YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HSG cấp tỉnh có đáp án chi tiết môn Hóa học 9 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Kỳ thi học sinh giỏi luôn thu hút được sự quan tâm và đón nhận không chỉ của các bạn học sinh, giáo viên mà còn có những bậc phụ huynh. Kì thi học sinh giỏi không chỉ đánh giá năng lực của các em học sinh mà còn là kì thi để tuyển chọn ra những tài năng trẻ và bồi dưỡng các em thành những nhân tài cho đất nước về sau. Hiểu được điều đó HOC247 đã biên soạn và tổng hợp Bộ 3 đề thi HSG cấp tỉnh có đáp án chi tiết môn Hóa học 9 năm 2019-2020 nhằm giúp các em học sinh cũng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng giải bài tập khó đồng thời đánh giá được năng lực bản thân cũng như tiếp cận các cách ra đề thi mới. Mời các quý thầy cô, quý phụ huynh cùng các em tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ 3 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. (4,0 điểm)

1. Viết 6 phương trình hóa học có bản chất khác nhau tạo thành khí oxi.

2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

FeCl3 → Fe2(SO4)3 →  Fe(NO3)3 →  Fe(NO3)2 → Fe(OH)2  → FeO → Al2O3

3. Cho  mol Na tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch hòa tan vừa hết 0,05 mol Al2O3. Viết các phương trình phản ứng và tính .

4. Cho  gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư, phản ứng hoàn toàn, còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 61,92 gam chất rắn khan.Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của .

Câu 2. (5,0 điểm)

1. Cho Al vào dung dịch HNO3, thu được dung dịch A1, khí N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào A1, thu được dung dịch B1 và khí C1. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào B1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500 ml dung dịch A, thu được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh nhôm vào dung dịch C, phản ứng kết thúc, thu được 0,15 mol H2. Tính giá trị của V.

3. Nung 9,28 gam hỗn hợp gồm FeCO3 và  với khí O2 dư trong bình kín. Kết thúc phản ứng, thu được 0,05 mol Fe2O3 duy nhất và 0,04 mol CO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định .

4. Cho  mol SO3 tan hết trong 100 gam dung dịch H2SO4 91% thì tạo thành oleum có hàm lượng SO3 là 71%. Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của .

Câu 3. (5,0 điểm)

1. Xác định các chất A1, A2…A8 và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

   

Biết A1 chứa 3 nguyên tố trong đó có lưu huỳnh và phân tử khối bằng 51. A8 là chất không tan.

2. Trong một bình kín chứa hỗn hợp gồm CO, SO2, SO3, CO2 ở thể hơi. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp R gồm Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A gồm H2 và CO2. Nếu cũng m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư; thu được hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2. Biết tỉ khối của B đối với A là 3,6875. Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp R.

4. Cho  gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Kết thúc phản ứng, thu được 0,1 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và còn 0,14  gam kim loại không tan. Hòa tan hết lượng kim loại này trong dung dịch HCl (dư 10% so với lượng cần phản ứng), thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa hết với dung dịch chứa tối đa 0,064 mol KMnO4 đun nóng, đã axit hóa bằng H2SO4 dư. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol Fe3O4 trong  gam hỗn hợp X.

Câu 4. (6,0 điểm)

1. Cho các chất: KCl, C2H4, CH3COOH, C2H5OH, CH3COOK. Hãy sắp xếp các chất này thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp gồm metan, etilen, axetilen trong O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 11 gam kết tủa và khối lượng dung dịch trong bình giảm 4,54 gam. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp đầu.

3. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y (chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức đã học) phản ứng được với nhau và đều có khối lượng mol bằng 46 gam. Xác định công thức cấu tạo của các chất X, Y. Biết chất X, Y đều phản ứng với Na, dung dịch của Y làm quỳ tím hoá đỏ. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

4. Đốt cháy vừa hết 0,4 mol hỗn hợp N gồm 1 ancol no X1 và 1 axit đơn chức Y1, đều mạch hở cần 1,35 mol O2, thu được 1,2 mol CO2 và 1,1 mol nước. Nếu đốt cháy một lượng xác định N cho dù số mol X1, Y1 thay đổi thì luôn thu được một lượng CO2 xác định. Viết các phương trình phản ứng và xác định các chất X1, Y1.

5. Đun nóng 0,1 mol este đơn chức Z, mạch hở với 30 ml dung dịch MOH 20% (D=1,2gam/ml, M là kim loại kiềm). Sau khi kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn A và 3,2 gam ancol B. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được 9,54 gam muối cacbonat, 8,26 gam hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước. Biết rằng, khi nung nóng A với NaOH đặc có CaO, thu được hiđrocacbon T. Đốt cháy T, thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Viết các phương trình phản ứng, xác định kim loại M và công thức cấu tạo của chất Z.

 

---(Để xem nội dung đáp án chi tiết đề số 1 thi HSG môn Hóa học 9 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG cấp tỉnh có đáp án chi tiết môn Hóa học 9 năm 2019-2020, đề xem thêm nhiều tài liệu hay, hữu ích các em vui lòng truy cập vào hoc247.net để xem online hoặc tải về máy!

Các em có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt! 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Biết nguyên tử khối của X có giá trị bằng tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.

a) Xác định nguyên tố X.

b) Coi nguyên tử X có dạng hình cầu với thể tích xấp xỉ 8,74.10-24 cm3. Trong tinh thể X có 74% thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử, còn lại là khe trống. Cho số Avôgađro: N= 6,022.1023. Tính khối lượng riêng của tinh thể X.

Câu 2:

a) Gọi tên những hợp chất có công thức hóa học sau: CaO, Fe(OH)3, HClO, H2SO3, H3PO4, Na3PO4, Ca(H2PO4)2, SO2, N2O4, AlCl3.

b) Hợp chất A có khối lượng mol phân tử bằng 134 g/mol. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong A là 34,33% natri, 17,91% cacbon, còn lại là oxi. Lập công thức phân tử của A.

Câu 3: Trong một phòng thí nghiệm có hai dung dịch axit clohiđric (dung dịch A và dung dịch B) có nồng độ khác nhau. Nồng độ phần trăm của B lớn gấp 2,5 lần nồng độ phần trăm của A. Khi trộn hai dung dịch trên theo tỉ lệ khối lượng là 3:7 thì được dung dịch C có nồng độ 24,6%. Biết trong phòng thí nghiệm, dung dịch axit clohiđric có nồng độ lớn nhất là 37%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A, B.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn a mol Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt tác dụng với các chất sau: Al2O3, NaOH, Na2SO4, AlCl3, Na2CO3, Mg, NaHCO3 và Al. Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).

Câu 5: Bằng phương pháp hóa học, hãy loại bỏ tạp chất trong các khí sau:

a) CO2 có lẫn tạp chất là SO2.

b) SO2 có lẫn tạp chất là SO3.

c) CO có lẫn tạp chất là CO2.

d) CO2 có lẫn tạp chất là HCl.

Câu 6: Một hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl và bột Al, hãy nêu 2 cách để điều chế đồng nguyên chất từ hỗn hợp X (các dụng cụ và điều kiện cần thiết có đủ). Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra.

Câu 7: Cho một kim loại A tác dụng với dung dịch của một muối B (dung môi là nước). Hãy tìm một kim loại A, một muối B phù hợp với mỗi thí nghiệm có hiện tượng như sau:

a) Kim loại mới bám lên kim loại A.

b) Dung dịch đổi màu từ vàng sang xanh lam.

c) Có bọt khí và kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết.              

d) Có bọt khí và kết tủa màu trắng lẫn kết tủa màu xanh lơ.

Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra.

Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M, thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thu được 3,94 gam kết tủa. Tính giá trị của a.

Câu 9: Đốt 11,2 gam Fe trong không khí, thu được m1 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A trong 800 ml HCl 0,55M, thu được dung dịch B (chỉ chứa muối) và 0,448 lít khí (đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào B, thu được m2 gam kết tủa khan. Tính m1 và m2.

Câu 10: Trộn CuO với một oxit của kim loại M (M có hóa trị II không đổi) theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua 3,6 gam A nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 2,5M, thu được dung dịch (chỉ chứa chất tan là muối nitrat của kim loại) và V lít khí NO duy nhất (đktc). Xác định kim loại M và tính V.

 

---(Để xem nội dung đáp án chi tiết đề số 1 thi HSG môn Hóa học 9 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1:

1. Hợp chất A có công thức R2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X.

2. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư đều cho sản phẩm là Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Viết các phương trình hóa học.

Câu 2:

1. Hỗn hợp A gồm các dung dịch: NaCl, Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên?

2. Một hỗn hợp rắn A gồm 0,2 mol Na2CO3; 0,1 mol BaCl2 và 0,1 mol MgCl2. Chỉ được dùng thêm nước hãy trình bày cách tách mỗi chất trên ra khỏi hỗn hợp. Yêu cầu mỗi chất sau khi tách ra không thay đổi khối lượng so với ban đầu (Các dụng cụ, thiết bị cần thiết kể cả nguồn nhiệt, nguồn điện cho đầy đủ).

3. Hòa tan hoàn toàn 13,45g hỗn hợp 2 muối hidro cacbonat và cacbonat trung của 1 kim loại kiềm bằng 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng phải trung hòa HCl dư bằng 75ml dung dịch Ca(OH)2 1M.         a. Tìm công thức 2 muối.

b. Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

 Câu 3:

1. Cho x gam một muối halogenua của một kim loại kiềm tác dụng với 200ml dd H2SO4 đặc, nóng vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối). Cho khí B tác dụng với dd Pb(NO3)2 (dư) thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại, làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 139,2 gam muối duy nhất.

a. Tính nồng độ mol/lit của dd H2SO4 ban đầu.

b. Xác định công thức phân tử của muối halogenua và tính x.

2. Cho M là kim loại tạo ra hai muối MClx, MCly và tạo ra 2 oxit MO0,5x, M2Oy có thành phần về khối lượng của Clo trong 2 muối có tỉ lệ 1 : 1,173 và của oxi trong 2 oxit có tỉ lệ 1 : 1,352.

a. Xác định tên kim loại M và công thức hóa học các muối, các oxit của kim loại M.

b. Viết các phương trình phản ứng khi cho M tác dụng lần lượt với MCly; H2SO4 đặc, nóng.

Câu 4:

1. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l (đktc) một hiđrocacbon A thể khí. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì có 10g kết tủa tạo nên, đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6g. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A.

2. Thuỷ phân hoàn toàn 19 gam hợp chất hữu cơ A (mạch hở, phản ứng được với Na) thu được m1 gam chất B và m2 gam chất D chứa hai loại nhóm chức.

- Đốt cháy m1 gam chất B cần 9,6 gam khí O2 thu được 4,48 lit khí CO2 và 5,4 gam nước.

- Đốt cháy m2 gam chất D cần 19,2 gam khí O2 thu được 13,44 lit khí CO2 và 10,8 gam nước.

Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, D.

Câu 5:

1. Nung 9,28 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8 gam một oxit sắt duy nhất và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 3,94 gam kết tủa. Mặt khác, cho 9,28 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Dẫn 448ml khí Cl2 (đktc) vào B thu được dung dịch D. Hỏi D hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu?

2. Viết phương trình phản ứng trong đó 0,75 mol H2SO4 tham gia phản ứng sinh ra

a. 8,4 lít SO2 (đktc).                           

b. 16,8 lít SO2 (đktc).

c. 25,2 lít SO2 (đktc).                         

d. 33,6 lít SO2 (đktc).

3. Trình bày các thí nghiệm để xác định thành phần định tính và định lượng của nước.

 

---(Để xem nội dung đáp án chi tiết đề số 3 thi HSG môn Hóa học 9 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON