Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Khánh Thiện nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!
TRƯỜNG THPT LƯƠNG KHÁNH THIỆN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1: (0.5 điểm) Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm “mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn”.
Câu 2. (5,0 điểm): Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận (0.25đ)
- Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn” (0.25đ)
Câu 2
Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó.
- Mức đầy đủ: HS trả lời đầy đủ như nội dung trên (1.0 điểm)
- Mức không đầy đủ : Hs hiểu nhưng diễn đạt chưa rõ ràng hoặc diễn đạt còn thiếu (0,25 điểm)
- Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác.
Câu 3
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
- Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên (0.5 điểm)
- Mức không đầy đủ : Hs chỉ nêu được 1 ý hoặc nêu chung chung, không rõ ràng (0,25 điểm)
- Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Có thể trình bày một số quan điểm:
- Khẳng định mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn
- Nhận thức được rằng mỗi người có một giá trị riêng vì vậy không nên mặc cảm, tự ti khi thua kém về mặt nào đó.
- Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên (1 điểm cho mỗi ý)
- Mức không đầy đủ : Hs hiểu nhưng chưa diễn đạt rõ ràng như trên (0,5điểm)
- Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác.
Câu 2. (5,0 điểm):
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương s u sắc. - Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện .
b. Khái quát về Hai đứa trẻ trong truyện ngắn:
- Hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Toàn bộ bức tranh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của Liên.
- Cũng giống như những người d n nơi phố huyện, hai đứa trẻ không được nhà văn miêu tả ngoại hình. Những con người đáng thương tội nghiệp nơi đ y bị bóng tối che khuất gương mặt đời của họ. Liên là kiểu nhân vật tâm trạng trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. Đặc biệt trong đoạn cuối cùng của tác phẩm hai chị em Liên đã chờ đợi chuyến tàu qua phố huyện nghèo với nhiều ý nghĩa.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
(Trích “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân)
Câu 1 (1,0 điểm)
Là người có tài viết chữ đẹp nhưng Huấn Cao mới chỉ cho chữ những ai? Vì sao lại như vậy?
Câu 2 (1,0 điểm)
Tại sao Huấn Cao lại vui vẻ nhận lời cho chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong tâm hồn của Huấn Cao?
Câu 3 (1,0 điểm)
“Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” là câu nói của nhân vật nào nói đến nhân vật nào trong truyện? Anh/chị cảm nhận gì về lối sống của nhân vật đã nói câu ấy?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có đoạn:
Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
[…]
Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui.
(Ngữ văn 11, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 150 - 151)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc – hiểu
1.
- Huấn Cao mới chỉ cho chữ “ba người bạn thân”.
- Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp; trọng nghĩa: “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối”.
2.
- Do cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài và hiểu ra cái sở thích cao quý của quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời cho chữ.
- Huấn Cao chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp.
3.
- Đó là lời của Huấn Cao nói đến quản ngục.
- Câu nói bộc lộ lối sống của Huấn Cao: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai.
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng.
(Trích “Nhớ đồng”, Tố Hữu)
a) Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu của đoạn thơ. (0,25 điểm)
b) Đoạn thơ trên diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ ? Những hình ảnh góp phần diễn tả rõ nét tâm trạng ấy. (0,75 điểm)
c) Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “bàn tay vãi giống” trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
d) Nêu tên và phân tích một phép tu từ có trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[…] Trên các cột đèn tín hiệu ở Bờ hồ Hoàn Kiếm, người ta đã lắp đặt thiết bị mà khi người đi bộ bấm vào nút thì xe cộ sẽ dừng lại để mình đi qua. Thế nhưng, thiết bị ấy hình như chỉ có người nước ngoài sử dụng, còn người mình thì cứ thế mà băng qua đường. Phóng viên đứng quan sát một lúc lâu và tưởng chừng như đã có thể đưa ra nhận xét cuối cùng về thử nghiệm kia, thì một nhóm 9X đã dùng nút bấm đó. Nhà báo vui mừng nhận xét: “Tương lai, 9X sẽ có ý thức giao thông tốt…”
(Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, trang 81)
Trình bày suy nghĩ của anh / chị sau khi đọc mẩu chuyện trên. (Bài viết không quá một trang giấy thi)
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (2 điểm)
a) Phong cách ngôn ngữ chủ yếu của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. (0,25 điểm)
b)
- Đoạn thơ diễn tả một cách chân thực và rõ nét tâm trạng của nhà thơ: (0,25 điểm)
+ Tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống quê hương;
+ Nỗi nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết; tác giả đang trong dòng hồi ức miên man không dứt …
- Những hình ảnh góp phần diễn tả tâm trạng của tác giả: những trưa hiu quạnh, ruộng đồng quê, lưng cong, bùn hi vọng, những bàn tay, những chiều sương phủ bãi đồng, lúa mềm, tiếng xe lùa nước, giọng hò, … (0,5 điểm)
c) Ý nghĩa của hình ảnh “bàn tay vãi giống”: từ nghĩa đen là bàn tay vãi giống trên đồng ruộng (0,25 điểm) dẫn đến nghĩa bóng là bàn tay gieo sự sống mới cho đời (0,25 điểm).
d) Nêu tên và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ:
* Phép điệp ngữ (điệp từ / lặp từ / lặp từ ngữ / …): đâu những … đâu những … (0,25 điểm)
* Tác dụng: (0,25 điểm)
+ Diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương; những hình ảnh của quê hương giờ chỉ còn nhìn thấy trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa thương nhớ;
+ Câu hỏi đầy trăn trở cứ lặp đi lặp lại phản ánh nỗi nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khôn nguôi …
Câu 2. (3,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,25 điểm)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)
- Đây là dạng đề mở nên thí sinh có thể lựa chọn các vấn đề khác nhau để bàn luận nhưng cần gắn với văn bản đã cho.
- Gợi ý một số vấn đề: Ý thức về tham gia giao thông của người Việt Nam hiện nay (trong đó có thế hệ 9X); Một tương lai mới mở ra với thế hệ 9X biết kỉ luật, chấp hành tốt các quy định; …
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Giải thích: Từ mẩu chuyện, giải thích vấn đề đã nêu ra ở mở bài. (0,25 điểm)
- Bàn luận: (1,25 điểm)
+ Thí sinh trình bày nhận định, đánh giá ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đề bằng cách lập luận và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. (ví dụ: Tình trạng giao thông ở Việt Nam hiện nay và ý thức của người tham gia giao thông; Vì sao lại có những tình trạng như vậy; Biểu hiện; Ý thức của 9X; Thế hệ 9X ngày nay biết kỉ luật tốt; Tương lai đất nước phụ thuộc vào các thế hệ mai sau;…)
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của bản thân.
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. (0,25 điểm)
4. Sáng tạo: (0,25 điểm)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm)
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt
Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
Máu của họ ngân bài ca giữ nước
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
(Trích Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc” trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nêu trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương của mỗi công dân trong hoàn cảnh hiện tại.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU
1. Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc”: Chỉ hình tượng Đất nước; Sự gần gũi, yêu thương, che chở cho người dân biển.
2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật
- Xác định được 02 biện pháp tu từ trong 03 biện pháp tu từ sau:
+ Điệp từ: biển, máu, Tổ quốc
+ Ẩn dụ: Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta.
+ So sánh: Như máu ấm trong màu cờ nước Việt.
- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha, máu thịt với biển đảo quê hương và quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.
3. Nội dung chính: Sự cảm phục/ngợi ca tinh thần dũng cảm, kiên cường của ngư dân trên biển cả.
4. Trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương:
- Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ của Tổ quốc.
- Mỗi cá nhân đều phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
II. LÀM VĂN
1. Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương, đất nước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của con người. Có thể theo hướng sau:
- Tình yêu quê hương: là thứ tình cảm gắn bó yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc xây dựng quê hương.
- Tình yêu quê hương gắn liền với yêu gia đình, làng xóm. Mỗi khi đi xa ai cũng trông ngóng về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên.
- Phê phán những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương.
- Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên.
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên.
(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 2. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Câu 3. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4. Hình ảnh của người lính biển trong khổ thơ thứ 4.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Từ những điều đã rút ra được trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay?
Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Bằng hiểu biết về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại.
Trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Theo anh/chị làm thế nào để hạn chế hiện tượng này.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU
1. Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập
2. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa:
- Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố.
- Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.
3. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.
4. Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.
II. LÀM VĂN
1. Từ những điều đã rút ra được trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay?
a. Đảm bảo hình thức: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ.
b. Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích:
- Lí tưởng sống : Mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người muốn hướng đến, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.
- Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động đề hoàn thiện mình, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước.
* Phân tích, bàn luận:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.
+ Mỗi người luôn muốn sống hạnh phúc, đủ đầy; tự kiếm tìm hạnh phúc, lẽ sống (lí tưởng).
+ Có mục đích sống, có lí tưởng để theo đuổi, cuộc sống sẽ có ý nghĩa.
+ Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì con người đều cần có lý tưởng sống cao đẹp: Từ thời Bà Trưng, Trần Quốc Toản,...Đến hôm nay khi đất nước hòa bình và đang phát triển thì lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ càng rộng hơn.
- Phê phán những người hờ hững với mọi thứ, sống theo quan niệm được đến đâu hay đến đấy, lo kiếm tiền, từ đó bị xã hội lên án, trở nên cô độc, ích kỉ.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Tự nhìn nhận lại cách sống
+ Sẵn sàng khi đất nước cần
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bào quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
2. Bằng hiểu biết về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại.
Trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Theo anh/chị làm thế nào để hạn chế hiện tượng này.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Qua đó nhận ra trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Từ đó chỉ ra biện pháp để hạn chế hiện tượng này.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 Trường THPT Lương Khánh Thiện. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !