Với mong muốn giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa Học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Ngô Quyền bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học. Mời các em tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: VẬT LÍ 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng?
A.Người lái đò đứng yên so với dòng nước
B.Người lái đò đứng yên so với bờ sông
C.Người lái đò chuyển động so với dòng nước
D.Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 2.Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì?
A. Ô tô chuyển động được 36km.
B. Ô tô chuyển động trong một giờ
C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36km.
D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ.
Câu 3. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.
B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm.
C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.
D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 4. Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?
A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động.
B. Căn cứ vào thời gian chuyển động.
C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động
D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 5. Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm được lực ma sát
A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
B.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
C.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 6. Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?
A.Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
B.Khi vật chuyển động nhanh dần lên, chứng tỏ lực ma sát biến mất
C.Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia
D.Khi vật chuyển động chậm dần, chứng tỏ lực ma sát tăng dần
Câu 7. Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần
B.Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động đều sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi
C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại
D.Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa
Câu 8. 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng.
A. 15m/s B. 20,16m/s C. 25m/s D.30m/s
Câu 9. Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường
Câu 10. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. đột ngột giảm vận tốc.
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 11. Hình vẽ bên. Câu mô tả nào sau đây là đúng
A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N
B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N
C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N
D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N
Câu 12. Lực là đại lượng vectơ vì :
A.Lực làm vật biến dạng .
B. Lực có độ lớn , phương và chiều .
C. Lực làm vật thay đổi tốc độ .
D. Lực làm cho vật chuyển động .
Câu 13. Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau đây phép đổi nào là sai?
A. 12,096 m/s = 43,2km/h
B. 48 km/h = 23,33m/s
C. 1,512m/s = 5,4km/h
D. 62 km/h = 17,36m/s
Câu 14. Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000 m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy.
B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy
C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả.
D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả.
Câu 15. Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0°C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn.
B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn.
C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau)
D. Không có cơ sở để so sánh.
Câu 16. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
A.Vận tốc không thay đổi .
B.Vận tốc tăng dần
C.Vận tốc giảm dần .
D.Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần .
Câu 17. Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính ?
A.Ô tô đang chuyển động
B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông
C. Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động
D. Chuyển động của một vật rơi xuống
Câu 18. Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều..
Câu 19. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?
\(\begin{array}{l}
A.{v_{tb}} = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\\
B.{v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\\
C.{v_{tb}} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} + \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}}
\end{array}\)
D. Công thức B và C đúng.
Câu 20. Đơn vị của vận tốc là:
A. km.h B. m/s C. m.s D. s/m
Câu 21. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?
A. Chuyển động của một ô tô đi từ Vĩnh Long đến Thành phố Hồ Chí Minh
B. Chuyển động của tàu hỏa lúc vào ga.
C. Chuyển động của quả banh đang lăn trên sân.
D. Chuyển động của đầu cánh quạt đang quay ổn định.
Câu 22. Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?
A. Lăn vật
B. Kéo vật.
C. Cả hai cách như nhau
D. Không so sánh được.
Câu 23. Một Canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với vật nào sao đây ?
A. Ván lướt. B. Khán giả. C. Ca nô. D. Tài xế canô.
Câu 24. Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là?
A. 40 m/s B. 8 m/s C. 4,88 m/s D. 120 m/s
Câu 25. Khi xe ô tô đang chạy và phanh gấp, hành khách trên xe ngã về phía:
A.Trước B. Sau C.Trái D.Phải
Câu 26. Trường hợp nào không chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàng nằm ngang
B. Hòn đá nằm nghiêng trên dốc núi
C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng
D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây
Câu 27. Đoàn tàu rời ga nếu lấy nhà ga làm mốc thì ta nói: Đoàn tàu
A. Đang chuyển động so với nhà ga
B. Đang đứng yên so với nhà ga
C. Đang chuyển động so với hành khách trên tàu
D. Đang chuyển động so với đoàn tàu
Câu 28. Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang.Các lực tác dụng vào vật cân bằng là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát của vật
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn
Câu 29. Hai chiếc tàu hỏa chạy trên đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên đoàn tàu thứ nhất sẽ:
A. Chuyển động so với tàu thứ hai
B. Đứng yên so với đoàn tàu thứ hai
C. Chuyển động so với tàu thứ nhất
D. Chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai
Câu 30. Nói người đi xe máy từ Hà Nội-Hải Phòng với vận tốc 50km/h điều cho ta biết gì?
A. Vận tốc của người đó
B. Vận tốc trung bình của xe máy
C. Vận tốc chuyển động đều của xe máy
D. 1 giờ người đó đi được 50km
ĐÁP ÁN
1.A |
2.C |
3.B |
4.D |
5.C |
6.C |
7.B |
8.B |
9.C |
10.D |
11.D |
12.B |
13.B |
14.B |
15.A |
16.D |
17.C |
18.D |
19.B |
20.B |
21.D |
22.A |
23.B |
24.B |
25.A |
26.C |
27.A |
28.C |
29.B |
30.D |
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN- ĐỀ 02
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc?
A. Khi vật đó không chuyển động.
B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian.
C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.
D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
Câu 2. Thế nào là chuyển động không đều?
A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
B. Là chuyển động có vận tốc không đổi.
C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.
D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.
C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên.
D. Ma sát khi đánh diêm.
Câu 4. Một ca nô đang trôi trên dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là Sai?
A. người lái ca nô đứng yên so với bờ sông.
B. người lái ca nô chuyển động so dòng nước.
C. người lái ca nô đứng yên so với ca nô.
D. người lái ca nô đứng yên so với dòng nước
Câu 5. Quĩ đạo chuyển động của một vật là:
A. đường mà vật vạch ra trong quá trình chuyển động
B. là đường thẳng
C. là đường cong
D. là đường tròn
Câu 6. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A Chuyển động của điểm trên cánh quạt đang quay ổn định.
B. Quãng đường vật đi được tăng theo thời gian
C. Xe lửa đang vào nhà ga
D. Chiếc xe đang chạy xuống dốc
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Một vật được xem là chuyển động khi vị trí của nó thay đổi theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc
B. Người ta thường hay chọn vật mốc là Trái Đất hay những vật gắn liền với Trái Đất.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác
D. Một vật, có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động
B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động
C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h
D. Tốc kế là dụng cụ đo độ dài quãng đường
Câu 10. Chuyển động không đều là:
A. chuyển động với vận tốc không đổi
B. chuyển động với độ lớn vận tốc không đổi
C. chuyển động với vận tốc thay đổi
D. chuyển động với độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn
B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn
C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn
D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn
Câu 12. Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
A. Chuyển động thẳng.
B. Chuyển động tròn.
C. Chuyển động cong.
D. Chuyển động phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.
B. Phần tự luận
---(Để xem tiếp nội dung đề tự luận các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1-D;2-A;3-B; 4-B; 5-A; 6-A; 7-C; 8-D; 9-D; 10-D; 11-C; 12-D.
II. Tự luận
Câu 1:
a. Thì vật đó tiếp tục chuyển động thẳng đều
b. HS vẽ đúng
Câu 2:
Đổi 15 phút = 900s; 5 phut =300s; 7,2km/h =2m/s
Thời gian lên dốc là: t1=S1/V1=200/2=100s
Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là:
Vtb=(S1+S2)/(t1+t2+t3)=(200+450)/(100+300+900)=0,5m/s=1,8km/h
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN- ĐỀ 03
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Có một ô tô chạy trên đường, câu mô tả nào sau đây là đúng?
A. Ô tô đang chuyển động.
B. Ô tô đang chuyển động so với hàng cây bên đường.
C. Ô tô đang đứng yên.
D. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
Câu 2. Độ dài quãng đường (s) đi được trong thời gian (t) và vận tốc của chuyển động (v) liên hệ với nhau bằng hệ thức:
A. s = v.t B. v = t/s C. v = s.t D. t = s.v
Câu 3. Một ô tô chuyển động với vận tốc 35km/h trong thời gian 2h. Vậy đoạn đường ô tô đi được sẽ là:
A. 37km B. 70km C. 15,5km D. 33km
Câu 4. Một người đi quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2 công thức nào đúng?
\(A.{v_{tb}} = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)
\(B.{v_{tb}} = \frac{{{v_1}}}{{{s_1}}} + \frac{{{v_2}}}{{{s_2}}}\)
\(C.{v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
D. Cả 3 công thức trên là không đúng.
Câu 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột rẽ sang trái B. Đột ngột giảm vận tốc.
C. Đột ngột tăng vận tốc. D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 6. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 7. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của vận tốc?
A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m
Câu 8. Chuyển động cơ học là :
A. Sự thay đổi vị trí theo thời gian.
B. Sự thay đổi khoảng cách của một vật so với vật mốc.
C. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật mốc theo thời gian.
D. Sự không thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian
II. Tự luận
---(Để xem tiếp nội dung đề tự luận các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
B |
C |
D |
A |
C |
C |
Câu 9. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Câu 10.
Câu 11.
Tóm tắt:
s1= 150m
t1= 30s
s2= 90m
t2=15s
Tính: v1=?m/s; v2=?m/s; vtb=?m/s
Bài giải:
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là
v1= \(\frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{150}}{{30}}\) = 5(m/s)
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang là
v2= \(\frac{{{s_2}}}{{{s_1}}} = \frac{{90}}{{15}}\) = 6 (m/s)
Vận tốc trung bình của ngư xe đạp trên cả hai quãng đường là
vtb = \(\frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\) = 5.3(m/s)
Đáp số: 5m/s; 6m/s; 5.3m/s
Câu 12.
Vận tốc của xe ở nửa quãng đường còn lại:
\(\begin{array}{l}
{v_{tb}} = \frac{S}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{S}{{\frac{S}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}}}} = \frac{1}{{\frac{{{v_1} + {v_2}}}{{2{v_1}{v_2}}}}} = \frac{{2{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}}\\
\Leftrightarrow {v_{tb}}({v_1} + {v_2}) = 2{v_1}{v_2}\\
\Leftrightarrow {v_2}(2{v_1} - {v_{tb}}) = {v_{tb}}{v_1}\\
\Rightarrow {v_2} = \frac{{{v_{tb}}{v_1}}}{{2{v_1} - {v_{tb}}}} = \frac{{50.65}}{{2.65 - 50}} \approx 40,6km/h
\end{array}\)
Đáp số: 40,6km/h
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN- ĐỀ 04
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Một toa tàu đang rời khỏi sân ga. So với nhà ga thì
A. mọi hành khách trên tàu đang đứng yên.
B. toa tàu đang chuyển động.
C. hàng cây bên đường đang chuyển động.
D. hành lý trên toa tàu đang đứng yên.
Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều?
A. Chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành.
B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
C. Chuyển động của một quả bóng lăn trên sân cỏ
D. Chuyển động của một người đang chạy.
Câu 3. Một người đi được quãng đường S1 hết t1 giây ,đi được quãng đường S2 hết t2 giây .Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường S1 và S2 là:
A. \({v_{tb}} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} + \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\).
B. \({v_{tb}} = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\).
C. \({v_{tb}} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} + \frac{{{s_2}}}{{{v_2}}}\).
D. \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\).
Câu 4. Một ô tô đi với vận tốc 45 km/h. Con số đó cho ta biết
A. quãng đường đi của ô tô. |
B. thời gian đi của ô tô. |
C. mỗi giờ ô tô đi được 45km. |
D. ô tô đi được quãng đường 45km. |
Câu 5. Lực là đại lượng véctơ vì :
A. lực có độ lớn, phương và chiều |
B. lực làm cho vật thay đổi tốc độ |
C. lực làm cho vật đứng yên |
D. lực làm cho vật chuyển động |
Câu 6. Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:
A. vật chuyển động với tốc độ tăng dần.
B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.
C. vật sẽ tiếp tục đứng yên.
D. hướng chuyển động của vật thay đổi.
Câu 7: Muốn giảm lực ma sát thì
A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. |
B. giảm diện tích mặt tiếp xúc. |
C. giảm lực ép lên mặt tiếp xúc. |
D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc. |
Câu 8: Một ô tô chuyển động đều. Lực kéo của động cơ là 800N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là:
A. 1600N. |
B. 400N. |
C. 8000N. |
D. 800N. |
Câu 9: Áp lực là:
A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. |
B. lực ép có phương song song với mặt bị ép. |
C. lực kéo vuông góc với mặt bị ép. |
D. lực đẩy vuông góc với mặt bị ép. |
Câu 10: Công thức tính áp suất chất rắn là:
A. p = F.S |
B. p = S/F |
C. p = d.h |
D. p = F/S |
II. Tự luận:
---(Còn tiếp)--
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đ/án |
B |
B |
D |
C |
A |
C |
A |
D |
A |
D |
- Nêu được định nghĩa về chuyển động đều.
- Cho ví dụ đúng.
Câu 12.
- Ghi đúng công thức: s = v.t
- Thay số tính đúng: s = v. t = 42. 1,5 = 63(km)
Câu 13.
- Đổi đúng: t2 = 90 phút = 3/2h
- Tính đúng thời gian ô tô đi quãng đường thứ nhất: t1 = s1/v1 = 30/40 = 3/4 (h)
- Tính đúng quãng đường tiếp theo ô tô đi được: s2 = v2. t2 = 52.3/2 = 78(km)
- Tính đúng vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường:
\({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{30 + 78}}{{3/4 + 3/2}} \approx 45,8(km/h)\)
Câu 14.
-Vẽ hình đúng
Biểu diễn đúng
Câu 15.
- Ô tô đi trên đường bùn dễ bị sa lầy, vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có bùn là rất nhỏ, bánh xe không bám vào mặt đường.
- Để khắc phục người ta chèn dưới các bánh xe các vật cứng tấm ván gỗ hay rơm rạ nhằm mục đích tăng lực ma sát.
Câu 16.
+ Tăng áp lực (F) đồng thời giảm diện tích (S) lên mặt bị ép.
+ Giữ nguyên áp lực (F) đồng thời giảm diện tích (S) lên mặt bị ép.
+ Giữ nguyên diện tích (S) đồng thời tăng áp lực (F) lên mặt bị ép.
- Nêu ví dụ đúng
Câu 17.
- Đổi đúng: 400cm2 = 0,04m2
- Tính đúng: p = P/S = 100/0,04 = 2500(N/m2)
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN- ĐỀ 05
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với bờ sông |
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. |
C. Người lái đò đứng yên so với dòng nước |
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. |
Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều?
A. Đoàn tàu hoả chạy giữa hai ga.
B.Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
C.Chuyển động của vật với vận tốc không đổỉ v= 10m/s.
D.Chuyển động của ô tô lúc khởi hành.
Câu 3. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây ,đi được quãng đường s2 hết t2 giây .Vận tốc trung bình của người đó trên tổng quãng đường S1 và S2 là:
A. \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\).
B. \({v_{tb}} = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\).
C. \({v_{tb}} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} + \frac{{{s_2}}}{{{v_2}}}\).
D. \({v_{tb}} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} + \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\).
Câu 4. Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết
A. thời gian đi của xe đạp. |
B. mỗi giờ xe đạp đi được 12km. |
C. quãng đường đi của xe đạp. |
D. xe đạp đi được quãng đường 12km. |
Câu 5. Đại lượng nào kể sau đây là đại lượng vectơ?
A. Trọng lượng của một vật. B. Khối lượng của một vật.
C. Thể tích của một vật. D.Chiều dài của một sợi dây
Câu 6. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:
A. vật chuyển động với tốc độ tăng dần.
B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.
C. hướng chuyển động của vật thay đổi.
D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu
Câu 7: Muốn tăng lực ma sát thì
A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. |
B. tăng diện tích mặt tiếp xúc. |
C. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. |
D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc. |
Câu 8: Một tàu hoả chuyển động đều. Lực kéo của động cơ của đầu tàu là 5000N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là:
A. 50000N |
B. 5000N; |
C. 10000N; |
D. 100000N. |
Câu 9: Đơn vị của áp suất là:
A. N.m |
B. N/m |
C. N/m2 |
D. N/m3 |
Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì :
A. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. |
B. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất. |
C. để tăng áp suất tác dụng lên mặt đất. |
D. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất. |
II. Tự luận:
Câu 11. Định nghĩa chuyển không động đều. Cho ví dụ về chuyển động không đều.
Câu 12. Một vận động viên xe đạp đi với vận tốc 36km/h trên quãng đường dài 9km. Tính thời gian vận động viên đi hết quãng đường đó?
Câu 13. Một ô tô chạy trên quãng đường đầu với vận tốc 45km/h trong 40 phút. Sau đó ô tô chạy trên quãng đường tiếp theo dài 60km với vận tốc 36km/h.Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ?
Câu 14. Biểu diễn trọng lực của một vật là 20000N. Tỉ xích tùy chọn.
Câu 15. Tại sao khi ô tô bị sa lầy trong đất bùn, người ta phải chèn dưới bánh xe các vật cứng như tấm ván gỗ cứng hay rơm rạ?
Câu 16. Để giảm áp suất tác dụng lên một bề mặt, ta có thể làm gì? Cho ví dụ.
Câu 17. Một cái bàn có trọng lượng 150N đặt trên mặt đất nằm ngang, diện tích tiếp xúc giữa các chân bàn với mặt đất là 100cm2. Tính áp suất của cái bàn tác dụng lên mặt đất.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đ/án |
C |
C |
A |
B |
A |
D |
D |
B |
C |
A
|
II. Tự luận:
Câu |
Hướng dẫn |
11 |
- Nêu được định nghĩa về chuyển động không đều. - Cho ví dụ đúng. |
12 |
- Ghi đúng công thức: t = s/v - Thay số tính đúng: t= s/v = 9/36 = 1/4 (h) |
13 |
- Đổi đúng: t1 = 40 phút = 2/3h - Tính đúng quãng đường thứ nhất ô tô đi được:s2 = v2. t2 = 45.2/3 = 30(km) - Tính đúng thời gian ô tô đi quãng đường tiếp theo: t1 = s1/v1 = 60/36 = 5/3 (h) - Tính đúng vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{30 + 60}}{{2/3 + 5/3}} \approx 38,6(km/h)\) |
---(Còn tiếp)-- |
|
15 |
- Ô tô đi trên đường bùn dễ bị sa lầy, vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có bùn là rất nhỏ, bánh xe không bám vào mặt đường. - Để khắc phục người ta chèn dưới các bánh xe các vật cứng tấm ván gỗ hay rơm rạ nhằm mục đích tăng lực ma sát. |
16 1,0đ |
+ Giảm áp lực (F) đồng thời tăng diện tích (S) lên mặt bị ép. + Giữ nguyên áp lực (F) đồng thời tăng diện tích (S) lên mặt bị ép. + Giữ nguyên diện tích (S) đồng thời giảm áp lực (F) lên mặt bị ép. - Nêu ví dụ đúng |
17 |
- Đổi đúng: 100cm2 = 0,01m2 - Tính đúng: p = P/S = 150/0,01 = 15000(N/m2) |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật lí 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 8 năm 2022-2023
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Văn Lang
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.