YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An

Tải về
 
NONE

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em học sinh lớp 6 hình dung được các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt cho kỳ thi học kì sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CTST

Thời gian làm bài : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Chọn các ý đúng nhất trong các câu sau

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?

A. Nấm là sinh vật nhân thực.

B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.

C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.

D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

Câu 2: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng

A. Hình túi

B. Hình tai mèo

C. Sợi nấm phân nhánh

D. Hình mũ

Câu 3: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?

A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.

B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.

C.Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.

D.Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.

Câu 4: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?

A. Cây dương xỉ

B. Cây chuối

C. Cây ngô

D. Cây lúa

Câu 5: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?

A. Tốc độ gió mạnh hơn

B. Nắng nhiều và gay gắt hơn

C. Độ ẩm thấp hơn

D. Nhiệt độ thấp hơn.

Câu 6: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Cá cóc bụng hoa

B. Cá ngựa

C. Cá sấu

D. Cá heo.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Có mấy dạng năng lượng? Kể tên, cho ví dụ?

Câu 2: Hệ mặt trời là gì? Ngôi sao nào gần trái đất nhất?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên.

- Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.

Câu 2:

Đ1: Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

Đ2: Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng. Quả bóng sẽ phồng lên.

Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nỡ ra làm phồng quả bóng

Quãng đường tàu đi được là: 0,25 + 1,5 = 1,75 (km)

Thời gian tàu ra khỏi hầm: 1,75 : 60 .60 = 1,75 phút

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6- CTST NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Lực ma sát xuất hiện ở:

A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.

B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.

C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật.

D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.

Câu 2. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N. Điều này có nghĩa

A. Trọng lượng của vật bằng 300g

B. Trọng lượng của vật bằng 400g

C. Trọng lượng của vật bằng 3N

D. Trọng lượng của vật bằng 4N

Câu 3. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Cô gái nâng cử tạ

B. Cầu thủ chuyền bóng

C. Nam châm hút quả bi sắt

D. Cả A và B

Câu 4. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:

A. trọng lượng

B. trọng lực

C. lực đẩy

D. lực nén

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng của lực?

A. Lực làm vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động

B. Lực làm vật đang chuyển động, bị dừng lại

C. Lực làm vật chuyển động nhanh lên

D. Cả ba phát biểu trên

Câu 6: Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một:

A. lực đẩy

B. lực nén

C. lực kéo

D. lực ép

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

A. Bệnh ung thư ở người                    B. Hiệu ứng nhà kính

C. Biến đổi khí hậu                            D. Tuyệt chủng động, thực vật

Câu 8: Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?

A. Mối                  B. Rận                  C. Ốc sên              D. Bọ chét

Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư                               C. Trồng cây gây rừng

B. Phá rừng làm nương rẫy                 D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 10: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh

B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh

C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp

D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

II. Tự luận

Câu 1: Kể tên các loại thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

Câu 2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo có gắn một quả nặng khối lượng 50g. Khi quả nặng nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 15cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1A

2C

3D

4B

5D

6C

7A

8A

9C

10D

II. Tự luận

Câu 1:

- Thực phẩm:

+ Thức ăn (thịt, cá, trứng, sữa…)

+ Lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn,…)

+ Các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua,….)

+ Các loại rau củ quả

- Đồ dùng:

+ Quần áo (lông cừu, lông dê…)

+ Giày, túi xách (da cá sấu, da rắn, da bò,…)

+ Bàn, ghế (cây gỗ như liim, đàn hương, trắc,…)

+ Giấy 

Câu 2:

- Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 50g là:        

15 – 12 = 3 cm

- Khi treo vật có khối lượng 50g thì lò xo dãn 3 cm.

    => Khi treo vật có khối lượng 100g thì lò xo dãn ? cm.

- Vì độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo vật có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra một đoạn là: (100x3)/50 = 6cm. 

Vậy chiều dài của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100g là: 12 + 6 = 18 (cm)

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6- CTST NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 03

Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Câu 2: Hãy mô tả sự thay đổi động năng và thế năng của viên bi khi viên bi chuyển động từ vị trí A tới vị trí B, từ vị trí B tới vị trí C. So sánh năng lượng của viên bi khi ở vị trí A và khi ở vị trí C.

Câu 3: Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

Câu 4: Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Khi treo quả cân có khối lượng 50g thì lò xo dãn một đoạn: 12 – 10 = 2 cm

- Khi treo quả cân có khối lượng 50g thì lò xo dãn 2 cm

    => Khi treo 2 quả cân có khối lượng 50 g thì lò xo dãn ? cm

Vì độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo 2 quả cân có khối lượng 50 g thì lò xo dãn ra một đoạn là: (50x2x2)/50 = 4cm

Chiều dài của lò xo khi treo 2 quả cân có khối lượng 50g là: 10 + 4 = 14(cm) 

Câu 2:

- Viên bi tại vị trí A có:

+ Viên bi bắt đầu chuyển động (v0 = 0) → động năng bằng 0.

+ Viên bi ở độ cao h1 → viên bi có thế năng.

- Viên bị tại vị trí B có

+ Viên bi chuyển động → viên bi có động năng.

+ Viên bi ở một đô cao nhỏ hơn độ cao tại vị trí A → viên bi tại B có thế năng nhỏ hơn thế năng tại A.

- Viên bi tại vị trí C có:

+ Viên bi dừng lại (v = 0) → động năng bằng 0.

+ Viên bi ở độ cao h2 cao hơn tại B, thấp hơn tại A → viên bi có thế năng nhỏ hơn thế năng tại A và lớn hơn thế năng tại B.

- Khi viên bi chuyển động từ vị trí A đến vị trí B thì viên bi có vận tốc tăng dần và có độ cao giảm dần → thế năng của viên bi giảm dần và động năng của viên bi tăng dần.

- Khi viên bi chuyển động từ vị trí B đến vị trí C thì viên bi có độ cao tăng dần và vận tốc giảm dần → viên bi có thế năng tăng dần nhưng nhỏ hơn thế năng tại A và động năng giảm dần tới mức bằng 0.

Như vậy, năng lượng của viên bi khi ở vị trí A lớn hơn năng lượng của viên bi khi ở vị trí C. 

Câu 3:

- Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm. 

- Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

Câu 4:

- Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

- Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,…

→ Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6- CTST NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 04

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong nguyên tắc phân loại sinh vật không bao gồm bậc phân loại nào dưới đây?

A. Ngành              B. Loài                 C. Ngành              D. Vực

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng?

A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên

B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng

C. Một người thợ đẩy thùng hàng

D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt

Câu 3. Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?

A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng

B. Quả bóng lăn trên sân bóng

C. Vận động viên đang trượt trên tuyết

D. Xe đạp đang đi trên đường

Câu 4. Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

A. thế năng đàn hồi và động năng

B. thế năng hấp dẫn và động năng

C. nhiệt năng và quang năng

D. năng lượng âm và hóa năng

Câu 5: Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?

A. Ruột khoang              C. Lưỡng cư

B. Chân khớp                 D. Bò sát

Câu 6. Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:

A. khoảng hai tuần

B. khoảng ba tuần

C. khoảng 1 tuần

D. khoảng 1 tháng

II. Tự luận

Câu 1: Vào ban đêm, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ các hành tinh như Kim tinh, Hỏa tinh,... Ánh sáng đó có được là do đâu? 

Câu 2: Rót nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong cốc có sự truyền năng lượng như thế nào?

Câu 3: Một vật có trọng lượng là 40 N thì có khối lượng là bao nhiêu?

Câu 4: Nêu vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn, lấy ví dụ.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1D

2D

3A

4B

5B

6A

II. Tự luận

Câu 1:

Vào ban đêm, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ các hành tinh như Kim tinh, Hỏa tinh,... Ánh sáng đó có được là do hấp thụ ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ lại mắt ta.

Câu 2:

- Nước trong cốc truyền nhiệt năng cho đá khiến cục đá nóng lên.

- Nước trong cốc bị mất nhiệt năng nên nguội đi, nhiệt độ của nước hạ xuống. 

- Đợi 1 lúc ta thấy nhiệt độ của chúng cân bằng. 

Câu 3:

Trọng lượng của quả cân 1 kg là 10 N.

=> Một vật có trọng lượng là 40 N thì có khối lượng là: 40/10 = 4kg 

Câu 4:

Vai trò của đa dạng sinh học:

- Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật

+ Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới

- Cung cấp lương thực, thực phẩm 

+ Ví dụ: các loại rau quả, thịt, cá,…

- Bảo vệ nguồn đất, nguồn nước, chắn gió,…

+ Ví dụ: rừng phòng hộ 

- Là nơi bảo tổn sinh vật, phát triển du lịch

+ Ví dụ: rừng Quốc gia

- Cung cấp nguyên, vật liệu, dược liệu…

+ Ví dụ: nhân sâm làm thuốc…

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6- CTST NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 05

Câu 1: Quan sát hình, em hãy nêu các đặc điểm dùng để phân loại bảy bộ côn trùng.

Câu 2: Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm lên men hay muối chua. Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn.

Câu 3: Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

Câu 4: Hãy nêu một số nhiên liệu thường dùng và ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đối với môi trường?

Câu 5: Mặt trăng có thể được xem là một hành tinh nhỏ trong hệ Mặt Trời hay không? Tại sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Các đặc điểm dùng để phân loại bảy bộ côn trùng là:

- Có cánh hay không

- Đặc điểm miệng kiểu nhai nghiền

- Có mấy đôi cánh

- Cánh trước dạng màng hay không

- Mặt cánh trước có vảy hay không

- Có kim chích ở bụng con cái hay không?

Câu 2:

- Vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4:

+ Tăng thời gian bảo quản thực phẩm: Một phần đường trong rau củ hoặc sữa được vi khuẩn lactic biến thành axit lactic khiến cho pH giảm → Vi sinh vật gây hại như vi khuẩn gây thối rữa không thể hoạt động được → Nhờ đó, rau củ có thể giữ được độ giòn, ngon; sữa không bị ôi thiu và kéo dài thời gian bảo quản.

+ Tạo hương vị đặc trưng (độ chua nhẹ) cho các sản phẩm lên men.

+ Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm: Nguồn vi sinh vật có lợi (ví dụ lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus) trong các thực phẩm được lên men này có nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng.

- Một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn:

+ Có vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm (làm tương, muối dưa, sản xuất bia, rượu…).

+ Sử dụng vi khuẩn để xử lí chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo dược phẩm (thuốc kháng sinh,…), mỹ phẩm.

+ Chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu.

Câu 3:

- Đổi: 200g = 0,2kg

- Vì độ dãn của cân lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo vật có khối lượng 0,5kg thì lò xo dãn ra một đoạn là: 10 – 9 = 1 cm

- Ta có: Khi treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo dãn 1 cm

Vậy, khi treo vật có khối lượng 0,2 kg thì lò xo dãn ? cm

=> Khi treo vật có khối lượng 0,2 kg thì lò xo dãn:

0,2 : 0,5 = 0,4 cm

- Chiều dài ban đầu của lò xo là: 9 – 1 = 8 cm

- Chiều dài của lò xo khi treo vật nặng 200g là: 8 + 0,4 = 8,4 cm

Câu 4:

- Một số nhiên liệu thường dùng và ảnh hưởng của nó đến môi trường là:

+ Khi tham gia giao thông, các phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu … thải ra các chất CO, HC, CO2, SO2... các chất gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại tới sức khỏe của con người. 

+ Khi nấu ăn sử dụng bếp gas, bếp than, củi, … nếu chúng không được thông khí, có thể làm tăng nồng độ khí nitơ trong nhà, gây ô nhiễm không khí.

+ Khai thác dầu mỏ trên các vùng biển: sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường biển, ảnh hưởng đến các loài sinh vật sinh sống ở gần đó, …..

+ Than đá: ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than.

+ Khí tự nhiên: là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với cacbon dioxit khi thải vào khí quyển....

Câu 5: Mặt trăng không phải là một hành tinh nhỏ trong hệ Mật Trời. Vì Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON