YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bắc Sơn

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Bắc Sơn. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS BẮC SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

A.  PHẦN TRẮC NGHIỆM  (8 điểm)

Câu 1. Lý do quan trọng nhất khiến Đông Nam Á trở thành đối tượng để thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược

A. có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên.

B. đáp ứng nhu cầu về thị trường của các nước đế quốc.

C. chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

D. Đông Nam Á có nền kinh tế chậm phát triển, lạc hậu.

Câu 2. Hầu hết các nước trong khu vực đã bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ngoại trừ

A.  In đô nê xi a.                                                     B.  Xiêm.

C.  Ma lai xi a.                                                        D.  Phi líp pin.

Câu 3. Vì sao Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

A. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn.

B. Nước Anh dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản.

C. Nước Anh giàu tài nguyên thiên nhiên.

D. Nước Anh có nhiều công ti độc quyền về công nghiệp.

Câu 4. Tính đến năm 1914 hệ thống thuộc điạ của Anh là

A. 20 triệu km vuông, dân số 300 triệu người.

B. 25 triệu km vuông, dân số 350 triệu người.

C. 30 triệu km vuông, dân số 380 triệu người.

D. 33 triệu km vuông, dân số 400 triệu người

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX các cuộc chiến tranh đế quốc diễn ra vì

A.  tranh giành thuộc địa.                          

B. sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc.      

C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa.                  

D. tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.

Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra

A. từ năm 1914 đến năm 1919.                     

B. từ năm 1913 đến năm 1917.

C. từ năm 1913 đến năm 1918.                      

D. từ năm 1914 đến năm 1918.

Câu 7. Nhận xét về tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.  Là một cuộc nội chiến giữa các nước đế quốc.

B.  Một cuộc chiến tranh cách mạng.

C.  Một cuộc chiến tranh giải phóng.

D. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động.

Câu 8. “Đế quốc trẻ” là tên gọi của các nước đế quốc nào?

A. Anh, Mĩ.                 B. Đức, Mĩ.                C. Anh, Pháp.                        D. Đức, Pháp.

Câu 9. Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là

A. công nhân và tư sản dân tộc.             

B. công nhân, nông dân, trí thức yêu nước.

C. học sinh yêu nước ở Bắc Kinh.         

D. nông dân ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc.

Câu 10. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1918 – 1939 chịu tác động trực tiếp bởi

A. thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.          

B. sự kết thúc của CTTG thứ nhất.

C. phong trào cách mạng Trung Quốc.

D. chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

Câu 11. Từ năm 1940, phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA có điểm chung là

A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.                                               

B. đều nhằm chống lại ách thống trị của thực dân phương Tây.

C. đều giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định

D. đều chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.

Câu 12. Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn độ giai đoạn 1918 – 1939?

A. Đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ.      

B. Đấu tranh lật đổ ách thống trị thực dân..

C. Đấu tranh đồi Anh cho người Ấn Độ tham gia vào các hội đồng thưôc địa.

D. Đấu tranh đòi quyền độc lập, tấy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

Câu 13. Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai khi

A. Đức đánh chiếm một loạt các nước châu Âu.       

B. Đức tấn công Liên Xô.

C. Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng.

D. Nhật chiến Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

Câu 14. Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới gồm các nước nào?

A. Anh – Pháp - Mĩ .                                       B. Đức – Ý – Nhật.  

C. Anh – Pháp - Nga.                                      D. Anh – Pháp – Đức – Mĩ.                              

Câu 15. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên Xô tham gia chiến tranh.           

B. Mĩ tham gia chiến tranh.         

C. Hồng Quân Liên Xô phản công quân Đức tại Xtalingrat.

D. Hồng Quân Liên Xô phản công quân Đức tại vòng cung Cuốc-xco.

Câu 16. Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến.

B. Quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới như nhau.

C. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau.

D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản.

B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1. Trình bày nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? (2 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

B

A

D

A

D

D

B

B

D

D

D

C

B

C

D

B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1. Trình bày nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

* Nguyên nhân:

- Mâu thuẫn về quyền lợi thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.

- Khủng hoảng kinh tế thế giớià chủ nghĩa phát xít ra đời, gây chiến tranh chia lại thế giới.

- Chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mĩ.

* Kết cục:

- Phát xít Đức , Italia, Nhật Bản sụp đổ.

- Nhân loại chịu hậu quả thảm khốc.

- Chiến tranh lớn nhất, thảm khốc nhất.

- Biến đổi căn bản tình hình thế giới.

Đề số 2

Câu 1: Nếu ý nghĩa lịch sử  của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 2: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?

Câu 3: Nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

+ Đối với nước Nga: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn

+ Đối với thế giới: Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Câu 2: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ mạnh mẽ bởi vì:

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai hoại bởi chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân sau chiến tranh. Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này

Câu 3

- Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Mâu thuẩn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất         

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẩn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện đê phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lữa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai

- Những điểm giống và khác nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Giống nhau: cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.

+ Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẩn giữa các nước đế quốc với Liên Xô – Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới

Đề số 3

Câu 1: Dựa vào những yếu tố nào để khẳng định “Chiến tranh dành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ  thực chất là một cuộc cách mạng tư sản”?

Câu 2: Trình bày một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Ácuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

Câu 3: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ ? Nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới của Tổng thống Ru-dơ-ven ?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Chứng minh rằng :

1. Sự kiện ngày 30/01/1649 là đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh?

2. Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự ở thế kỷ XVIII-XIX.

Câu 3: Vì sao trong năm 1917, ở nước Nga lại nổ ra hai cuộc cách mạng? Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga?

Câu 4: Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

* Sự kiện vua Sác lơ I bị xử tử là đỉnh cao của cách mạng vì:

- Lần đầu tiên một ông vua phong kiến bị đem ra xử tử trước toàn thể nhân dân.

- Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, đứng đầu là Crôm-oen.

- Lần đầu tiên một nhà nước cộng hòa ra đời, đưa nước Anh tiến lên kinh tế TBCN.

*Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

- Không tiêu diệt được chế độ phong kiến, vẫn duy trì chế độ quân chủ lập hiến, vẫn còn ngôi vua.

- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.

- Chỉ đem lại quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới.

Câu 2:

*Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật ở thế kỷ XVIII –XIX:

-  Công nghiệp:

+ Phát minh ra máy hơi nước thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thuỷ và đường sắt ra đời.

+ 1807 Phơn-tơn đóng được tàu chạy thủy chạy bằng hơi nước có thể vượt đại dương.

+ 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+ Giữa thế kỉ XIX , phát minh ra máy điện tín ở Nga, Mĩ.

-  Nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác. Phân hoá học và máy móc được sử dụng rộng rãi.

-  Quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất.

=> Làm chuyển biến nền sản xuất từ  công nghiệp thủ công lên công nghiệp cơ khí.

Câu 3:

* Trong năm 1917, ở Nga nổ ra 2 cuộc cách mạng vì:

- Sau Cách mạng tháng Hai, mặc dù lật đổ được Nga hoàng, lật đổ chế độ phong kiến nhưng ở Nga lại tồn tại cục diện chính trị đặc biệt: tình trạng hai chính quyền song song tồn tại:

+ Chính quyền Xô Viết

 + Chính phủ tư sản lâm thời.

-Chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, làm cho đất nước khủng hoảng.

- Vì vậy mà Lênin và Đảng Bôn sê vích chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời giành chính quyền về tay nhân dân lao động về tay những người vô sản.

* Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười năm 1917:

- Đối với nước Nga: làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu người dân Nga.

- Đối với thế giới: + Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

+ Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

Câu 4: Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là vì tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 Ru – dơ – ven đã thực hiện Chính sách mới.

Đề số 5

I.TRẮC NGHIỆM: (2đ)

Câu 1: Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân                                 

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi                  

D. Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân

Câu 2: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào?

A.Kinh tế, chính trị, văn hóa             

B.Kinh tế, chính trị, xã hội

C.Văn hóa, giáo dục, quân sự            

D. Cả 2 ý b và c.

Câu 3: Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914- 1918 được gọi là chiến tranh thế giới?

A.Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc         

B.Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng

C.Chiến tranh có 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia

D.Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản

Câu 4: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nước Mỹ đã:

A.Tăng cường bóc lột người lao động                                   

B.Cải cách kinh tế

C. Quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh       

D.  Không làm gì cả

II. TỰ LUẬN ( 8đ)

Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga năm 1917? (2đ)

Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 nước Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? Nêu nội dung và tác dụng của các biện pháp đó? (2đ)

Câu 3: Nguyên nhân bùng nổ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người? (4đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bắc Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF