Dưới đây là Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Quang Diệu đã được HOC247 biên soạn và tổng hợp. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm, tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn GDCD. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: GDCD 11 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là
A. tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.
B. tăng cường công tác tổ chức xã hội.
C. tăng cường công tác giáo dục nhân dân.
D. tăng cường công tác vận động nhân dân.
Câu 2: Bảo vệ tài nguyên, môi trường là vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại?
A. hàng đầu.
B. sống còn.
C. quan trọng.
D. quyết định.
Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nông.
C. Giai cấp trí thức. D. Tất cả các giai cấp.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Chủ động phòng ngừa ô nhiễm.
B. Sử dụng hợp lí tài nguyên.
C. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường.
D. Tuyên truyền, giáo dục về môi trường.
Câu 5: Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm của nước ta?
A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước phát triển.
C. Phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.
D. Tăng thu nhập bình quân đầu người cho nhân dân.
Câu 6: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. D. Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Câu 7: Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
A. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. B. Phát triển giáo dục công lập.
C. Phát triển kinh tế tập thể. D. Duy trì kinh tế nhà nước.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây không góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Tích cực trồng nhiều cây xanh ở khu dân cư.
B. Vứt pin đã dùng hết ra môi trường.
C. Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.
D. Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Nhân dân góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ xã Y.
D. Anh B tham gia vào các lễ hội ở địa phương.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
A. Nâng cao chất lượng dân số.
B. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư.
C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
D. Sớm ổn định quy mô dân số.
Câu 11: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.
B. Chôn chất thải độc hại vào sâu trong lòng đất.
C. Đốt các loại chất thải từ sinh hoạt cho đến sản xuất.
D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải qua sử dụng.
Câu 12: Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là
A. luôn quan tâm đến tình hình thế giới.
B. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
C. tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây sai khi nói về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Là nhà nước của nhân dân.
B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân.
D. Là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 14: Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. bạo lực và trấn áp. B. tổ chức và xây dựng.
C. bạo lực và xây dựng. D. xây dựng và trấn áp.
Câu 15: Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn.
B. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí.
C. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều.
D. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm.
Câu 16: Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người
A. Thích xen vào chuyện người khác.
B. Thích thể hiện bản thân.
C. Có uy tín trong khu phố.
D. Có ý thức giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương.
Câu 17: Trong buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông, K được cô giáo phân công phát tờ rơi cho các bạn. K không nhận lời vì cho rằng đó là việc của cảnh sát giao thông. Nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Từ chối và nhờ cô phân công bạn khác.
B. Cũng giống như K, không chịu nhận lời.
C. Vui vẻ nhận lời và thực hiện tốt nhiệm vụ.
D. Trả vờ đau đầu và xin nghỉ buổi ngoại khóa.
Câu 18: Bạn N rất thích làm lớp trưởng nên đã đưa cho G hai trăm ngàn đồng, để G giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm tên K. Biết chuyện, cô K vẫn làm ngơ không phê bình N và G trước lớp. Vậy, những ai đã vi phạm quyền dân chủ?
A. Mình N. B. N và G.
C. N, G và cô K. D. Không ai vi phạm.
Câu 19: Thấy bạn B và G thường xuyên đổ rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. Bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?
A. Bạn B, G. B. Bạn B, G, T.
C. Bạn B, G, H. D. Bạn B, G, T và H.
Câu 20: Trong cuộc trò chuyện giữa bạn A, B, C và D. Bạn A cho rằng mình chả cần cố gắng học để làm gì, đằng nào mình cũng xác định học cho xong cấp 3 rồi đi làm công nhân, kiếm ít vốn rồi lập gia đình, không cần quan tâm đến những vấn đề trong và ngoài nước. Còn bạn B, C thì cho rằng mình cần cố gắng học thật giỏi, thi Đại học trường mà mình yêu thích, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng đất nước; D thì tâm sự rằng mình sẽ cố gắng học thêm tiếng Anh để sau này phấn đấu đi du học để có trình độ chuyên môn cao, sau đó về phục vụ đất nước. Theo em, trong tình huống trên bạn nào đã thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của nước ta?
A. Bạn A, B, C, D. B. Bạn B, C, D.
C. Bạn B và C. D. Chỉ mình D.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM).
Câu 1: (3,5 điểm). Vì sao Đảng ta xác định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển bền vững? Hãy nêu phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục đào?
Câu 2: (1,5 điểm). Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh?
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).
1A |
2B |
3A |
4B |
5A |
6B |
7A |
8B |
9D |
10B |
11A |
12B |
13C |
14B |
15B |
16D |
17C |
18C |
19A |
20B |
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM).
Câu 1.
- Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu vì:
+ Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.
+ Là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.
- Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước.
+ Mở rộng qui mô giáo dục, vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
+ Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường.
+ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Đây là vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
+ Xã hội hoá giáo dục.Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.
+ Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Phải tiếp cận những chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.
Câu 2.
- Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Vì vậy, công dân có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh:
+ Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước.
+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
+ Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia.
+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh tại nơi cư trú.
ĐỀ THI SỐ 2
Câu 1: Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đầu xây dựng là
A. Chủ nghĩa quốc tế
B. Chủ nghĩa xã hội
C. Chủ nghĩa tư bản
D. Chủ nghĩa vô sản
Câu 2: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản?
A. Bốn đặc trưng
B. Sáu đặc trưng
C. Tám đặc trưng
D. Mười đặc trưng
Câu 3: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghĩa xã hội ở nước ta
A. Là một xã hôi dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
B. Do dân làm chủ
C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công
Câu 4: Nước ta đang ở giai đoạn phát triển nào dưới đây?
A. Chế độ cộng sản chủ nghĩa
B. Chế độ xã hội chủ nghĩa
C. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
B. Chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa
Câu 5: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển
A. Ưu việt hơn các xã hội trước
B. Lợi thế hơn các xã hội trước
C. Nhanh chóng
D. Tự do
Câu 6: Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
A. Có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc
B. Có nền văn hóa hiện đại
C. Có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
D. Có nguồn lao động dồn dào
Câu 7: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là
A. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
B. Điểm mới trong xã hội Việt Nam
C. Biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc
D. Đặc điểm quan trọng cúa đất nước
Câu 8: Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn?
A. Đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp lực, bóc lột
B. Đi lên chủ nghĩa xã hội la nhu cầu của nhiều nước trên thế giới
C. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột
D, Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa tốt đẹp và công bằng
Câu 9: Nhà nước xuất hiện từ khi
A. Con người xuất hiện
B. Xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủ
C. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
D. Phân hóa lao động
Câu 10: Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính xã hội
B. Tính nhân dân
C. Tính giai cấp
D. Tính quần chúng
Câu 11: Công cụ nào dưới đây là hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lí xã hội
A. Kế hoạch
B. Chính sách
C. Pháp luật
D. Chủ trương
Câu 12: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. Pháp luật
B. Chính sách
C. Dư luận xã hội
D. Niềm tin
Câu 13: Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Trấn áp các lực lượng phá hoại
B. Tổ chức và xây dựng
C. Giữ gìn chế độ xã hội
D. Duy trì an ninh quốc phòng
Câu 14: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tri thức
D. Tiểu thương
Câu 15: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
A. Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Của riêng giai cấp lãnh đạo
C. Của riêng những người lao động nghèo
D. Của riêng tầng lớp tri thức
Câu 16: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
A. Bằng pháp luật
B. Bằng chính sách
C. Bằng đạo đức
D. Bằng chính trị
Câu 17: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
A. Của nhân dân lao động
B. Của tất cả mọi người trong xã hội
C. Của những người lãnh đạo
D. Của giai cấp công nhân
Câu 18: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
A. Rộng rãi nhất và triệt để nhất
B. Tuyệt đối nhất
C. Hoàn bị nhất
D. Phổ biến nhất trong lịch sử
Câu 19: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
A. Đạo đức
B. Pháp luật
C. Phong tục
D. Truyền thốn
Câu 20: Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở
A. Quyền bình đẳng nam nữ
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Quyền tự do kinh doanh
D. Quyền tự do lựa chọn nơi ở và làm việc
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
1-B |
2-C |
3-B |
4-C |
5-A |
6-A |
7-A |
8-A |
9-C |
10-B |
11-C |
12-A |
13-B |
14-A |
15-A |
16-A |
17-A |
18-A |
19-B |
20-B |
21-C |
22-D |
23-A |
24-B |
25-A |
26-C |
27-B |
28-A |
29-B |
30-A |
31-B |
32-C |
33-B |
34-B |
35-D |
36-D |
37-C |
38-A |
39-C |
40-C |
|
ĐỀ THI SỐ 3
Câu 1: Việt Nam tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới là nội dung của
A. Tăng cường quan hệ với các đảng phái, tổ chức chính trị thế giới
B. Mở rộng quan hệ đối ngoại
C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
D. Chủ động tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực
Câu 2: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APFC) năm
A. 1996 B. 1997 C. 1998 D. 1999
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm
A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998
Câu 4: Việt Nam không là thành viên của tổ chức nào dưới đây?
A. FAO B. EU C. WTO D. WHO
Câu 5: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây ?
A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
B. Tổ chức Thương mại Thế giới
C. Tổ chức Y tế Thế giới
D. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
Câu 6: Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm
A. 1990 B. 1995 C. 1997 D. 2000
Câu 7: Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là
A. Thu hút vốn nước ngoài, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến
B. Xây dụng và bảo vệ Tổ quốc
C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế
D. Đưa nước ta hội nhập với thế giới
Câu 8: Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là
A. Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng
B. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng
C. Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh
D. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ
Câu 9: Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để
A. Lựa chọn tuổi con cho phù hợp
B. Lựa chọn số con theo mong muốn của vợ chồng
C. Hạn chế việc sinh con
D. Điều chinh số con và khoảng cách sinh con
Câu 10: Gia đình bạn A có hai chị em gái nên bố mẹ bạn muốn có them con trai. Theo em, bạn A nên chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của công dân ?
A. Góp ý, động viên bố mẹ chấp hành chính sách dân số
B. Không quan tâm vì đó là chuyện của bố mẹ
C. Khuyến khích bố mẹ sinh thêm em
D. Thông báo cho chính quyền địa phương
Câu 11: Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số nào dưới đây, biện pháp nào tác dộng trực tiếp tới nhân thức của người dân?
A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí
B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc
C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số
D. Nhà nước chủ động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về dân số
Câu 12: Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số ?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số
B. Nâng cao hiệu quả của người dân về chính sách dân số
C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình
D. Tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia điình
Câu 13: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Q thường xuyên thực hiện giao ban với cán chuyên trách các xã, thị trấn để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến dộng về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong chính sách dân số?
A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dân số
B. Nâng cao vai trò của cán bộ dân số
C. Tăng cường công tác lãnh đạo , quản lí đối với công tác dân số
D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số
Câu 14: Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
B. Mở rộng quy mô giáo dục
C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học
Câu 15: Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh gia điình khó khăn là thể hiện
A. Chu trương giáo dục toàn diện B. Công bằng xã hội trong giáo dục
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục D. Sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo
Câu 16: Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với sinh viên các trường cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn là thực hiện
A. Xóa đói giảm nghèo trong giáo dục B. Ưu tiên đầu tư giáo dục
C. Công bằng xã hội trong giáo dục D. Xã hội hóa giáo dục
Câu 17: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các kì thi học sinh giỏi nhằm mục đích nào dưới đây
A. Thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước
B. Phát triển tiềm năng trí tuệ của người học
C. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước
D. Khuyến khích người học tham gia học tập
Câu 18: Nhà nước cấp ngân sách xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục qua Chương trình kiên cố hóa trường học. việc làm này thể hiện phương hướng nào dưới đây?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
B. Mở rộng quy mô giáo dục
C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 19: Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây
A. Nâng cao dân trí B. Đào tạo nhân tài
C. Bồi dưỡng nhân tài D. Phát triển nhân lực
Câu 20: Nhà nước thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc gia điình nghèo, khó khăn. Việc làm này nhằm
A. Mở rộng quy mô và đối tượng người học
B. Ưu tien đầu tư ngân sách cua Nhà nước cho giáo dục
C. Tạo điều kiện để ai cũng được học
D. Đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của công dân
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
1-C |
2-C |
3-A |
4-B |
5-C |
6-B |
7-A |
8-A |
9-D |
10-A |
11-C |
12-C |
13-C |
14-C |
15-B |
16-C |
17-A |
18-C |
19-A |
20-C |
21-B |
22-A |
23-C |
24-D |
25-D |
26-A |
27-B |
28-A |
29-A |
30-A |
31-B |
32-A |
33-C |
34-D |
35-D |
36-A |
37-B |
38-A |
39-A |
40-A |
|
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Quang Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !