YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Hai Bà Trưng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 6 rèn luyện và ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Hai Bà Trưng bao gồm các câu hỏi ôn tập và đáp án hướng dẫn chi tiết. Hy vọng tài liệu này sẽ hữu ích cho các em trong quá trình học tập nhé.

ATNETWORK

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.

B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.

C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.

D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.

Câu 2. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chát.

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 3. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là 

A. sự ngưng tụ.        

B. sự bay hơi.           

C. sự đông đặc.                    

D. sự nóng chảy.

Câu 4. Oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khi, không duy trị sự cháy.

B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

C. Ở điều kiện thường oxygen là khi không máu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 5. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường.

B. Hỗn hợp nước muối.

C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

D. Hỗn hợp nước và rượu.

II. Tự luận

Câu 1. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em?

Câu 2. Khẩu phần ăn có ảnh hướng rất lớn tới sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể con người. Hãy cho biết:

a. Khẩu phần ăn đầy đủ phải bao gồm những chất dinh dưỡng nào.

b. Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, ta cần dựa vào những căn cứ nào.

Câu 3. Em hãy trình bày phương pháp để tách muối ra khỏi hỗn hợp muối ăn và bột gỗ.

Câu 4

a. Chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật?

b. Ý nghĩa sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với sinh vật?

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.

c. Tính số tế bào con được tạo ra khi 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia ba lần?

Câu 5. Cho hình ảnh cây lạc.

a. Xác định các hệ cơ quan của cây lạc.

b. Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích

Câu 6. Vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu? Đề xuất cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu đơn giản?

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

A

B

C

B

A

A

9

10

11

12

13

14

15

16

C

D

C

B

A

D

D

A

II. Tự luận

Câu 1.

Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ bấm giây

Vì Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn

Câu 2.

a. Khẩu phần ăn đầy đủ phải có đủ các chất định đưỡng: protein, lipid,Carbohydrate, vitamin và chất khoáng.

b. Khẩu phần ăn  hợp lí là khẩu phần ăn:

 -  Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng.

 - Đảm bảo đủ các thành phần định dưỡng hữu cơ, vitamin, muối khoáng.

 - Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho như cầu của cơ thể.

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.

A. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.

B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.

C. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Câu 2: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.

A. Kính lúp

B. Kính hiển vi

C. Kính soi nổi

D. Kính viễn vọng

Câu 3: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

A. Tế bào

B. Mô

C. Cơ quan

D. Hệ cơ quan

Câu 4: Ta dùng kính lúp để quan sát

A. Trận bóng đá trên sân vận động

B. Một con ruồi

C. Kích thước của tế bào virus

D. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay

Câu 5. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.

B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.

C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.

D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.

II. Tự luận

Câu 1. Trình bày cấu tạo cơ bản của tế bào? So sánh tìm ra điểm khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật.

Câu 2. Nêu một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Và các biện pháp phòng ngừa

Câu 3. Đổi đơn vị:

a. 4 kg = .......g

b. 500 g = ... kg

c.. 300 cm2 =.... dm3

d. 154 mm = .... m

Câu 4. Nêu cách tái chế các loại rác trong gia đình?

Câu 5. Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

A

B

A

D

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

D

D

C

A

C

B

D

A

II. Tự luận

Câu 1

+ Màng tế bào: là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

+ Tế bào chất: nằm giữa màng tế bào và vùng nhân

+ Nhân hoặc vùng nhân: là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào

- Tế bảo thực vật: có thành tế bào (tế bào thường có hình đa giác, hình chữ nhật;

có lục lạp và có thể quan sát thấy một không bào trung tâm có kích thước lớn.

- Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng (tế bào thường có dạng hình tròn hoặc không định hình); không có lục lạp

Câu 2

- Bệnh sốt rét. Bệnh kiết lị

- Biện pháp ngắn chặn bệnh không chỉ đơn thuần chỉ ngăn không bị muỗi đốt mà phải là các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của muối, phát triển của muỗi như vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm ?

A. Thị kính, vật kính.                            

B. Chân kính, thân kính.   

C. Bàn kính, ốc to, ốc nhỏ.                 

D. Vật kính, gương điều chỉnh ánh sáng.

Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?

A. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng, nhưng kích thước khác nhau.                           

B. Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau.

C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng luôn khác nhau.              

D. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng và kích thước giống nhau.

Câu 3: Đâu là cấu tạo của tế bào nhân thực:

A. Có vùng nhân                                                     

B. Đã có nhân hoàn chỉnh.                  

C. Tế bào chất không có hệ thống nội màng          

D. Không có màng nhân. 

Câu 4: Cơ thể chúng ta lớn lên được là nhờ:

A. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.    

B. Nhiều tế bào được sinh ra từ 1 tế bào.                  

C. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.      

D. Chất dinh dưỡng bao quanh tế bào.

Câu 5: Đâu là vật sống?

A. Con búp bê.             

B. Con tem.            

C. Con tò vò.             

D. Con lợn đất.

II. Tự luận

Câu 1: Tại sao khi tiếp xúc gần với bệnh bị lao ta có thể bị nhiễm bệnh? Hãy cho biết cách phòng chống bệnh lao.

Câu 2: Hãy chỉ ra đâu là vật thể đâu là chất trong các từ in nghiêng sau.

a) Xe đạp được chế tạo sắt, nhôm cao su...

b) Lõi bút chì được làm bằng chì, vỏ được làm bằng gỗ chất này có tên là Xenluloze.

c) Dây điện được làm bằng đồng, được bọc một lớp chất dẻo

Câu 3: Hãy nghĩ cách dùng hai tấm cản có kích thước khác nhau để làm thí nghiệm chứng tỏ đặc điểm trên của lực cản của nước.( Ứng dụng thực tiễn)

Câu 4: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình vẽ sau:

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

B

C

C

D

D

D

9

10

11

12

13

14

15

16

D

A

A

C

D

C

B

C

II. Tự luận

Câu 1

- Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bị lao, ta có thể bị nhiễm bệnh vì vi khuẩn lao lây truyền qua đường không khí.

- Cách phòng chống: Tiêm vaccine, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, ...

Câu 2

- Vật thể: Xe đạp, bút chì,dây điện.

- Chất: Sắt, nhôm, cao su, chì, xenluloze, đồng chất dẻo.

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

1.1. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

(nền màu đỏ cam, viền đen)

A. Chất dễ cháy

B. Chất độc sinh học                                                   

C. Chất độc môi trường

D. Chất ăn mòn

1.2. Lĩnh vực nào trong các lĩnh vực sau đây không phải là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

A. Thiên văn học

B. Khoa học trái đất

C. Văn học

D. Sinh học

Câu 2. Để đo nhiệt độ cơ thể, người ta dùng dụng cụ nào sau đây:

A. Thước  

B. Nhiệt kế

C. Cân

D. Đồng hồ 

Câu 3. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.

B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyến động của cọc tre.

C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.

D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 4. Bạn Giang có khối lượng 38 kg thì trọng lượng của bạn ấy là bao nhiêu?

A. 380 N

B. 38 N

C. 3800 N

D. Không tính được

Câu 5. Khi 1 tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có 2 tế bào mới hình thành. Vậy 2 tế bào con này tiếp tục lớn lên và sinh sản sẽ tạo ra mấy tế bào con?

A. 2.            

B. 4         

C. 6.          

D. 8.

II. Tự luận

Câu 1 Giấm ăn (chứa acetic acid) là chất lỏng, không màu, vi chua, hoà tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ, khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí.

Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn.

Câu 2

a. Ở địa phương em có những nguồn gây ô nhiễm không khí nào?

b. Em hãy đề xuất một số giải pháp để bảo vệ môi trường không khí ở địa phương.

Câu 3. Trình bày các bước đo chiều dài của vật bằng thước.

Câu 4.  Một lò xo dài thêm 10 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Vậy nếu tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 10 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.

Câu 5.  Hãy giải thích tại sao ô tô đi vào đường đất khi trời mưa thì dễ bị sa lầy, trong trường hợp này lực ma sát có lợi hay có hại

Câu 6. Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới sinh vật: cây rau cải, vi khuẩn E. coli, nấm rơm, con chó, trùng roi.

Câu 7. Hệ cơ quan là gì? Cho ví dụ minh họa.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

1.1-B

1.2-C

B

D

A

B

D

B

II. Tự luận

Câu 1

- Tính chất vật lý: chất lỏng, không màu, vi chua, hoà tan được một số chất khác.

- Tính chất hóa học: làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ, khi cho giấm vào bột vỏ trứng có hiện tượng sủi bọt khí

Câu 2

- Ở địa phương em có những nguồn gây ô nhiễm không khí như:

Cháy rừng, khí thải các phương tiện giao thông, máy móc sử dụng xăng, dầu, đốt rơm rạ, khí thải nhà máy, vận chuyển vật liệu xây dựng không được che, đốt rác thải, …

- Đề xuất một số giải pháp để bảo vệ môi trường không khí ở địa phương:

+ Bảo vệ rừng, không đốt rơm rạ, không vứt rác bừa bãi.

+ Sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

+ Không chở vượt quá quy định, xe chở vật liệu phải được bạt che chắn.

5. ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

1.1. Biển báo ở hình dưới đây cho chúng ta biết điều gì?

(nền màu trắng, viền đỏ)

A. Chất phóng xạ

B. Cấm lửa         

C. Hóa chất độc hại.

D. Cấm sử dụng nước uống                            

1.2. Lĩnh vực nào trong các lĩnh vực sau đây là lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.

A. Văn học

B. Xã hội học

C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học

D. Nghệ thuật

Câu 2. Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ nào sau đây:

A. Thước

B. Cân

C. Nhiệt kế

D. Đồng hồ 

Câu 3: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ

A. không thay đổi.

B. tăng dần.

C. giảm dần.

D. tăng dần hoặc giảm dần

Câu 4: Bạn Linh có trọng lượng 400 N thì khối lượng của bạn ấy là bao nhiêu?

A. 400 N

B. 400 kg

C. 40 kg

D. 40 N

Câu 5. Khi 1 tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có 2 tế bào mới hình thành. Vậy 3 tế bào con này tiếp tục lớn lên và sinh sản sẽ tạo ra mấy tế bào con?

A. 2.            

B. 4         

C. 6.          

D. 8.

II. Tự luận

Câu 1: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185 °C. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và nước.

Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của đường saccharose.

Câu 2

a. Môi trường không khí ở địa phương em có những nguồn gây ô nhiễm nào?

b. Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường không khí ở địa phương em.

Câu 3: Trình bày các bước đo khối lượng của vật bằng cân đồng hồ

Câu 4: Một lò xo dài thêm 6 cm khi treo vào đấu của nó một vật có trọng lượng 10 N. Vậy nếu tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 20 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 15 cm.

Câu 5: Hãy giải thích tại sao khi đi xe đạp phải thường xuyên kiểm tra lốp xe để đảm bảo an toàn?

Câu 6: Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới sinh vật: con gà, vi khuẩn Lactic, cây nhãn, trùng giày, nấm hương,

Câu 7: Cơ quan là gì? Cho ví dụ minh họa.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

1.1-D

1.2-C

B

D

C

B

C

C

II. Tự luận

Câu 1

- Tính chất vật lý: chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 1850C.

- Tính chất hóa học: Khi đun nóng chuyển thành than và hơi nước

Câu 2

- Ở địa phương em có những nguồn gây ô nhiễm không khí như:

Cháy rừng, khí thải các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu, đốt rơm rạ, khí thải nhà máy, vận chuyển vật liệu xây dựng không được che, đậy, đốt rác thải …

- Đề xuất một số giải pháp để bảo vệ môi trường không khí ở địa phương:

+ Bảo vệ rừng, không đốt rơm rạ, không vứt rác bừa bãi.

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, thân thiện với môi trường.

+ Không chở vượt quá quy định, xe chở vật liệu phải được bạt che chắn, bảo vệ.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 CTST có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Hai Bà Trưng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON