YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Lê Lợi

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Lê Lợi. Đề thi gồm có các câu hỏi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 90 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

... “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác. (1,00đ)

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em đặc biệt ấn tượng.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Câu 1.

- Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

- Tác giả: O Hen-ry

Câu 2.

- Nội dung chính: Cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác cụ để lại cứu sống Giôn-xi

Câu 3.

Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi:

- Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.

- Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi

- Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi:

“Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.”

(Trích Ngữ văn 6, Tập một, Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục, tr. 8)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả của văn bản đó?

Câu 2. (1 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn trích.

Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của nó.

Câu 4. (1 điểm) Từ sơn trong hai câu dưới đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa? Vì sao?

Các thế hệ đã bảo vệ giang sơn bờ cõi được vững vàng và bình yên.

Màu sơn của ngôi nhà này rất đẹp.

Phần II: Tạo lập văn bản (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách với mục đích chưa tốt. Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

Câu 2. (4 điểm) Em hãy viết một bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Mây và sóng của Ta – go.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Câu 1

- Đoạn trích trên thuộc văn bản Gió lạnh đầu mùa.

- Tác giả: Thạch Lam.

Câu 2

Các từ láy có trong đoạn trích:

- quây quần

- vồ vập

- kiêu kì

- khinh khỉnh

Câu 3

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: so sánh.

- Cụ thể: so sánh giữa cách cư xử giữa chị em Sơn và các em họ của Sơn đối với lũ trẻ nhà nghèo (“Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn”).

- Tác dụng: làm nổi bật lên sự hoà đồng với đám trẻ nghèo của hai chị em Sơn cũng như thể hiện thái độ không đồng tình với cách cư xử của các em họ Sơn.

Câu 4

- Từ sơn trong hai câu a. và b. là từ đồng âm.

- Vì từ sơn (a.) là từ Hán Việt, có nghĩa gốc là núi, mở rộng ra để chỉ lãnh thổ của quốc gia; từ sơn (b.) lại là vật liệu để quét lên đồ vật, tường nhà cho bền và đẹp. Như vậy hai từ sơn này không có liên hệ với nhau về nghĩa, nên là từ đồng âm.

II. LÀM VĂN

Câu 1

- Đảm bảo hình thức một đoạn văn.

- Đảm bảo nội dung:

+ Câu chủ đề: Dẫn dắt và nêu vấn đề.

Thân đoạn:

-  Làm rõ hiện tượng sử dụng điện thoại chưa đúng cách với mục đích chưa tốt: dùng trong giờ học để làm việc riêng, bị nghiện trò chơi, trêu chọc người khác, những thông tin sai lệch, học đối phó, v.v…

-  Tác hại của việc sử dụng điện thoại chưa đúng cách

-  Nguyên nhân: bị thu hút bởi những thứ mới lạ, chưa tự ý thức tốt, v.v…

-  Phương hướng khắc phục: bản thân tự giác, gia đình và nhà trường quản lí và giáo dục, v.v….

Kết đoạn:

 - Đánh giá chung về hiện tượng.

-  Liên hệ bản thân.

Câu 2.

- Hình thức:

+ Đảm bảo hình thức một bài văn, đảm bảo quy tắc chính tả.

+ Diễn đạt mạch lạc, có sáng tạo.

- Nội dung:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm – bài thơ Mây và sóng.

Thân bài: Ghi lại cảm xúc về bài thơ

+Cảm nhận về nội dung: Tình mẫu tử vượt trên lời mời gọi hấp dẫn của vũ trụ bao la, huyền bí.

+Câu chuyện của em bé với những người trên mây

+ Câu chuyện của em bé với những người trong sóng

+  Cảm nhận về nghệ thuật:

+ Thơ văn xuôi, có lời kể xen đối thoại;

+ Sử dụng phép lặp, nhưng có sự biến hóa và phát triển;

+Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

 Kết bài: Cảm nghĩ về ý nghĩa của bài thơ.

ĐỀ THI SỐ 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Câu 1: Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai

Câu 2: Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì 

Câu 3: Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là người như thế nào?

PHẦN II: LÀM VĂN 

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Những cánh buồm

---------------------HẾT--------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Câu 1: Tác giả là R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

Câu 2: 

- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ. 

+ Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu con dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.

Câu 3: Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là bạn trẻ ngoan ngoãn và biết yêu thương mẹ mình.

PHẦN II: LÀM VĂN 

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở.

Trên đây là nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON