YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Cù Chính Lan

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Cù Chính Lan do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập khác nhau, tổng hợp các kiến thức đã học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

BỘ 5 ĐỀ THI HK2 NĂM 2021 MÔN GDCD LỚP 6

TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN

1. Đề số 1

I. Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Ghi lại chữ cái viết hoa đầu câu trả lời mà em cho là đúng

Câu 1: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

A. Công an.

      B. Viện Kiểm sát.

 C. Những người mà pháp luật cho phép.

      D. Bất kỳ người nào.

Câu 2: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào?

  A. Biển báo cấm                                                              B. Biển hiệu lệnh                                                

  C. Biển báo nguy hiểm                                                    D. Biển chỉ dẫn.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  1. Bắt và giam giữ hai người cãi nhau ngoài đường.
  2. Thuê côn đồ chặn đường đánh ghen.
  3. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
  4. Gọi chị đến đánh bạn cùng lớp do nghi ngờ bạn lấy trộm tiền.

Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?

A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học.       B. Giàu hay nghèo đều được đi học.

C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học.                                   D. Trẻ em lang thang không được đi học.

Câu 5: Hành vi xem trộm điện thoại đã vi phạm quyền nào trong những quyền sau?

A. Quyền được học tập của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định tại điều mấy Hiến pháp 2013?

A. Điều 22                                                      B. Điều 21

C. Điều 20                                                       D. Điều 23

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 7 (3 điểm):

a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

b) Là học sinh em hãy kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ?

Câu 8 (2 điểm):

a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?

b) Em hãy kể một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển?

III. Bài tập tình huống (2 điểm)

Câu 9: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà Nam rất khó khăn, sau Nam còn có hai em sinh đôi. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và chăm sóc em.

a) Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?

b) Em và các bạn trong lớp sẽ làm gì để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm:

1 B

2 B

3 C

4 B

5D

6 A

II. Phần tự luận:

Câu 7 (3 đ)

a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội (2 điểm):

- Giữ an toàn cho bản thân, yên tâm cho gia đình và người thân. Tránh được việc phải nộp phạt những hành vi vi phạm giao thông không đáng có.

- Giúp giao thông được thông thoáng, tránh ắc tắc, đi lại thuận lợi. Góp phần tạo nên văn hóa giao thông lành mạnh và văn minh.

b)  HS kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông (1 điểm)

Câu 8:

a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy 4 nhóm quyền, đó là những nhóm quyền sau: quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển toàn diện, quyền tham gia. (1 điểm)

b) HS kể đúng một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển (1đ)

Phần III. Bài tập tình huống.

Câu 9:

a) Một số biện pháp có thể áp dụng (1 điểm)

- Sắp xếp một thời gian biểu hợp lí để vừa học được vừa giúp bố trông em và làm việc nhà.

- Bàn với bố nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của họ hàng người thân

- Trình bày với cô giáo chủ nhiệm để cô cùng các bạn trong lớp, ban phụ huynh lớp,  nhà trường hiểu rõ hoàn cảnh để có biện pháp giúp đỡ chia sẻ: giảm học phí, trao học bổng vượt khó, hỗ trợ sách vở...

b) Em và các bạn trong lớp có thể để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học bằng cách: (1 điểm)

- Động viên khích lệ bạn vượt qua khó khăn.

- Quyên góp ủng hộ bạn sách vở, đồ dùng học tập.

- Đến chơi nhà thăm bố ốm, chơi với em, đưa đón em giúp bạn.

- Tìm kiếm sự ủng hộ của những nhà tài trợ hảo tâm để giúp đỡ gia đình bạn.

2. Đề số 2

Câu 1:  Pháp luật quy định như thế  nào về quyền và nghĩa vụ học tập?  (2đ)

Câu  2: Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật…và trẻ em lang thang, cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền nghĩa vụ học tập như thế nào?   (2đ)

Câu 3:  Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi như thế nào là  vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ? (2đ)

Câu 4: Em sẽ làm gì khi nhặt được thư của người khác?  (1đ)

Câu 5: An và Đức học cùng lớp, ngồi cạnh nhau. Một hôm, Đức bị mất một chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi không thấy, Đúc đổ tội cho An lấy cắp. An và Đức to tiếng, An đã xông vào đánh Đức chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời hai bạn lên văn phòng.

a. Em hãy nhận xét cách ứng xử của hai bạn?

b. Nếu là một trong hai bạn thì em sẽ ứng xử như thế nào?

c. Nếu là bạn cùng với An và Đức thì em sẽ làm gì?    (3đ)

ĐÁP ÁN

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ học tâp:             

 a.Quyền học tập:  (1đ)

- Học không hạn chế

- Học bằng nhiều hình thức.

 b.Nghĩa vụ học tập: (1đ)

- Hoàn thành bậc giáo dục theo quy định.

- Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

Câu 2:

- Những trẻ  em khuyết tật và lang thang cơ nhỡ cũng có quyền và nghĩa vụ học tập. (0.5đ)

- Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập: (1.5đ)

+ Trẻ em khuyết tật  có thể học ở những trường giành riêng cho họ như trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, trường cho trẻ câm điếc…

+ Với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thể học ở trung tâm vừa học vừa làm, học ở lớp học tình thương…

Câu 3:

- Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:   (1đ)

Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người  khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp nhà nước cho phép.

 - Những hành vi vi phạm: Tự ý vào chỗ ở của người khác, khám xét nhà của người khác khi không được pháp luật cho phép.                                                            (1đ)

Câu 4: Khi nhặt được thư của người khác không được mở ra xem mà tìm cách trả lại cho người nhận.                                                                                                         (1đ)

Câu 5:  

a. Cả hai bạn đều sai. Đức sai, vì chưa có chứng cứ mà đã khẳng định là An ăn cắp, như vậy là Đức đã xâm hại đến danh dự và nhân phẩm của An. Còn An cũng sai vì không khéo léo giải quyết mà đã đánh Đức, như vậy là An đã xâm hại đến thân thể và sức khỏe của Đức.                                                                        (1đ)

 b.Nếu em là Đức thì em sẽ nhẹ nhàng hỏi bạn chứ không vội vàng đổ lỗi cho bạn. Còn nếu em là An thì em sẽ bình tĩnh nói cho bạn rõ và không nên đánh bạn. (1đ)

 c.Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ can ngăn hai bạn từ đầu, cùng Đức tìm bút, báo cho cô giáo biết…                                                                                         (1đ)

3. Đề số 3

A. Trắc nghiệm (5 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Bản công ước liên hợp quốc ghi nhận mấy nhóm quyền trẻ em?

 A. 2 nhóm          B. 3 nhóm                C. 4 nhóm        D. 5 nhóm      

Câu 2:  Dòng nào nêu đúng và đầy đủ về khái niệm: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A. là người nói tiếng Việt.                          

B. là người sinh sống tại Việt Nam  

C. là người có quốc tịch Việt Nam.            

D. là người dân nước Việt Nam.

Câu 3:  Biển báo có hình tròn, nền màu trắng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện ?           

A. Biển báo cấm  

B. Biển báo nguy hiểm  

C. Biển hiệu lệnh       

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 4: Để xác định công dân của một nước người ta căn cứ vào đâu?

A. Ngôn ngữ.          

B. Địa bàn sinh sống.                

C. Phong tục              

D. Quốc tịch    

Câu 5:  Biển báo có hình tam giác dều, nền màu vàng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện ?           

A. Biển báo cấm  

B. Biển báo nguy hiểm  

C. Biển hiệu lệnh       

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 6: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Đi xe đạp trên phần đường dành cho xe gắn máy

B. Dừng xe giữa đường để nghe điện thoại

C. Chơi đùa trên đường ray xe lửa.

D. Đi xe đạp không kéo, đẩy xe khác.

Câu 7:  Trường hợp nào không là công dân Việt Nam :

A. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài

B. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài

C. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam

D. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Câu 8 : Theo em những giá trị nào sau đây là đáng quý giá nhất của con người ?

A. Tiền bạc mặt mày sáng sủa.

B. Sắc đẹp, danh dự, nhà lớn.

C. Sức khỏe, danh dự, tính mạng, thân thể, nhân phẩm.

D. Tính mạng, tiền bạc, xe hơi, biệt thự.

Câu 9 : Trong trường hợp bị xâm hại thân thể, danh dự, em sẽ làm gì?

A. Mắng chửi người đã xâm hại mình.

B. Im lặng chấp nhận và tìm cách tránh mặt người đã xâm hại mình.

C. Báo cho cha mẹ, thầy cô biết để được giúp đỡ.

D. Rủ bạn bè đến đe doạ trả thù.

Câu 10: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm...” là nội dung Hiến pháp quy định tại”

A. Điều 22

B. Điều 23

B. Điều 24

B. Điều 25

B. TỰ LUẬN ( 5 điểm )

Câu 1: (1 điểm) Vì sao việc học tập có tầm quan trọng nhất đối với mỗi người ?

Câu 2:( 1.5 đ) Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chổ ở ? Nêu 2 hành vi vi phạm pháp luật về chổ ở của người  khác ?

Câu 3: (2.5 điểm)

Cho tình huống sau: Tâm năm nay mười 10 tuổi. Một hôm đi sinh nhật bạn, Tâm đã mượn chiếc xe máy của mẹ để chở hai bạn cùng đi. Vì muộn nên cả ba bạn không kịp đội mũ bảo hiểm, đi xe phóng nhanh.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Tâm?

b. Theo em, Tâm đã mắc phải những lỗi gì khi đi đường?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

A

D

B

D

A

C

C

A

II. Tự luận

Câu 1

- Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

- Có học tập chúng ta mới hiểu biết, có kiến thức, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Câu 2

Nội dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mội người tôn trọng chỗ ở

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

Học sinh nêu 2 hành vi:

-Khám xét nhà trái phép;

-Tự ý vào nhà của người khác

Câu 3

a. Việc làm của Tâm sai.

b. Những lỗi Tâm mắc phải:

- Đi xe mô tô chưa đủ tuổi.

- Đi xe không đội mũ bảo hiểm.

- Đi xe mô tô chở 3 quá người quy định.

- Đi xe mô tô quá tốc độ.

4. Đề số 4

I. Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Ghi lại chữ cái viết hoa đầu câu trả lời mà em cho là đúng

Câu 1: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

A. Công an.

B. Viện Kiểm sát.

C. Những người mà pháp luật cho phép.

D. Bất kỳ người nào.

Câu 2: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào?

A. Biển báo cấm

B. Biển hiệu lệnh

C. Biển báo nguy hiểm

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Bắt và giam giữ hai người cãi nhau ngoài đường.

B. Thuê côn đồ chặn đường đánh ghen.

C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.

D. Gọi chị đến đánh bạn cùng lớp do nghi ngờ bạn lấy trộm tiền.

Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?

A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học.

B. Giàu hay nghèo đều được đi học.

C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học.

D. Trẻ em lang thang không được đi học.

Câu 5: Hành vi xem trộm điện thoại đã vi phạm quyền nào trong những quyền sau?

A. Quyền được học tập của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định tại điều mấy Hiến pháp 2013?

A. Điều 22

B. Điều 21

C. Điều 20

D. Điều 23

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 7 (3 điểm):

a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

b) Là học sinh em hãy kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ?

Câu 8 (2 điểm):

a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?

b) Em hãy kể một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển?

III. Bài tập tình huống (2 điểm)

Câu 9: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà Nam rất khó khăn, sau Nam còn có hai em sinh đôi. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và chăm sóc em.

a) Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?

b) Em và các bạn trong lớp sẽ làm gì để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm:

1. B

2. B

3. C

4. B

5. D

6. A

II. Phần tự luận:

Câu 7 (3 đ)

a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội (2 điểm):

- Giữ an toàn cho bản thân, yên tâm cho gia đình và người thân. Tránh được việc phải nộp phạt những hành vi vi phạm giao thông không đáng có.

- Giúp giao thông được thông thoáng, tránh ắc tắc, đi lại thuận lợi. Góp phần tạo nên văn hóa giao thông lành mạnh và văn minh.

b) HS kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông (1 điểm)

Câu 8:

a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy 4 nhóm quyền, đó là những nhóm quyền sau: quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển toàn diện, quyền tham gia. (1 điểm)

b) HS kể đúng một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển (1đ)

Phần III. Bài tập tình huống.

Câu 9:

a) Một số biện pháp có thể áp dụng (1 điểm)

- Sắp xếp một thời gian biểu hợp lí để vừa học được vừa giúp bố trông em và làm việc nhà.

- Bàn với bố nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của họ hàng người thân

- Trình bày với cô giáo chủ nhiệm để cô cùng các bạn trong lớp, ban phụ huynh lớp, nhà trường hiểu rõ hoàn cảnh để có biện pháp giúp đỡ chia sẻ: giảm học phí, trao học bổng vượt khó, hỗ trợ sách vở...

b) Em và các bạn trong lớp có thể để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học bằng cách: (1 điểm)

- Động viên khích lệ bạn vượt qua khó khăn.

- Quyên góp ủng hộ bạn sách vở, đồ dùng học tập.

- Đến chơi nhà thăm bố ốm, chơi với em, đưa đón em giúp bạn.

- Tìm kiếm sự ủng hộ của những nhà tài trợ hảo tâm để giúp đỡ gia đình bạn.

5. Đề số 5

1. Trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em?

A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy

C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái

D. Đánh đập trẻ em.

Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?

A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.

B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

C. Lễ phép với thầy cô giáo

D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.

Câu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?

“Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”

A. Bổn phận của ông bà

B. Bổn phận của cha mẹ

C. Bổn phận của anh chị em

D. Bổn phận của con cháu

Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu.

B. Ý thức của người tham gia giao thông.

C. Pháp luật chưa nghiêm.

D. Phương tiện giao thông nhiều.

Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm .

B. Đi xe đạp trên hè phố.

C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay.

D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường .

Câu 6: Việc làm nào dưới đây ngăn cản chúng ta sống chan hòa với mọi người?

A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác.

B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo.

C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình.

D. Chân thành với mọi người xung quanh.

Câu 7: Theo em, những việc làm nào dưới đây của Nga là sống chan hòa với mọi người?

A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết.

B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.

C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.

D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.

Câu 8. Nối cột A với cột B cho phù hợp:

A

Nối

B

1. Người đi bộ.

 

a. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ đen.

2. Biển báo nguy hiểm.

 

b. Đi sát mép đường.

3. Biển hiệu lệnh.

 

c. Không lạng lách, đánh võng.

4. Người đi xe đạp.

 

d. Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ trắng.

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em và giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn?

Câu 2: ( 2 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền .

Câu 3: ( 2 điểm) Em có nhận xét gì về việc tham gia giao thông của các bạn trong trường?

ĐÁP ÁN

1. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu: 0. 5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Trả lời

B

B

C

B

A

C

B

Câu 8: Nối cột A với cột B đúng: (0.5đ)

1 -b ;

2 - a ;

3 - d ;

4 - c

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (2 đ)

- Một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em : Nói dối, bị điểm kém, vi phạm nội quy trường lớp... (1 đ)

- Giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn: Tâm sự với bạn bè, nói chuyện với cha mẹ, chơi thể thao... (1 đ)

Câu 2: (2đ)

a. Nhóm quyền sống còn: (0.5đ)

- Là quyền được sông và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe...

b. Nhóm quyền bảo vệ: (0.5đ)

- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lọt và xâm hại...

c. Nhóm quyền phát triển: (0.5đ)

- Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

d. Nhóm quyền tham gia:(0.5đ)

- Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 3 (2.0 điểm)

Các bạn chưa có ý thức tham gia giao thông như đi xe dàn ra đường.....

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2021 môn GDCD lớp 6 Trường THCS Cù Chính Lan. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON