YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ. Đề thi gồm có các câu trắc nghiệm sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Tính chất của cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là

A. cách mạng dân chủ tư sản.                                    

B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.                     

D. cách mạng vô sản.

Câu 2. Lênin có báo cáo quan trọng chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa có tên gọi là

A. Luận cương tháng tư.                                            

B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản.          

D. Sắc lệnh hoà bình.

Câu 3. Sự kiện đánh dấu cách mạng tháng 10/1917 ở Nga giành thắng lợi là

A. đêm 25/10, quân khởi nghĩa đánh chiếm cung điện Mùa Đông.

B. đầu năm 1918 cách mạng thành công trên toàn lãnh thổ Nga rộng lớn.

C. đêm 24/10, các đội cận vệ Đỏ đánh chiếm vị trí then chốt ở thủ đô.

D. ngày 27/10, chính quyền Xô viết được thành lập ở Matx-cơ-va.

Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong cuộc cách mạng Tháng Mười là?

A. Nhân dân các nước nổi dậy khởi nghĩa.                 

B. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va.

C. Nga hoàng bị bắt giam.                                           

D. Quân khởi nghĩa chiếm được cung điện Mùa Đông.

Câu 5. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10/1917 đối với nước Nga quan trọng nhất là

A. đưa người dân lên làm chủ đất nước.                       

B. thay đổi cục diện chính trị thế giới.

C. mở đường cho phong trào đấu tranh thế giới.           

D. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại.

Câu 6. Kết quả nào sau đây không phải của chính sách ngoại giao mà Liên Xô thực hiện từ sau cách mạng tháng Mười

A. thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

B. Liên Xô bị cô lập giữa vòng vây chủ nghĩa đế quốc.

C. phá vỡ chính sách bao vây của các nước đế quốc.

D. khẳng đinh uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 7. Sau cách mạng thành công nhà nước Xô-viết gặp những khó khăn gì?

A. Quân đội đế quốc tấn công vũ trang.                       

B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ.

C. Bọn Bạch vệ trong nước nổi dậy chống phá.          

D. Tất cả các ý.

Câu 8. Khi bước vào thời kì xây dựng đất nước, nước Nga Xô-viết gặp những khó khăn nào?

A. Lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá ở nhiều nơi.

B. Chính trị không ổn định.

C. Kinh tế bị tàn phá.                                                    

D. Tất cả các khó khăn.

Câu 9. Trước hoàn cảnh khó khăn, chính quyền Xô-viết thực hiện chính sách đối phó như thế nào?

A. Bắt tay hoà hoãn với các đế quốc.                           

B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước khác.

C. Đầu hàng các nước đế quốc.                                    

D. Thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến.

Câu 10. Chính sách Cộng sản thời chiến được tiến hành từ khi nào?

A. 1921.                               

B. 1922.                   

C. 1920.                            

D. 1918.

Câu 11. Chính sách kinh tế mới được thực hiện vào thời gian nào?

A. 03-1921.                     

B. 01-1921.                            

C. 02-1921.             

D. 04-1921.

Câu 12. Nôi dung cơ bản của chính sách kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là

A. trưng thu lương thực thừa của nông dân.

B. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với mọi công dân.

C. thay thế trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực.

D. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.

Câu 13. "NEP" là cụm từ viết tắt của

A. kế hoạch 5 năm của Liên Xô.                                    

B. chính sách cộng sản thời chiến.

C. chính sách kinh tế mới.                                             

D. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Câu 14. Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì?

A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.

B. Thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước.

C. Tư bản trong nước chi phối nền kinh tế.

D. Nhà nước độc quyền về mọi mặt.

Câu 15. Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới?

A. Vượt qua được khó khăn về chính trị.

B. Tác động đến công cuộc xây dựng CNXH ở các nước sau này.

C. Hoàn thành được công cuộc khôi phục kinh tế.

D. Tất cả các ý.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Sự kiện nổi bật nào của thế giới đã diễn ra vào 10-1929?

A. Cuộc khủng hoảng chính trị thế giới bùng nổ.

B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ.

C. Cuộc khủng hoảng quân sự thế giới bùng nổ.

D. Cuộc khủng hoảng ngoại giao thế giới bùng nổ.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng 1929-1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

A. xã hội.                            

B. kinh tế.                               

C. văn hóa.                        

D. chính trị.

Câu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bùng nổ đánh dấu

A. sự phát triển không đều giữa các nước tư bản.

B. thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa nước tư bản đã chấm dứt.

C. những mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa nước tư bản không thể điều hòa.

D. kế hoạch phát triển nền kinh tế của chủ nghĩa nước tư bản không phù hợp.

Câu 4. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là do

A. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.

B. hậu quả của cao trào cách mạng 1918-1923.

C. sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924-1929.

D. việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.

Câu 5. Năm 1932 phản ánh tình hình nào của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kết thúc.

B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng nhất.

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh nhất đến châu Âu.

D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh nhất đến nước Mĩ.

Câu 6.  Phát xít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc vào thời gian nào ?

A. 1937.                       

B. 1939.                           

C. 1938.                   

D. 1940.

Câu 7. Phát xít Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc vào thời gian nào ?

A. 1933.                      

B. 1931.                           

C. 1932.                   

D. 1930.

Câu 8. Thái độ của các nước đế quốc đối với Liên Xô là

A. Liên kết với Liên Xô.                                

B. Hợp tác với Liên Xô.         

C. Thù ghét Liên Xô.                                      

D. Không tỏ thái độ gì.

Câu 9. Thái độ của Liên xô đối với Đức trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ:

A. Bỏ qua các hành động của Đức.                

B. Coi Đức là đồng minh.

C. Không để ý đến tình hình thế giới.             

D. Coi Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.

Câu 10. Trước hành động chuẩn bị chiến tranh của Đức, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào với Đức ?

A. Bắt tay với Anh, Pháp để cô lập Đức.        

B. Kí với Đức hiệp ước Xô - Đức.

C. Đối đầu với Đức.                                        

D. Không có hành động gì.

Câu 11. Liên Xô có chủ trương gì với nước Anh và Pháp trước chiến tranh thế giới thứ 2 ?

A. Hợp tác chặt chẽ với Anh, Pháp.                

B. Đối đầu với các nước Anh, Pháp.

C. Khước từ mọi đề nghị của Anh, Pháp.        

D. Đề nghị Anh, Pháp hợp tác chống Đức.

Câu 12. Để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã

A. chủ trương liên kết với các nước tư bản.

B. kí với khối phát xít hiệp ước không xâm lược nhau.

C. đứng ngoài cuộc, thực hiện chính sách trung lập.

D. chuẩn bị lực lượng để đối phó.

Câu 13. Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì ?

A. Đầu tư vốn nhiều nơi trên thế giới.

B. Ra sức đầu tư phát triển vũ khí mới chuẩn bị cho chiến tranh.

C. Tăng cường hành động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.

D. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội chuẩn bị chiến tranh.

Câu 14. Nguyên nhân sâu xa bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 ?

A. Mâu thuẫn giữa các khối đế quốc về vấn đề thuộc địa.      

B. Quân Đức mâu thuẫn với Liên Xô.

C. Đức muốn làm bá chủ thế giới tư bản.        

D. Anh, Pháp mâu thuẫn với Liên Xô.

Câu 15. Nội dung của hội nghị Muy-ních (29/9/1938) giữa Anh, Pháp, Đức và Italia là

A. biến Tiệp Khắc thành bàn đạp tấn công Ba Lan.

B. yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét.

C. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức.

D. bàn tính kế hoạch tiến công Liên Xô.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trận đánh thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai, làm cho phát xít Đức từ thế chủ động sang phòng ngự bị động trên chiến trường là ở

A. Xta-lin-grat.                                                  

B. Mát-xcơ-va.         

C. En A-la-men.                                                 

D. vòng cung Cuốc-xcơ.

Câu 2. Chiến thắng Matxcơva 1941 có ý nghĩa to lớn gì ?

A. Tất cả các ý trên.                 

B. Làm tổn thất nặng nề đối với quân Đức.

C. Làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Đức.          

D. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

Câu 3. Kết quả của cuộc tấn công Xta-lin-grat của quân Đức là

A. buộc phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô.          

B. chiếm được sau 2 tháng.

C. không thể chiếm được thành phố này.        

D. chiếm được nhanh chóng.

Câu 4. Nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị I-an-ta (2/1945) của các nước

A. Liên Xô, Đức, Mĩ.                                      

B. Đức, Italia, Nhật.   

C. Anh, Pháp Mĩ.                                           

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 5. Quân Anh và quân Mĩ phối hợp phản công quét sạch liên quân Đức - Italia khỏi lục địa châu Phi vào thời gian

A. tháng 6/1944.                  

B. tháng 7/1943.             

C. tháng 5/1943.         

D. tháng 3/1943.

Câu 6. Số người bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khoảng

A. 50 triệu người.               

B. 20 triệu người.            

C. 90 triệu người.             

D. 60 triệu người.

Câu 7. Trận đánh tạo ra bước ngoặt ở mặt trận Thái Bình Dương khi Mĩ đánh bại quân Nhật là

A. Gu-a-đan-ca-nan.           

B. Xa-lô-mông.                

C. Mít-uây.          

D. Ca-rô-lin.

Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc khi

A. phát xít Italia bị sụp đổ.                               

B. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.

C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật.           

D. phát xít Đức bị tiêu diệt.

Câu 9. Khối liên minh phát xít bao gồm các nước

A. Anh, Pháp, Mĩ.                                              

B. Đức, Italia, Nhật.            

C. Đức, Áo, Hung.                                            

D. Nhật, Mĩ, Anh.

Câu 10. Khối đồng minh chống phát xít ra "Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc" cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình gồm

A. 5 quốc gia.                                                      

B. 26 quốc gia.        

C. Mĩ, Trung Quốc, Pháp.                                  

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 11. Mĩ-Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng sự kiện

A. tấn công vào Béc-lin          .                           

B. đóng quân ở sông En-bơ.

C. gặp nhau tại Toóc-gâu.                                   

D. đổ bộ tại Noóc-măng-đi.    

Câu 12. Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương ở đâu ?

A. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).                      

B. Đồn Mang Cá.

C. Căn cứ Ba Đình.                                        

D. Huế.

Câu 13.  Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần Vương là gì ?

A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp.

B. Khôi phục quốc gia phong kiến.

C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.

D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

Câu 14. Chiếu Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì

A. Nhân dân oán hận triều đình.

B. Đó là chiếu chỉ của nhà vua.

C. Đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân ta.

D. Tất cả các ý.

Câu 15. Lãnh đạo phong trào Cần Vương là thành phần nào ?

A. Gồm văn thân sĩ phu yêu nước.                        

B. Địa chủ.

C. Nông dân.                                                           

D. Quan lại.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF