YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Trịnh Hoài Đức

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Trịnh Hoài Đức đã được Hoc247 biên soạn dưới đây. Tài liệu giới thiệu đến các em các dạng đề học kì 2 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. 

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRỊNH HOÀI ĐỨC

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc - hiểu văn bản. (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.

“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.”

  (Trích Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi, Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: (1 điểm) Các từ Cà Mau, Thái Lan, Năm Căn thuộc từ loại gì ?

Câu 2: (1 điểm) Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn trích trên?

Câu 3: (1 điểm) Cảnh Sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào?

Phần II: Viết văn bản. (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) 

Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) tả cảnh dòng sông quê em.

Câu 2: (5,0 điểm)

Miêu tả con vật nuôi mà em yêu quý

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc - hiểu văn bản. (3 điểm)

Câu 1:

- Các từ Cà Mau, Thái Lan, Năm Căn thuộc từ loại danh từ.

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự.

Câu 3:

- Cảnh Sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh mênh mông và hùng vĩ.

Phần II: Viết văn bản. (7 điểm)

Câu 1:

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề : tả cảnh dòng sông quê em.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Thực hiện tốt phương thức miêu tả. Có thể viết đoạn văn theo các ý sau: Quê em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông đưa nước về cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng, bóng trăng lồng vào nước, những hàng cây in bóng trên dòng sông. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Tác phẩm Sông nước Cà Mau do ai sáng tác?

A. Đoàn Giỏi

B. Tố Hữu

C. Trần Đăng Khoa

D. Nguyễn Duy

Câu 2. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích’

Nhảy trên đường vàng…”

(Lượm - Tố Hữu)

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 3. Đâu không phải là tâm trạng của người anh trong “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Thất vọng mặc cảm về bản thân.

B. Cảm phục tài năng của em gái.

C. Ngạc nhiên rồi hãnh diện trước tài năng của em.

D. Căm ghét em gái.

Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn?

A. Nó sững sừng như cái cột đình.

B. Tôi ra về không chút bận tâm.

C. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam

D. Cả ba phương án trên.

Câu 5. Cho đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng...”

(Ngữ Văn 6 - tập 2)

Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?

A. Mưa

B. Tre Việt Nam

C. Đêm nay bác không ngủ

D. Tiếng chổi tre

Câu 6. Trong câu văn: “Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc” (Sọ Dừa - Ngữ Văn 6, tập 1), từ nào là phó từ?

A. Ở

B. Với

C. Rất

D. Hạnh phúc

Câu 7. Một lá đơn không có mẫu quy định gồm các phần nào?

A. Phần mở đầu

B. Phần triển khai

C. Phần kết thúc

D. Cả ba phương án trên.

Câu 8. Đâu là các thành phần chính của câu?

A. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ

B. Chủ ngữ, vị ngữ

C. Trạng ngữ, chủ ngữ

D. Trạng ngữ, vị ngữ

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:

a.
“Sắp mưa

Sắp mưa

Những con mối

Bay ra

Mối trẻ

Bay cao

Mối già

Bay thấp…”

(Mưa - Trần Đăng Khoa, Ngữ Văn 6 tập 1)

b.

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng…”

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 2. Xác định thành phần chính của các câu sau:

a. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh

b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

Câu 3. Em hãy viết một bài văn tả khung cảnh mùa thu (trong đoạn văn có một sử dụng biện pháp tu từ so sánh).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)

1. A

2. B

3. D

4. D

5. C

6. C

7. D

8. B

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. ( 2 điểm).

a.  Nhân hóa: “Mối già, mối trẻ” (1 điểm)

b. Ẩn dụ hình thức: “cá song lấp lánh đuốc đen hồng” (1 điểm)

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Trong thời gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa...”

(Ngữ Văn 6, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?

A. Buổi học cuối cùng

B. Bức tranh của em gái tôi

C.  Bài học đường đời đầu tiên

D. Cô Tô

Câu 2. Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” được kể theo lời của ai?

A. Người anh trai

B. Người em gái

C. Người mẹ

D. Người bố

Câu 3. Chủ ngữ trong câu: “Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh” là gì?

A. Trong tranh

B. Một chú bé

C. Đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ

D. Nơi bầu trời trong xanh

Câu 4. Đoạn trích trên thuộc phần nào trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Người anh phát hiện ra tài năng của em gái.

B. Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.

C. Người anh nhận ra sai lầm và tấm lòng của người em gái.

D. Cả ba phương án trên

Câu 5. Nhận xét nào không đúng về nhân vật Kiều Phương - cô em gái?

A. Một cô bé có tình cảm trong sáng, nhân hậu.

B. Một cô bé có tài năng hội họa thiên phú.

C. Một người em gái hết mực thương yêu anh trai.

D. Một cô bé ích kỷ tự phụ vì mình có tài năng hội họa.

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. Chép chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Bài thơ trên do ai sáng tác?

Câu 2. Chữa lỗi sai trong các câu sau

a. Qua “Đêm nay Bác không ngủ” đã thể hiện tấm lòng yêu thương của Bác đối với bộ đội và nhân dân.

b. Cô ấy học sinh ưu tú của lớp tôi.

Câu 3. Em hãy tả lại khung cảnh một lễ hội ở quê em vào ngày Tết (trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (Mỗi câu được 0,4 điểm)

1. B

2. A

3. B

4. C

5. D

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Ai là tác giả của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?

A. Tố Hữu

B. Tô Hoài

C. Nguyễn Tuân

D. Trần Đăng Khoa

Câu 2. Đâu là dấu dùng để kết thúc một câu?

A. Dấu chấm

B. Dấu hỏi

C. Dấu chấm than

D. Cả ba phương án trên

Câu 3. Điểm giống nhau giữa hai văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”?

A. Đều tả khung cảnh vùng sông nước.

B. Đều miêu tả vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.

C. Đều miêu tả vùng sông nước ở miền Đồng Bằng Sông Cửu Long

D. Cả ba phương án trên

Câu 4. “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.”

Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 5. “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” được gọi là?

A. Văn bản nhật dụng

B. Truyện ngắn

C. Truyền thuyết

D. Tiểu thuyết

Câu 6. Trong câu : “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” đâu là vị ngữ?

A. Tre

B. Giữ làng, giữ nước

C. Giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín

D. Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín

Câu 7. Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Cô ấy là người đẹp nhất ở vùng này.

B. Cầu Long Biên đã trở thành chứng nhân lịch sử cho dân tộc Việt Nam

C. Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương.

D. Ông lão đánh cá cầu xin con cá vàng một tòa nhà đẹp

Câu 8. Sự vật nào không được nhắc đến trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa?

A. Cỏ gà

B. Ông trời

C. Cây mía

D. Con ong

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. Nêu ý nghĩa tư tưởng của truyện “Buổi học cuối cùng” của tác giả An-phông-xơ Đô đê

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc  mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi cứ tưởng thế là không ai dám ho he…”

(Ngữ Văn 6, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?

A. Bài học đường đời đầu tiên

B. Buổi học cuối cùng

C. Lao xao

D. Sông nước Cà Mau

Câu 2. Trong câu “Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả”  đâu là chủ ngữ?

A. Bởi vì quanh quẩn

B. Ai cũng

C. Ai

D. Quen thuộc mình cả

Câu 3. Đoạn văn trên là lời của ai?

A. Dế Choắt

B. Dế Mèn

C. Chị Cốc

D. Anh Bọ ngựa

Câu 4. Khi đọc đoạn văn trên, em thấy được nét tính cách nào của Dế Mèn ?

A. Hiền lành

B. Dũng cảm

C. Tốt bụng

D. Kiêu căng

Câu 5. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Trịnh Hoài Đức. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF