YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trung Trực

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trung Trực với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: GDCD 6

CÁNH DIỀU

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất?

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Quyền cơ bản của công dân.

C. Quốc tịch.

D. Hiến pháp.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 4: Quyền trẻ em là gì?

A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.

C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.

D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.

Câu 5: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.

B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

C. Quyền được sống chung với cha mẹ.

D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Câu 6: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 7: (3 điểm): Quyền trẻ em là gì? Trẻ em có Những nhóm quyền cơ bản nào? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em?

Câu 8: (2 điểm): Trong giờ ra chơi, bạn N nhặt được quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. N rất tò mò nên đã mở ra xem trong đó viết những gì. Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân? Vì sao?

Câu 9: (2 điểm) Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Trắc nghiệm. 3 điểm - Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm.

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

C

A

B

A

B. Tự luận. (7 điểm)

Câu 7

1. Khái niệm quyền trẻ em

- Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ

- Quyền trẻ em là cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện.

2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989

- Theo Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm 1989, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản: nhóm quyền sống còn; nhóm quyền bảo vệ; nhóm quyền phát triển; nhóm quyền tham gia.

3. Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em

- Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm

- Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.

- Trẻ em phải thực hiện tốt bổn phận của mình, tôn trọng quyền của trẻ em như: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lao động tốt, yêu đồng bào, yêu đất nước,...

Câu 8

Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân Quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại

- Giải thích: Việc làm của N đã vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại

Câu 9

Những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo

- Lễ phép với người lớn

- Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè

- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

2. Đề số 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 CÁNH DIỀU- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC- ĐỀ 02

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tình huống nguy hiểm.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Nguy hiểm tự nhiên.

D. Bất lợi của thiên nhiên.

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là 

A. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.

B.  những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.

C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.

D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người

Câu 3: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta

A. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

B. sống có ích.

C. yêu đời hơn.

D. tự tin trong công việc.

Câu 4: Quốc tịch là 

A. căn cứ xác định công dân của nhiều nước.

B. căn cứ xác định công dân của một nước.

C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài.

D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

Câu 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu

A. công dân với cộng đồng nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp

B. công dân và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp

C.  gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp

D.  tập thể và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp

Câu 6: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

A. tập tục qui định.

B. pháp luật qui định.

C. chuẩn mực của đạo đức.

D. phong tục tập quán.

Câu 7: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.

C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

Câu 8: Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm nào dưới đây?

A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.

C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.

D. Bắt trẻ em học theo ý cha mẹ

Câu 9: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

B.  Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Câu 10: Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?

A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.

B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.

C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.

D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em.

B. Tự luận

Câu 1: Học sinh cần làm gì để rèn luyện đức tính tiết kiệm?

Học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm thông qua các việc: 

- Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học.

- Bảo quản, tận dụng các đồ dung học tập, lao động

- Sử dụng điện, nước hợp lý.

- Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.

Câu 2: Hãy nêu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em.

- Bổn phận của trẻ đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

3. Đề số 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 CÁNH DIỀU- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC- ĐỀ 03

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Những hành độngtừ con người có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ đâu?

A. con người.

B. ô nhiễm.

C. tự nhiên.

D. xã hội.

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là gì?

A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.

B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.

D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

Câu 3: Trong lớp tổ chức dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn cho các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, em sẽ làm gì?

A. Không tham gia dự án vì không biết các tình huống nguy hiểm.

B. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó và chia sẻ với mọi người.

C. Tìm sự giúp đỡ của mọi người, bạn bè.

D. Không tìm hiểu và trang bị kiến thức về tình huống nguy hiểm.

Câu 4: Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên ở địa phương mình. Việc làm nào sau đây em và bạn không thực hiện trong dự án? 

A. Đặt tên dự án và đối tượng hướng tới.

B. Nêu các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên xảy ra ở địa phương.

C. Đưa ra các biện pháp ứng phó với nguy hiểm.

D. Nhờ mọi người làm giúp dự án.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải Công dân mang quốc tịch Việt Nam?

A. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

B. trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

C. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

D. Ly có bố người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam nhưng bố Ly làm giấy khai sinh quốc tích Hàn Quốc.

Câu 6: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân nước đó.

B. công dân và công dân nước đó.

C. tập thể và công dân nước đó.

D. công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 7: Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, một số trường trung học cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Nhiều bạn học sinh băn khoăn, không biết học sinh có quyền tự do ngôn luận hay không? Nếu là em em sẽ làm như thế nào?

A. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến với trường về những nội dung liên quan đến học tập của học sinh.

B. Em cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia.

C. Nhắc các bạn không đóng góp ý kiến vì đây không phải nghĩa vụ của HS.

D. Tham gia những không đóng góp ý kiến.

Câu 8:  Nhà ở mặt đường, nên chị Điệp muốn mở cửa hàng bán quạt điện. Chị đã làm thủ tục hồ sơ và được cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Kể từ khi mở cửa hàng kinh doanh, chị Điệp luôn khai bảo và nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Em suy nghĩ như thế nào về việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của chị Điệp.

A. chị Điệp chưa thực hiện làm thủ tục đăng kí kinh doanh.

B. Chị Điệp chưa nộp thuế đầy đủ theo quy định

C. Chị Điệp đã thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh của công dân

D. Chị Điệp chưa thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh của công dân

B. Tự luận

Nêu khái niệm quyền trẻ em là gì? Có bao nhiêu nhóm quyền cơ bản? Nêu cụ thể từng nhóm quyền là gì?

Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

Gợi ý trả lời

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng; được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

+ Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

+ Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ.

+ Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

- Trẻ em hôm nay sẽ là thế giới ngày mai. Thực hiện quyền trẻ em để được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em – Chủ nhân tương lai của đất nước.

4. Đề số 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 CÁNH DIỀU- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC- ĐỀ 04

Câu 1: Hãy nêu một số trường hợp để có căn cứ cho rằng đó là người có quốc tịch Việt Nam?

Câu 2: Nêu các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?

Gợi ý trả lời

Câu 1: Hãy nêu một số trường hợp để có căn cứ cho rằng đó là người có quốc tịch Việt Nam?

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không có quốc tịch, những có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

+ Trẻ sơ sinh, bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

Câu 2: Nêu các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?

Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người:

- Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:

+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?

+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?

- Tìm hiểu phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.

+ Đánh lạc hướng đối phương.

+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111; 112; 113; 114; 115;..)

- Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

Bình tĩnh để có cách xử lý phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.

5. Đề số 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 CÁNH DIỀU- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC- ĐỀ 05

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống

A. xã hội.

B. môi trường.

C. nguy hiểm.

D. nhân tạo.

Câu 2: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên

A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.

B. đi bơi một mình không thích bơi theo nhóm.

C. đi bơi không cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.

D. thích bơi xa ra biển khơi để thử cảm giác

Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Tiết kiệm tiền để mua sách.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Công dân là những người sống trên một đất nước.

B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.

C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.

D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật qui định.

Câu 5: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.

B. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.

C. Bạn A là công dân của Việt Nam.

D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ.

Câu 6: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.

B.  Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.

C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.

D. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

Câu 7: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

A. Bảo vệ và bảo đảm.

B. Bảo vệ và duy trì.

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 8: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.

B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.

C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.

D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

Câu 9: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?

A. Tổ chức trại hè cho trẻ em.

B. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. 

D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

C.  Quản lí và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại.

D. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Câu 11: Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?

A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.

B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng

C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.

D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.

Câu 12: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.

B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.

C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

B. Tự luận

Nêu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm?

Gợi ý trả lời:

- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả của cải, thời gian sức lực của mình và của người khác.

- Biểu hiện: Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

- Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trung Trực. Để xem nhiều tài liệu hữu ích khác Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF