YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022 Trường THCS Võ Bẩm

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022 Trường THCS Võ Bẩm dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VÕ BẨM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ nguậy, rồi ngó ngoáy; các chú càng cứng càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới. Cứ như là mẹ các chú đang ở đó, nhẹ nhàng bồng từng chú mà đặt xuống một cái nệm êm vậy.

Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đồ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Chú đứng trên quả chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu...

Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.

(Vũ Tú Nam, Cái trứng bọ ngựa, trích Những tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi - Hoa lá trong vườn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 29)

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích.

Câu 2. Liệt kê một số chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con và chú bọ ngựa con đầu đàn.

Câu 3. Nhân vật “tôi” đã rất chăm chú và kiên nhẫn khi quan sát những cái trứng bọ ngựa nở thành đàn bọ ngựa con. Em hãy chỉ ra một số chi tiết thể hiện điều đó.

Câu 4. Cách quan sát, miêu tả của nhân vật “tôi” thể hiện tình cảm gì với các chú bọ ngựa con?

Câu 5. Hãy quan sát kĩ một hình ảnh thiên nhiên quanh em (đám mây, bông hoa, giọt sương, cây lá,...) hoặc một con vật nuôi và ghi lại vài điều thú vị mà em nhìn thấy, cảm thấy.

Câu 6. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong đoạn văn sau:

Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió.

Câu 7. Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Câu 1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

Câu 2.

- Chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con: bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình, mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ nguậy, rồi ngó ngoáy; các chú càng cứng càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.

- Chi tiết miêu tả chú bọ ngựa con đầu đàn: hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ.

Câu 3.

- Các chi tiết miêu tả đàn bọ ngựa con từ khi bắt đầu chui ra khỏi ổ trứng đến khi có thể nhảy xuống và toả đi "bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập" Mỗi "giai đoạn" đều được tái hiện rất tỉ mỉ, chi tiết. Ví dụ: lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ  lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió...

Câu 4.

- Cách quan sát chăm chú, kiên nhẫn; cách miêu tả rất chi tiết, sinh động của nhân vật "tôi" thể hiện sự tò mò, thích thú và tình cảm yêu quý dành cho các chú bọ ngựa con.

Câu 5.

- Quan sát chú mèo em thấy: Chú mèo con có bộ lông màu vàng óng, đôi mắt to tròn, đen láy. Hai chiếc tai lúc nào cũng dựng đứng lên để nghe ngóng xung quanh. Cái đuôi thì ngoe nguẩy liên tục. Chú mèo rất ngoan, chăm chỉ bắt chuột, rất quý người.

Câu 6.

- Từ láy: tí ti thô lố, nhẹ nhàng, lơ lửng, bay bay.

- Việc sử dụng các từ láy giúp miêu tả sinh động hình ảnh những chú bọ ngựa vừa mới nở: nhỏ bé, tinh nghịch, khéo léo.

Câu 7.

-  Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Chú đứng trên quả chanh, mang đầy đủ dòng máu hiệp sĩ của nòi bọ ngựa, hùng dũng như con sư tử đứng vờn quả cầu.

- Hình ảnh bọ ngựa đứng trên quả chanh được so sánh với con sư tử đứng vờn quả cầu. Biện pháp tu từ so sánh đã tô đậm vẻ đẹp khoẻ khoắn, hùng dũng của chú bọ ngựa ngay từ lúc mới sinh ra.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài: Chia tay mái trường Tiểu học. 

b. Tìm ý 

- Em nhớ và định kể lại kỉ niệm: Buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.

- Câu chuyện cụ thể như sau:

+ Đến lớp thật sớm, quan sát mọi thứ xung quanh.

+ Không khí của lớp học trầm lặng.

+ Cô giáo lần cuối điểm danh mọi người.

- Kỉ niệm ấy sâu sắc, đáng nhớ vì đánh dấu kết thúc 5 năm học ở trường tiểu học, chuyển sang cấp học mới, môi trường mới.

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu khái quát về kỉ niệm: Nhớ như in cái ngày cuối cùng tại trường tiểu học của mình, giây phút phải chia xa mọi người.

- Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm.

+ Tôi đi học thật sớm, nhìn kĩ lại trang phục, đồ dùng của mình. Cảm giác khó tả khi chuẩn bị không còn là học sinh tiểu học.

+ Trên đường đến trường quen thuộc, nhìn kĩ khung cảnh thấy man mác buồn.

+ Vào lớp học, quan sát bạn bè vui cười, hồn nhiên trêu đùa.

+ Cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp, dặn dò cả lớp.

+ Lần cuối cùng, cô điểm danh sĩ số, ai nấy đều rưng rưng, chạy ôm lấy cô.

- Kết bài: Cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó.

+ Đó là giây phút tuyệt đẹp nhất trong những năm tháng học lớp 5.

+ Khoảng khắc chấm dứt cấp tiểu học, chuyển sang giai đoạn mới, bước vào lớp 6.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ai xui ta nhớ Hàm Rồng

Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.

Từ ta trở lại Sơn Tây

Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai.

Sơn cầu còn đỏ chưa phai?

Non xanh còn đối sông dài còn sâu?

Còn thuyền đánh cá buông câu?

Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa?

Lấy ai viếng cảnh bây giờ

Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!

Ước sao sông cứ còn sâu

Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh.

(Tản Đà, trích Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, trong Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr. 231 - 232)

Câu 1. Bài thơ viết về cảnh đẹp nào của đất nước? Hãy chỉ ra những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó.

Câu 2. Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ đầu: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây?

Câu 3. Việc tác giả sử dụng các câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ đã thể hiện điều gì?

Câu 4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh?

Câu 5. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả?

Câu 6. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:

Lấy ai viếng cảnh bây giờ

Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Câu 1. Hãy tập gieo vần cho thơ lục bát bằng cách tìm tiếng phù hợp cho mỗi chỗ trống trong các đoạn thơ sau:

(1) Ngày nay dù ở nơi...

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng

Thì bao nhiêu cảnh mơ...,

Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.

(Theo Bàng Bá Lân, Cổng làng)

(2) Đêm mưa làm nhớ không ....,

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Tai nương nước giọt mái...

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

(Theo Huy Cận, Buồn đêm mưa)

Câu 2. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau:

Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

(Nguyễn Duy, Tiếng hát mùa gặt)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Câu 1.

- Bài thơ viết về cảnh cầu Hàm Rồng. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó: màu sơn "đỏ" của cầu, màu "xanh" của núi Ngọc Sơn, độ "sâu" của dòng sông Mã hùng vĩ, cảnh nhộn nhịp "buông câu" của những con thuyền đánh cá, hình bóng xe lửa Bắc - Nam chạy qua chạy lại trên cầu.

Câu 2.

- Tình cảm của nhà thơ đối với cầu Hàm Rồng được thể hiện rất sâu đậm qua hai dòng thơ: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây. Tác giả muốn được trông thấy cầu Hàm Rồng cho vơi phần nào nỗi nhớ thường trực trong lòng.

Câu 3.

- Bốn câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ: còn đỏ, còn đối, còn sâu, còn thuyền đánh cá, còn xe lửa chạy,... đã gợi tả nỗi day dứt, băn khoăn của tác giả về cảnh sắc Hàm Rồng. Cảnh Hàm Rồng đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ với tất cả màu sắc, hoạt động,... Giờ đây, phải xa Hàm Rồng, tác giả băn khoăn không biết Hàm Rồng có còn giữ nguyên được những vẻ đẹp đó hay không.

Câu 4.

- Hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh đã thể hiện nỗi ước mong, khắc khoải của tác giả - mong sao cảnh Hàm Rồng không biến đổi theo dòng chảy thời gian, trong bể dâu cuộc đời. Sông Mã "cứ còn sâu". Núi Ngọc Sơn "còn cứ giữ màu xanh xanh'',...

Câu 5.

- Đoạn thơ cho ta thấy tình cảm yêu mến tha thiết của nhà thơ Tản Đà đối với cầu Hàm Rồng nói riêng và đối với quê hương đất nước nói chung.

Câu 6. 

- Trong hai dòng thơ: Lấy ai viếng cảnh bây giờ/ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. Cầu Hàm Rồng được tác giả nhắc đến như một con người, một người bạn tri âm tri kỷ, một cố nhân. Nhà thơ băn khoăn tự hỏi, trong bao năm tháng xa cách, không biết cảnh Hàm Rồng "có đợi chờ" mình để "cùng nhau" tâm sự, giãi bày.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Câu 1. 

(1) Ngày nay dù ở nơi xa,

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,

Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.

(Bàng Bá Lân, Cổng làng)

(2) Đêm mưa làm nhớ không gian,

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

(Huy Cận, Buồn đêm mưa)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cổ Chiên - cái tên thật lạ và thật đẹp, đẹp như dòng nước cuồn cuộn phù sa nuôi cây lá hai bên bờ, thật ra là một nhánh sông Tiền Giang, dài 82 cây số. Trên bản đồ nó chỉ là một đường vẽ màu xanh nhỏ bé.

Nhớ những giờ địa lí hồi trung học đệ nhất cấp(1), thầy giáo chia nhóm học sinh để vẽ bản đồ đất nước. Nhóm nào vẽ đúng và đẹp thì được điểm cao. Thầy dạy chúng tôi cách đo tỉ lệ thật chính xác. Chúng tôi lấy giấy khổ lớn, nắn nót vẽ từng nét bút chì màu. Chính nhờ những buổi học ấy mà dòng Cổ Chiên vừa lạ lẫm vừa thân thuộc đã đi vào trí óc non nớt của tôi cùng với những tên sông xa xôi đầy thương mến khác: Nậm Thi, Lục Nam, Kinh Thầy, Rạch Gầm, Vàm Nao, Gành Hào,... Giờ địa lí của thầy  nuôi trong lòng tôi giấc mơ một ngày nào được đi thuyền trên khắp các dòng sông nước mình.

Tôi đến với Cổ Chiên khi cây cầu bắc qua sông đang thành hình. Những chiếc phà tận tuy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh. Sẽ không còn cảnh chờ đợi qua phà giữa ngày mưa dầm hay trong cơn nắng gắt. Đường tiêu thụ nông sản đồng bằng sẽ thông thoáng và thuận lợi hơn. Gần Tết, hoa quả nơi đây vừa theo đường sông vừa theo đường bộ toả về các ngả. Dòng sông đã chứng kiến bao mùa hoa trái. Dừa, bắp, đậu, dưa hấu, khoai lang, khoai mì, cam, quýt,... từ bên cồn chở về nườm nượp. Trên sông, những ngôi nhà bè nối tiếp nhau, mái tôn sáng lấp loáng dưới ánh nắng.

Những dòng sông, những cây cầu, những chuyến phà,... như thế đã kết nối thực tại với giấc mơ lãng du thời niên thiếu của tôi.

(Theo Huỳnh Như Phương, Thành phố những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr. 107 - 113)

(1) Trung học đệ nhất cấp: chương trình trung học từ lớp 6 đến lớp 9 (hệ thống giáo dục miền Nam trước năm 1979).

Câu 1. Người kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên theo những cách nào?

Câu 2. Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn bó với dòng Cổ Chiên như thế nào?

Câu 3. Tìm trong đoạn trích những từ ngữ miêu tả sự trù phú của vùng đất phương Nam.

Câu 4. Cảnh sầm uất, nhộn nhịp trên dòng Cổ Chiên và hình ảnh “một đường chỉ màu xanh nhỏ bé” trên bản đồ gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5. Hãy nêu những nét tương đồng về nội dung của đoạn trích này với đoạn trích trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng).

Câu 6. Ước mơ thuở học trò thường được chắp cánh từ những bài học trên lớp. Hãy viết (khoảng 5 - 7 câu) về một bài học đã gợi lên trong em những mong ước về tương lai.

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Những chiếc phà tận tuy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) về một cảnh sinh hoạt của người dân nơi em sống hoặc từng đến.

---(Để xem đầy đủ đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi:

Biết rằng xa lắm Trường Sa

Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào

Viết làm sao, viết làm sao

Câu thơ nào phải con tàu ra khơi

Thế mà đã có lòng tôi

Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ

Phai đâu chùm đảo san hô

Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành

Hỡi quần đảo cuối trời xanh

Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con

Sóng bào mãi vẫn không mòn

Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa

[...] Ở nơi sừng sững niềm tin

Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua

Tấm lòng theo mũi tàu ra

Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.

(Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17)

Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.

Câu 2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.

Câu 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”?

Câu 4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?

Câu 5. So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:

a. Tấm lòng theo mũi tàu ra

Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.

b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp.

Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Hỡi quần đảo cuối trời xanh

Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) chia sẻ cảm nhận về một bài du ký mà em thích (có thể là bài du kí trong SGK hoặc trong các tuyển tập ký, trên in-tơ-nét,...).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Câu 1. Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ:

- Thể thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra).

- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần).

- Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chẵn.

Câu 2.

Bài thơ viết về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả địa danh này: quần đảo cuối trời xanh, trăm hạt thóc vãi thành đảo con, sóng bào mãi vẫn không mòn,...

Câu 3.

Nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần" vì về mặt địa lý thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào.

Câu 4.

Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.

Câu 5.

Từ mũi trong mũi tàu chỉ phần trước, nhô ra của tàu thuyền còn mũi trong mũi dọc dừa chỉ một bộ phận nhô ra trên khuôn mặt, dùng để hô hấp của con người. Có thể thấy rõ hai nghĩa này liên quan với nhau nên đây là trường hợp từ đa nghĩa.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022 Trường THCS Võ Bẩm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF