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở bất kỳ nước nào.

Câu 3: Trong những biểu hiện dưới đây biểu hiện nào thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của  học sinh:

A. Chăm chú vào học tâp, ngoài ra không động vào việc gì khác.

B. Chỉ chăm chú vào học một số môn mà mình thích.

C. Chỉ học ở trên trường mag không cần học ở nhà và hỏi các bài tập khó

D. Ngoài giờ  học ở trường cần phải có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui choi giải trí, rèn luyện thân thể.

Câu 4: Nếu tình cờ em  nhặt được thư của người khác thì em sẽ làm gì?

A. Bóc thư ra xem rồi xé hoặc đốt đi.

B. Không mở thư, tìm cách trả lại cho người nhận

C. Mở thư ra xem rồi dán lại như cũ để trả lại người nhận

D. Để nguyên thư đó không động đến

Câu 5:  Nối cột A với cột B sao cho đúng

  A

Nối ý

B

1. Biển báo cấm

1......

A. Hình tam giác đều, viền đỏ, nềm màu vàng, hình màu đen thể hiện điều nguy hiểm

2. Biển báo nguy hiểm

2...........

B. Hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng hình bên trong màu đỏ hoặc đen thể hiện điều cấm

3. Biển hiệu lệnh

3.........

C. Hình tam giác, hình vuông, hình tròn nền màu  xanh hình ký hiệu trong màu trắng thể hiện hướng đi hoặc điểm đến.

4. Biển chỉ dẫn

4..........

D. Hinh tròn, nền màu xanh lam, ình vẽ màu trắng thể hiện điều phải thi hành

5. Biển quảng cáo

 

Câu 6. Điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung  sau:

- Quyền được (1)...............................và bí mật điện thoại điện tín của công dân có nghĩa là (2)............................ được chiếm đoạt hoặc (3)..................................thư tín điện tín của người khác, không được (4)..........................................................

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 7 ( 2 điểm) Pháp luật nước cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam quy định như thế nào về quyền bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân ?

Câu 8 (2 điểm) Em hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì? Mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ quyền bất khả xâm  phạm về chỗ ở?

Câu 9 (2 điểm) Tình huống:

         Tuấn và hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình Tuấn đã chửi và rủ anh trai mình đánh Hải.

Hỏi:

- Theo em Tuấn có vi phạm về quyền bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân không?

- Trong trường hợp đó Hải có thể xử lí như thế nào?

Câu 10 (1 điểm) Là công dân của nước Việt Nam bản thân em thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

C

D

B

Câu 5

1 - B

2 - A

3 - D

4 - C

Câu 6

1. Bảo đảm an toàn

2. Không ai

3. Tự ý mở

4. Nghe trộm điện thoại

Câu

Đáp án

 

 

 

 

7

Pháp luật quy định:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải tuân theo đúng quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng , sức khỏe, danh dự  và nhân phẩm của người khác.

- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng,  thân thể, sức khỏe danh dự và nhân phẩm của người khác đề bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc

 

 

8

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng về chỗ ở không ai được tự ý vào chỗ ở người khác nếu không được người khác đống ý. Trừ trường hợp pháp luật cho phép.

- Mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời biết bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở người khác.

 

 

 

9

 - Tuấn có vi phạm về quyền bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Trong trường hợp trên hải có thể:

+ Giải thích cho tuấn biết rằng Hải không nói xấu Tuấn

+ Phản đối hành động và việc  làm của Tuấn.

+ Nhờ sự can thiệp của những người lớn xung quanh

+ Báo cho bố mẹ Tuấn để bố mẹ tuấn nhắc nhở tuấn

- ( hoặc) Học sinh giải quyết theo ý kiến riêng

10

Học sinh liên hệ bản thân

3. Đề số 3

I. TRẮC NGHIỆM ( 4Đ)

Hãy chọn ý đúng nhất

Câu 1 : Công ước liên hợp quốc ra đời vào năm ?

a. Năm 1999                                       

b. Năm 1989

c. Năm 1990                                       

d. Năm 1898

Câu 2 : Việt Nam gia nhập vào Công ước liên hợp quốc năm nào?

a. Năm 1999                                       

b. Năm 1989

c.   Năm 1990                                     

d.  Năm 1898

Câu 3: Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới gia nhập vào Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ?

a. Thứ 2                                                          

b. Thứ 3          

c. Thứ 1          

d. Thứ 4

Câu 4 : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa gì ?

a. Thể hiện quyền và bổn phận của mình

b.  Tôn trọng và quan tâm đến trẻ em vì tương lai của đất nước

c.  Thể hiện trách nhiệm của công dân

d.  Thể hiện trách nhiệm của mọi người dân

Câu 5: Công dân Việt Nam là :

a. Những người cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

b.  Là người có quốc tịch Việt Nam

c.  Người Việt nam đã nhập quốc tịch nước ngoài

d.  Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên

Câu 6: Được học tập,vui chơi giải trí thuộc nhóm quyền?

a.Quyền sống còn                              

b.Quyền bảo vệ          

c. Quyền phát triển

d.Quyền tham gia

Câu 7: Được sống và đáp ứng nhu cầu tồn tại thuộc nhóm quyền?

a.Quyền sống còn                              

b.Quyền bảo vệ

c. Quyền phát triển

d.Quyền tham gia

Câu 8 : Xác định công dân nước Việt Nam  là  ?      

a. Người Việt Nam bỏ quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch nước ngoài .

b. Người nước ngoài sang Việt Nam làm việc

c.  Người có quốc tịch Việt Nam

d.  Cha quốc tịch Việt Nam, mẹ có quốc tịch Mĩ, con sinh ra có quốc tịch Việt Nam

Câu 9: Hành vi xâm hại quyền trẻ em :

a. Tiêm ngừa bảo vệ sức khỏe của trẻ em

b. Đưa trẻ đến trường khi đến tuổi đi học

c. Khai sinh cho trẻ đúng qui định

d.  Bắt trẻ em lao động quá sức

Câu 10: Đối tượng không phải là công dân Việt Nam là :

a. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù.

b. Người Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn.

c.  Người Việt nam đã nhập quốc tịch nước ngoài.

d.  Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên .

Câu 11 : Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm ?

a. Tín hiệu đèn, biển báo

b. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn

c. Tường bảo vệ, hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông

d. Tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, tường bảo vệ, hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông

Câu 12 : Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cần:

a.Sửa chữa, làm đường

b. Hạn chế lưu thông

c.Tăng cường xử phạt

d.Tuyệt đối chấp hành luật giao thông

Câu 13 : Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen là biển báo:

a. Hiệu lệnh

b.  Cấm

c.  Chỉ dẫn

d. Nguy hiểm

Câu 14 : Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng là biển báo:

a.  Hiệu lệnh

b.  Cấm

c.  Chỉ dẫn

d.  Nguy hiểm

Câu 15:  Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ chiếc xe đạp màu đen là biển báo:

a. Xe đạp được phép đi

b. Xe đạp chú ý nguy hiểm

c.  Cấm đi xe đạp

d. Chỉ dẫn làn đi cho xe đạp

Câu 16: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình người đang đi bộ màu trắng là biển báo:

a.  Đường dành cho người đi bộ

b.  Người đi bộ không được phép đi

c.  Nguy hiểm cho người đi bộ

d.  Chỉ dẫn cho người đi bộ

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1 : Hiện nay ở nước ta tình hình tai nạn giao thông diễn ra nghiêm trọng và rất thương tâm. Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta cần phải làm gì ?Hãy mô tả biển báo cấm đi xe đạp và biển báo nguy hiểm sắp đến trường học. ( 2,5 đ)

Câu 2 : Công dân có quyền học tập như thế nào? Tại sao chúng ta phải học tập ? Hãy cho biết bậc học nào bắt buộc hoàn thành?  ( 3,5 đ )

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM ( 4đ) Mỗi ý đúng đạt 0.25 đ

1b  , 2 c   ,  3a  ,  4b   ,  5b  ,  6c  ,  7a,   8c   , 9d ,  10 c

11d   , 12 d ,   13b  ,  14 a , 15 c ,  16a

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1: ( 2,5 đ)

*Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta cần phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông ( 0,5 đ )  : hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông, tính hiệu đèn,biển báo, ( 0,5 đ )  vạch kẻ đường, cọc tiêu rào chắn, tường bảo vệ . ( 0,5 đ )

- Mô tả biển báo cấm đi xe đạp : có dạng hình tròn , viền đỏ, ( 0,25 đ ) nền trắng, kí hiệu hình vẽ  chiếc xe đạp màu đen . ( 0,25 đ )

- Mô tả biển báo nguy hiểm  sắp đến trường học : hình tam giác đều, viền đỏ, ( 0,25 đ )  nền vàng, kí hiệu hình vẽ  em bé đang đi học màu đen ( 0,25 đ )

Câu 2 : ( 3,5 đ )

* Học tập là quyền của công dân được  thể hiện  mỗi công dân có  quyền học không hạn chế ( 0,5 đ ), học bằng nhiều hình thức ( 0,5 đ ) và có thể học suốt đời . ( 0,5 đ )

*Việc  học tập đối với mỗi chúng  ta là vô cùng quan trọng    ( 0,5 đ ).Có học tập mới có kiến thức , có hiểu biết  ( 0,5 đ ) , được phát triển toàn diện , trở thành người có ích cho gia đình và xã hội . ( 0,5 đ )

* Bậc học nào bắt buộc hoàn thành  là bậc tiểu học . ( 0,5 đ )

4. Đề số 4

I. TRẮC NGHIỆM ( 4Đ)

Hãy chọn ý đúng nhất

Câu 1: Học tập giúp chúng ta:

a. Có kiến thức , hiểu biết                  

b. Hiểu biết, phát triển

c. Phát triển toàn diện, giúp ích cho mình     

d. Có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Câu 2: Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục Việt Nam là:

a. Mầm non                                        

b. Tiểu học     

c. Trung học phổ thông

d. Đại học

Câu 3:Gia đình có trách nhiệm đối với việc học của con em mình là :

a. Cho con đi học

b. Nuôi dưỡng trẻ em

c. Tạo điều kiện để các em sống

d. Tạo điều kiện cho trẻ em hoàn thành nghĩa vụ học tập

Câu 4: Thực hiện công bằng giáo dục, miễn học phí cho học sinh tiểu học là trách nhiệm của:

a.  Nhà nước                                      

b.  Nhà trường            

c.   Gia đình                            

d.   Cơ quan giáo dục

Câu 5. Quyền học tập của công dân thể hiện :

a. Học không hạn chế , học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp

b. Học từ  bậc mầm non đến sau đại học

c. Học bằng nhiều hình thức, và học suốt đời                                               

d.  Học không hạn chế , học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp, học bằng nhiều hình thức, và học suốt đời

Câu 6:Câu ca dao “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” nói về điều gì

a. Quyền của công dân

b.  Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

c.  Gia đình chăm lo việc học của trẻ em

d.  Nhà trường tạo điều kiện cho người học

Câu 7: Khi có người lạ đến địa phương cư trú xin giấy gì ở địa phương

a. Tạm vắng                                       

b. Cấp hộ khẩu

c.   Tạm trú                            

d.   Tạm đến

Câu 8: Khi rời khỏi địa phương đi làm ăn xa xin giấy gì ở địa phương

a.  Tạm vắng                                      

b. Cấp hộ khẩu

c. Tạm trú                              

d. Tạm đến

Câu 9: Trẻ em Việt nam có những nhóm quyền :

a. Quyền sống còn, quyền bảo vệ

b. Quyền phát triển , quyền tham gia

c.  Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia

c. Quyền bảo vệ, quyền tham gia

Câu 10:Tổ chức tiêm ngừa cho trẻ em là thể hiện nhóm quyền?

a.  Quyền sống còn

b.  Quyền bảo vệ

c.  Quyền phát triển

d.  Quyền tham gia

Câu 11: Công ước Liên Hợp Quốc chia làm mấy nhóm quyền?

a. 2                                                     

b. 3

c. 4

d. 5

Câu 12: Được sống và đáp ứng nhu cầu tồn tại thuộc nhóm quyền?

a.Quyền sống còn                              

b.Quyền bảo vệ

c. Quyền phát triển

d.Quyền tham gia

Câu 13: Học tập giúp chúng ta:

a. Có kiến thức , hiểu biết                  

b. Hiểu biết, phát triển

c. Phát triển toàn diện, giúp ích cho mình     

d.  Có kiến thức , hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Câu 14: Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục Việt Nam là:

a. Mầm non                                        

b. Trung học phổ thông

c.  Tiểu học                                        

d.  Đại học

Câu 15: Được học tập,vui chơi giải trí thuộc nhóm quyền?

a.Quyền sống còn                              

b.Quyền bảo vệ          

c. Quyền phát triển

d.Quyền tham gia

Câu 16: Thực hiện công bằng giáo dục, miễn học phí cho học sinh tiểu học là trách nhiệm của:

a.  Nhà nước                          

b.  Gia đình

c.  Nhà trường                                                

d.  Cơ quan giáo dục

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? Việt Nam gia nhập vào công ước Liên hợp quốc năm nào và là nước thứ mấy tham  gia công ước này? ( 2 đ )

Câu 2 : Công dân là gì ? Quốc tịch để làm gì ? Hãy cho biết như thế nào được gọi là người Mỹ gốc Việt hay còn gọi là Việt Kiều Mỹ ( 2 đ )

Câu 3 : ( 2 đ )

 Khi có người lạ đến địa phương cư trú, trưởng ấp bảo phải đến chính quyền khai báo, xin phép cư trú . Vậy theo em cần đi đến đâu để xin phép và xin phép gì ?

Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được hiểu như thế nào?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM ( 4Đ)

1d  , 2 b   ,  3d  ,  4a   ,  5d  ,  6b  ,  7c,   8a   , 9c ,  10 d 

11c   , 12 a ,   13d  ,  14 c , 15 c ,  16a

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1 : ( 2 đ )

*Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm  1989  ( 0,5 đ ) . Việt Nam gia nhập vào công ước Liên hợp quốc năm 1990  ( 0,5 đ ) là nước thứ hai trên thế giới (0,25 đ ) và là nước đầu tiên ở Châu Á  tham  gia công ước này ( 0,25 đ )

Câu 2 : ( 2 đ )

Công dân là người dân của một nước( 0,25 đ ).

Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước ( 0,25 đ ).

 Công dân Việt Nam có quốc tịch Việt Nam . ( 0,25 đ ).

*Người Mỹ gốc Việt hay còn gọi là Việt Kiều Mỹ là người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam  ( 0,5 đ ).   sang Mỹ làm ăn sinh sống bỏ quốc tịch Việt Nam( 0,5 đ ). nhập quốc tịch Mỹ . ( 0,25 đ ).

Câu 3 : ( 2 đ )

* Phải đến  Ủy ban nhân dân xã   (0,25 đ)  đăng ký tạm trú (0,25 đ)

* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được hiểu là công dân được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở ( 0,5 đ ). Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý , (0,5 đ)    trừ trường hợp pháp luật cho phép . ( 0,5 đ )

5. Đề số 5

A. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm)

 I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (3 điểm)

Câu 1. Khẳng định nào sau đây là không đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?    

a. Trong mọi trường hợp, không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.

b. Việc bắt giam giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

c. Người vi phạm pháp luật có thể bị bắt giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d. Công an bao giờ cũng có quyền bắt người.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam.

b. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

c. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

d. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.

Câu 3. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

a. Nhặt được thư rơi và báo cho người mất biết.

b. Anh, chị nghe lén điện thoại của em.

c. Cầm giúp thư cho bạn.

d. Thấy bạn đang mở e-mail, em liền đi chỗ khác.

Câu 4. Theo quy định của pháp luật nước ta, độ tuổi nào có nghĩa vụ hoàn thành bậc Giáo dục Tiểu học.

a. Từ 6 – 11 tuổi                     b. Từ 6 – 12 tuổi         c. Từ 6 – 13 tuổi         d. Từ 6 – 14 tuổi

Câu 5: Biển báo có “hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen” là biển báo:

a. Biển báo cấm          b. Biển báo nguy hiểm            c. Biển báo hiệu lệnh 

Câu 6: Biển báo có “hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen” là biển báo:

 a. Biển báo cấm         b. Biển báo nguy hiểm            c. Biển báo hiệu lệnh

II. Hãy nối những ý sau với quyền tương ứng sao cho phù hợp. (2 điểm)

Biểu hiện

Nối

Quyền tương ứng

1. Không ai được phép khám chỗ ở của người khác

1 - ....

a. Quyền học tập

2. Thư của người thân nhất cũng không được tự ý mở ra xem

2 - ....

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, sức khỏe.

3. Không ai được xúc phạm, đánh nhau với người khác.

3 - ....

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

4. Công dân được học dưới nhiều hình thức

4 - ....

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

B. TỰ LUẬN. (5 điểm)

Câu 1. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Cho ví dụ về hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. (2 điểm) 

Câu 2. Những hành vi nào bị coi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? (1 điểm)

Câu 3. Xử lí tình huống. (2 điểm)

Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau:

   - Em nhặt được thư của bạn cùng lớp.

   - Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở của mình.

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm)

I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (Đúng mỗi câu đạt 0.5 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

d

c

b

d

a

b

II. Nối ý cho phù hợp. (Đúng mỗi ý được 0.5 điểm)

1 – c                2 – d                            3 – b                            4 – a

B. TỰ LUẬN. (5 điểm)

Câu

Nội dung cần nêu

Câu 1

(2.0 điểm)

 

* Công dân được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.

* Ví dụ: xem trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác...

Câu 2

(1.0 điểm)

* Các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

- Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà hoặc pháp luật cho phép.

Câu 3

(2.0 điểm)

 

- Em nhặt được thư của bạn cùng lớp: không mở ra xem và tìm cách trả lại người nhận.

- Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở của mình: phải tỏ thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của người lớn và cơ quan chức năng.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Trần Huy Liệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF