YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Văn Can

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm các đề thi chuẩn cấu trúc ôn luyện cho kì thi Hk2 sắp tới của các em học sinh lớp 11, HOC247 xin giới tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Văn Can, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG VĂN CAN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD 11

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Ngày Môi trường thế giới là?

A. 5/6.

B. 7/6.

C. 6/5.

D. 6/7.

Câu 2: Đặc điểm nguồn tài nguyên nước ta là?

A. Phong phú và đa dạng.

B. Sử dụng hợp lí.

C. Sử dụng có hiệu quả.

D. Cả A,B,C.

Câu 3: Điều đáng lo ngại về tài nguyên thiên nhiên nước ta hiện nay là?

A. Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.

B. Chất lượng đất suy giảm.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Cả A,B,C.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy là?

A. Do tác động tiêu cực của con người.

B. Do thời tiết khắc nghiệt.

C. Do mưa dông, lốc xoáy.

D. Cả A,B,C.

Câu 5: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là?

A. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

B. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

C. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải

D. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

Câu 6: Phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là?

A. Sử dụng hợp lý tài nguyên.

B. Bảo tồn đa dạng sinh học.

C. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

D. Tăng cường công tác, quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.

Câu 7: Các hoạt động bảo vệ môi trường là?

A. Trồng cây xanh.

B. Vệ sinh môi trường tại các khu dân cư.

C. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Các hoạt động phá hoại môi trường là?

A. Tiêu diệt động vật quý hiếm.

B. Xả rác ra môi trường.

C. Chặt rừng lấy gỗ.

D. Cả A,B,C.

Câu 9: Hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật được gọi là?

A. Môi trường.

B. Tự nhiên.

C. Thiên nhiên.

D. Cả A,B,C.

Câu 10: Sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật được gọi là?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Suy thoái môi trường.

C. Sự cố môi trường.

D. Phá hủy môi trường.

Câu 11: Nhiệm vụ của giáo dục là?

A. Nâng cao dân trí.

B. Đài tạo nhân lực.

C. Bồi dưỡng nhân tài.

D. Cả A,B,C.

Câu 12: Để thực hiện nhiệm vụ của giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phát triển theo mấy phương hướng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 13: Thực hiện công bằng trong giáo dục mang ý nghĩa ?

A. Nhân văn.

B. Nhân đạo.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Cả A,B,C.

Câu 14: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo của nước ta hiện nay là ai?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Phùng Xuân Nhạ.

C. Bà Phạm Kim Tiến.

D. Bà Tòng Thị Phóng.

Câu 15: Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ thuộc nội dung?

A. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.

B. Phương hướng cở bản để phát triển khoa học và công nghệ.

C. Mục tiêu của khoa học và công nghệ.

D. Ý nghĩa của khoa học và công nghệ.

Câu 16: Hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy dược gọi là?

A. Khoa học.

B. Công nghệ.

C. Tri thức.

D. Khoa học và công nghệ.

Câu 17: Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài thuộc phương hướng nào trong phát triển khoa học và công nghệ?

A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.

B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

C. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ.

D. Tập trug vào các nhiệm vụ trọng tâm.

Câu 18: Nhiệm vụ của văn hóa là?

A. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.

B. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

D. Cả A,B,C.

Câu 19: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta cần phát triển theo mấy phương hướng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 20: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ở nước ta hiện nay là ai?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Chu Ngọc Anh.

C. Bà Phạm Kim Tiến.

D. Ông Vũ Đức Đam.

Câu 21: Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào?

A. 22/12.

B. 30/4.

C. 01/5.

D. 30/10.

Câu 22: Quốc phòng và an ninh có vai trò đối với đất nước là?

A. Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

B. Quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

C. Tiền đề trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

D. Cơ sở trong việc giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Câu 23: Bảo vệ Tổ quốc có lực lượng nòng cốt là?

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Chính quyền địa phương.

D. Cả A và B.

Câu 24: Bảo vệ Tổ quốc là …. thường của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Trong dấu “…” là?

A. Nhiệm vụ.

B. Nhiệm vụ quan trọng.

C. Nhiệm vụ trọng yếu.

D. Nghĩa vụ.

Câu 25: Ngày thành lập Công an nhân dân là?

A. 20/7.

B. 25/8.

C. 19/8.

D. 20/8.

Câu 26: Yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bỏa vệ Tổ quốc là?

A. Sức mạnh thời đại.

B. Sức mạnh dân tộc.

C. Sức mạnh khách quan.

D. Sức mạnh chủ quan.

Câu 27: Sức mạnh thời đại bao gồm?

A. Sức mạnh của khoa học và công nghệ.

B. Sức mạnh của các lực lượng tiến bộ.

C. Sức mạnh của cách mạng trên thế giới.

D. Cả A,B,C.

Câu 28: Lực lượng quốc phòng toàn dân bao gồm?

A. Con người.

B. Phương tiện vật chất.

C. Khả năng khác của dân tộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 29: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là?

A. Tuyệt đối.

B. Trực tiếp.

C. Tác động một phần.

D. Cả A và B.

Câu 30: Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cần phải thực hiện mấy phương hướng cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 31: Mục tiêu đối ngoại của nước ta hiện nay là?

A. Hợp tác cùng phát triển.

B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

C. Hữu nghị, hợp tác.

D. Vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Câu 32: Phương châm chỉ đạo các hoạt động ngoại giao của nước ta hiện nay là?

A. Hợp tác cùng phát triển.

B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

C. Hữu nghị, hợp tác.

D. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

Câu 33: Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay là?

A. Giữ vững môi trường hòa bình

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

D. Cả A,B,C.

Câu 34: Chính sách ngoại giao có mấy nguyên tắc?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 35: Chính sách ngoại giao nước ta có mấy phương hướng cơ bản ?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 36: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước ta hiện nay là ai?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Phùng Xuân Nhạ.

C. Bà Phạm Kim Tiến.

D. Bà Tòng Thị Phóng.

Câu 37: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Đây là cơ quan nào?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội vụ.

C. Bộ Ngoại vụ.

D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Câu 38: Bộ Ngoại giao được thành lập vào ngày tháng năm nào?

A. 28/8/1945.

B. 27/8/1945.

C. 26/8/1945.

D. 25/5/1945.

Câu 39: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là ai?

A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

B. Trường Chinh.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 40: Các hình thức hợp tác là?

A. Đơn phương.

B. Song phương.

C. Đa phương.

D. Cả A,B.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1-A

2-D

3-D

4-A

5-D

6-D

7-D

8-D

9-A

10-A

11-D

12-D

13-A

14-B

15-A

16-A

17-B

18-D

19-B

20-B

21-A

22-A

23-D

24-C

25-C

26-B

27-D

28-D

29-D

30-C

31-D

32-D

33-D

34-A

35-D

36-A

37-A

38-A

39-C

40-D

 

 

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số nào dưới đây, biện pháp nào tác dộng trực tiếp tới nhân thức của người dân?

A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí

B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc

C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số

D. Nhà nước chủ động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về dân số

Câu 2: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APFC) năm

A. 1996        B. 1997        C. 1998        D. 1999

Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm

A. 1995        B. 1996        C. 1997        D. 1998

Câu 4: Việt Nam không là thành viên của tổ chức nào dưới đây?

A. FAO       B. EU        C. WTO        D. WHO

Câu 5: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây ?

A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

B. Tổ chức Thương mại Thế giới

C. Tổ chức Y tế Thế giới

D. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

Câu 6: Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm

A. 1990        B. 1995        C. 1997        D. 2000

Câu 7: Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là

A. Thu hút vốn nước ngoài, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến

B. Xây dụng và bảo vệ Tổ quốc

C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế

D. Đưa nước ta hội nhập với thế giới

Câu 8: Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là

A. Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng

B. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng

C. Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh

D. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ

Câu 9: Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để

A. Lựa chọn tuổi con cho phù hợp

B. Lựa chọn số con theo mong muốn của vợ chồng

C. Hạn chế việc sinh con

D. Điều chinh số con và khoảng cách sinh con

Câu 10: Gia đình bạn A có hai chị em gái nên bố mẹ bạn muốn có them con trai. Theo em, bạn A nên chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của công dân ?

A. Góp ý, động viên bố mẹ chấp hành chính sách dân số

B. Không quan tâm vì đó là chuyện của bố mẹ

C. Khuyến khích bố mẹ sinh thêm em

D. Thông báo cho chính quyền địa phương

Câu 11: Việt Nam tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới là nội dung của

A. Tăng cường quan hệ với các đảng phái, tổ chức chính trị thế giới

B. Mở rộng quan hệ đối ngoại

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

D. Chủ động tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

Câu 12: Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số ?

A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số

B. Nâng cao hiệu quả của người dân về chính sách dân số

C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình

D. Tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia điình

Câu 13: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Q thường xuyên thực hiện giao ban với cán chuyên trách các xã, thị trấn để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến dộng về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong chính sách dân số?

A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dân số

B. Nâng cao vai trò của cán bộ dân số

C. Tăng cường công tác lãnh đạo , quản lí đối với công tác dân số

D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số

Câu 14: Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục

B. Mở rộng quy mô giáo dục

C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học

Câu 15: Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh gia điình khó khăn là thể hiện

A. Chu trương giáo dục toàn diện        B. Công bằng xã hội trong giáo dục

C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục        D. Sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo

Câu 16: Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với sinh viên các trường cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn là thực hiện

A. Xóa đói giảm nghèo trong giáo dục        B. Ưu tiên đầu tư giáo dục

C. Công bằng xã hội trong giáo dục       D. Xã hội hóa giáo dục

Câu 17: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các kì thi học sinh giỏi nhằm mục đích nào dưới đây

A. Thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước

B. Phát triển tiềm năng trí tuệ của người học

C. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước

D. Khuyến khích người học tham gia học tập

Câu 18: Nhà nước cấp ngân sách xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục qua Chương trình kiên cố hóa trường học. việc làm này thể hiện phương hướng nào dưới đây?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

B. Mở rộng quy mô giáo dục

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Câu 19: Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây

A. Nâng cao dân trí        B. Đào tạo nhân tài

C. Bồi dưỡng nhân tài        D. Phát triển nhân lực

Câu 20: Nhà nước thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc gia điình nghèo, khó khăn. Việc làm này nhằm

A. Mở rộng quy mô và đối tượng người học

B. Ưu tien đầu tư ngân sách cua Nhà nước cho giáo dục

C. Tạo điều kiện để ai cũng được học

D. Đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của công dân

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1-C

2-C

3-A

4-B

5-

6-B

7-A

8-A

9-D

10-A

11-C

12-C

13-C

14-C

15-B

16-C

17-A

18-C

19-A

20-C

21-B

22-A

23-C

24-D

25-D

26-A

27-B

28-A

29-A

30-A

31-B

32-A

33-C

34-D

35-D

36-A

37-B

38-A

39-A

40-A

 

 

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1: Lịch sử loài người đã trải qua mấy chế độ xã hội?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các chế độ khác nhau trong lịch sử là?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Quốc phòng.

Câu 3: Xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua các giai đoạn cơ bản từ thấp đến cao là?

A. Từ Chiếm hữu nô lệ và phong kiến.

B. Từ phong kiến và tư bản chủ nghĩa.

C. Từ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Câu 4: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 5: So với các xã hội trước, xã hội chủ nghĩa là một xã hội phát triển như thế nào?

A. Ưu việt hơn, tốt đẹp hơn.

B. Toàn diện hơn.

C. Ưu việt hơn và toàn diện hơn.

D. Bình đẳng và tiến bộ hơn.

Câu 6: Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ nào?

A. Chiếm hữu nô lệ.

B. Phong kiến.

C. Tư bản chủ nghĩa.

D. Cộng sản nguyên thủy.

Câu 7: Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào?

A. Quá độ trực tiếp.

B. Quá độ gián tiếp.

C. Từ quá độ trực tiếp đến quá độ gián tiếp.

D. Từ quá độ gián tiếp đến quá độ trực tiếp.

Câu 8: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra ở các kĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị.

B. Tư tưởng và văn hóa.

C. Xã hội.

D. Cả A,B,C.

Câu 9: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau thuộc lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Tư tưởng và văn hóa.

C. Xã hội.

D. Chính trị.

Câu 10: Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tư tưởng, văn hóa khác nhau thuộc lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Tư tưởng và văn hóa.

C. Xã hội.

D. Chính trị.

Câu 11: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại mấy kiểu nhà nước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12: Kiểu nhà nước nào ra đời đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người?

A. Cộng sản nguyên thủy.

B. Tư bản chủ nghĩa.

C. Chiếm hữu nô lệ.

D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Nhà nước ra đời khi nào?

A. Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

B. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.

C. Xuất hiện lao động và ngôn ngữ.

D. Cả A và B.

Câu 14: Nhà nước mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp thống trị.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp địa chủ.

D. Giai cấp chủ nô.

Câu 15: Giai cấp thống trị ở các mặt nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Tư tưởng.

D. Cả A,B,C.

Câu 16: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo được gọi là?

A. Nhà nước.

B. Nhà nước pháp quyền.

C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 17: Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

B. Tính khách quan và tính chủ quan.

C. Tính nhân dân và tính giai cấp.

D. Tính dân tộc sâu sắc và tính giai cấp.

Câu 18: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chức năng?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 19: Trong các chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chức năng nào giữ vai trò quan trọng nhất?

A. Đảm bảo an ninh chính trị.

B. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

C. Tổ chức và xây dựng.

D. Cả A,B,C.

Câu 20: Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay bao gồm?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Các tổ chức chính trị - xã hội.

D. Cả A,B,C.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1-D

2-A

3-D

4-C

5-A

6-A

7-B

8-D

9-C

10-B

11-D

12-C

13-D

14-A

15-D

16-D

17-A

18-A

19-C

20-D

21-A

22-D

23-A

24-D

25-D

26-D

27-C

28-D

29-D

30-D

31-D

32-D

33-D

34-A

35-D

36-D

37-A

38-C

39-A

40-B

   

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lương Văn Can. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF