YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Hồng Phong

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Hồng Phong gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề môn Khoa học tự nhiên. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS ÔNG ÍCH KHIÊM

ĐỀ THI HK2

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 KNTT

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Đề số 1

Câu 1: Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

A. Màng tế bào.

B. Chất tế bào.

C. Nhân tế bào.

D. Vùng nhân.

Câu 2: Cơ thể nào sau đây là đơn bào?

A. Con chó.

B. Trùng biến hình.

C. Con ốc sên.

D. Con cua.

Câu 3: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

A. Nấm.

B. Nguyên sinh.

C. Khởi sinh.

D. Thực vật.

Câu 4: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật.

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Câu 5: Tên địa phương của loài được hiểu là

A. cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

B. cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.

C. tên giống + tên loài + (tên tác giả, năm công bố).

D. tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố).

Câu 6: Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là

A. tách tập hợp ban đầu thành nhiều nhóm nhỏ có những đặc điểm giống nhau.

B. chọn ra những đặc điểm tương đồng nhau của sinh vật để phân loại.

C. tách tập hợp ban đầu thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau.

D. chọn ra những đặc điểm khác nhau tách thành nhiều nhóm nhỏ.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không dùng để phân loại đại bàng và gấu trúc?

A. Khả năng bay.

B. Môi trường sống.

C. Số tế bào trong mỗi cá thể.

D. Màu lông.

Câu 8: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là

A. (2), (3), (5).

B. (2), (5), (6).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (4), (5).

Câu 9: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 10: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là

A. trùng biến hình, trùng sốt rét.

B. trùng giày, trùng kiết lị.

C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.

D. trùng roi xanh, trùng giày.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có trong thiên nhiên, có thể cạn kiệt vì phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.

B. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng con người tự tạo ra và cung cấp liên tục thông qua các quá trình chuyển hóa.

D.Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

Câu 12: Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?

A. Xe máy.

B. Bếp gas.

C. Quạt điện.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 13: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quang trục ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

A. Trái Đất

B. Hải Vương tinh

C. Kim tinh

D. Mộc tinh

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.

A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.

B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.

C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.

D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.

Câu 15: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Câu 16: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng

A. từ Tây sang Đông.

B. từ Đông sang Tây.

C. từ Nam sang Bắc.

D. từ Bắc sang Nam.

Câu 17: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng.

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED.

(3) Tưới cây khi trời vừa mưa xong.

(4) Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội.

(5) Để đèn sáng trong phòng khi không có ai ở phòng.

(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3), (5).

D. (4), (6).

Câu 18: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Thiên thạch.

B. Thiên hà.

C. Vũ Trụ.

D. Dải Ngân hà.

Câu 19: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?

A. Ban ngày

B. Ban đêm

C. Giữa trưa

D. Nửa đêm

Câu 20: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

A. to lớn, Ngân Hà

B. nhỏ bé, Ngân Hà

C. to lớn, Mặt Trăng

D. nhỏ bé, Trái Đất.

Câu 21: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 22: Các thiên thể nào sau đây có thể tự phát sáng?

A. Mặt Trời, sao chổi, sao Kim.

B. Sao Kim, sao Hỏa, sao Thổ.

C. Ngôi sao, Mặt Trời.

D. Cả A, B, C.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

B. Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

C. Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

D. Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

Câu 24: Chọn phát biểu sai?

A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.

B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

C. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

D. Cả A, B, C

Câu 25: Chọn phát biểu đúng?

A. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó.

C. Cả A, B đúng

D. Cả A, B sai.

Câu 26: Hành tinh là

A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.

B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.

C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.

D. một tập hợp các sao.

Câu 27: Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước.

A. Thủy tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

B. Thủy tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Hỏa tinh.

C. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.

D. Thủy tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh.

Câu 28: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định ảnh số 1 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.

A. ứng với các ngày 30 – mồng 1 của tháng Âm lịch.

B. ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.

C. ứng với các ngày mồng 15 – 16 của tháng Âm lịch.

D. ứng với các ngày mồng 27 – 28 của tháng Âm lịch.

Câu 29: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.

C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 30: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định các ảnh số 3 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.

A. ứng với các ngày 30 – mồng 1 của tháng Âm lịch.

B. ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.

C. ứng với các ngày mồng 15 – 16 của tháng Âm lịch.

D. ứng với các ngày mồng 27 – 28 của tháng Âm lịch.

--------------- HẾT --------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ 1

1. C

2. B

3. C

4. B

5. A

6. C

7. C

8. C

9. D

10. C

11. A

12. D

13. C

14. A

15. B

16. A

17. B

18. B

19. A

20. B

21. D

22. C

23. C

24. D

25. C

26. B

27. A

28. A

29. A

30. B

Đề số 2

Câu 1: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?

(1) Miền núi và các vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp... nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.

(2) Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi.

(3) Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng.

A. (1), (2).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (3).

D. (1).

Câu 2: Khẳng định nào sau đây về nấm là đúng?

A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.

C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Câu 3: Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?

A. Sinh sản bằng hạt.

B. Sinh sản bằng cách nảy chồi.

C. Sinh sản bằng bào tử.

D. Sinh sản bằng cách phân đôi.

Câu 4: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

được sử dụng để phòng bệnh nấm da?

Câu 5: Biện pháp nào dưới đây không

A. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

B. Thăm khám thú ý, diệt nấm định kì cho vật nuôi.

C. Không tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh nấm da.

D. Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh nấm da.

Câu 6: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc.

B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây.

C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng.

D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây.

Câu 7: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

A. Vì chúng có hệ mạch.

B. Vì chúng sống trên cạn.

C. Vì chúng có hạt nằm trong quả.

D. Vì chúng có rễ thật.

Câu 8: Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?

A. Bèo tấm.

B. Kim giao.

C. Bèo vảy ốc.

D. Bao báp.

Câu 9: Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc?

A. Cần sa.

B. Sen.

C. Mít.

D. Dừa.

Câu 10: Tại sao khi trời nắng nóng đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?

A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước.

B. Vì mặt trời không chiếu tới.

C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió.

D. Vì chúng ta cảm giác đứng ở dưới tán cây sẽ mát hơn.

Câu 11: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?

A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.

D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

Câu 12: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

A. Thiên Hà xoắn ốc.

B. Thiên Hà elip.

C. Thiên Hà hỗn hợp.

D. Thiên Hà không định hình.

Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.

C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp

D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.

Câu 14: Hệ Mặt Trời bao gồm:

A. các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.

C. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

D. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh khác, đám bụi, khí.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ 2

1. D

2. C

3. C

4. C

5. D

6. C

7. C

8. C

9. B

10. A

11. A

12. A

13. B

14. B

15. C

16. C

17. D

18. D

19. C

20. C

21. A

22. A

23. C

24. B

25. B

26. D

27. B

28. D

29. C

30. D

Đề số 3

Câu 1: Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?

A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.

B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp.

C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và oxygen cho quá trình hô hấp của con người và động vật.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 2: Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm nào khiến chúng có mối quan hệ gần gũi?

A. Đều có rễ, thân, lá thật sự.

B. Đều sống chủ yếu trên cạn.

C. Đều sinh sản bằng hạt.

D. Đều có mạch dẫn.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là

A. không có xương sống.

B. hình thái đa dạng.

C. kích thước cơ thể lớn.

D. thời gian sống lâu.

Câu 4: Cho các ngành động vật sau:

(1) Thân mềm (4) Ruột khoang

(2) Bò sát (5) Chân khớp

(3) Lưỡng cư (6) Giun

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (4), (5), (6).

C. (2), (3), (5), (6).

D. (2), (3), (4), (6).

Câu 5: Ngành Thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?

A. Tốc độ di chuyển nhanh.

B. Có nọc độc.

C. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể.

D. Có bộ xương ngoài bằng kitin.

Câu 6: Động vật có xương sống bao gồm

A. thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

C. cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.

D. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?

A. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

B. Thường hoạt động vào ban đêm.

C. Móng rộng, đệm thịt dày.

D. Chân cao, dài.

Câu 8: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào.

(2) Mức độ tổ chức cơ thể.

(3) Môi trường sống.

(4) Kiểu dinh dưỡng.

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.

A. (1), (2), (3), (5).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (2), (3), (4), (5).

D. (1), (3), (4), (5).

Câu 9: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy.

B. Trồng cây gây rừng.

C. Xây dựng nhiều đập thủy điện.

D. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng.

Câu 10: Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?

A. Voi.

B. Bò xám.

C. Sao la.

D. Gấu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ 3

1. D

2. C

3. A

4. B

5. C

6. D

7. A

8. B

9. B

10. B

11. C

12. B

13. A

14. B

15. C

16. D

17. B

18. A

19. D

20. B

21. A

22. D

23. D

24. C

25. A

26. C

27. C

28. B

29. D

30. D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 6 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Ông Ích Khiêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON