YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Thị Định

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Thị Định dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN THỊ ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đúng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền - như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời". Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài - Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr 25-26)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phái chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành thơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

(Trích “Vội vàng” của Xuân Diệu)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, lặp cú pháp

Câu 3:

- Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống bởi cuộc đời đang trôi qua rất nhanh và có những giờ phút rất tuyệt vời; hãy biết tận hưởng cuộc sống từng ngày.

Câu 4:

Nêu rõ quan điểm bản thân, lí giải hợp lí, thuyết phục về sự cần thiết về việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể đồng ý theo hướng sau:

+ Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

+ Giúp con người chủ động tìm các giải pháp, tránh được rủi ro…

II. LÀM VĂN

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Phân tích

 Vì sao ở cuối bài thơ, lòng yếu đời, ham sống của tác giả lại bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt như vậy?.

Cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt của nhà thơ được biểu hiện như thế nào?

– Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu…

– Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất:

+ Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn…

+ Từ rất nhiều sự vật, hiện tượng của cuộc sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, non nước, cây, cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng…

+ Và rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê…

+ Diện tận hưởng rất rộng mà cường độ tận hưởng lại rất cao, rõ nhất là trong câu thơ cuối " – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!" Chưa bao giờ trong văn chương lại có một tiếng nói thơ ca mới mẻ và táo bạo đến thế. Đó chính là sự bùng nổ mãnh liệt của "cái tôi – cảm xúc" trong Thơ mới thời kì 1932 – 1941 mà Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu. Cả đoạn thơ, đặc biệt câu thơ cuối, đã nói lên rất rõ thần thái của Xuân Diệu.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (4,0 điểm)

Đọc hai câu thơ sau:

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

a. Xác định nội dung của hai câu thơ trên.

b. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ sau: “đi” (câu 1); “đi” (câu 2). 

c. Giải thích ý nghĩa của cụm từ: “mấy lời mẹ ru”. 

d. Từ hình ảnh người mẹ trong hai câu thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về tình mẫu tử trong cuộc đời.

Câu 2: (6,0 điểm) Đánh giá về thơ Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian, thì Huy Cận lại là nhà thơ của những ám ảnh không gian. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Anh, chị hãy phân tích hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1:

a.

- Nhận thức của người con về tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ của mẹ dành cho con: sống hết cuộc đời con cũng không thể hiểu hết, thấy hết, dùng hết những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ ấy.

- Tình cảm của con dành cho mẹ: tình yêu thương, sự biết ơn, ngợi ca,…

b.

Xác định các biện pháp nghệ thuật:

- “Đi” (1): ẩn dụ: sống hết cuộc đời của mỗi con người.

- “Đi” (2): ẩn dụ: hiểu, thấy, dùng hết những tình cảm, ước mong, khuyên nhủ của mẹ.

- Phép ẩn dụ làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn.

c.

- Giải thích từ ngữ: “Mấy lời mẹ ru”: câu ca dao, dân ca; những tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ,…của mẹ.

d.

* Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt.

* Phân tích, bàn luận:

- Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người.

- Người mẹ dành trọn sự hi sinh thầm lặng lo cho con

- Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật.

- Mẹ là một điểm tựa tinh thần không thể thiếu cho mỗi người con khi mệt mỏi hay những lúc yếu lòng.

- Những bà mẹ sẵn sàng phá bỏ đi đứa con của mình chỉ vì những ích kỉ của bản thân, giết chết đi sự sống của đứa trẻ khi đang mang hình hài trong bụng mẹ

- Không một ai có quyền làm vẩn đục đi tình mẫu tử thiêng liêng

* Liên hệ bản thân

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Phân tích:

- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sáng tác bài thơ

* Nhan đề:

- “Tràng giang: sông dài

=> Từ Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo đô ngân vang liên tiếp, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng.

* Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng ngớ sông dài”

Hé mở hoàn cảnh sáng tác

- Định hướng về nội dung và cảm xúc của bài thơ

a. Khổ 1:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả:

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

=> Trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định, đồng thời gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.

 b. Khổ 2:

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Theo GS. John Anthony Allan, “nước ảo” không phải là lượng nước tồn tại trong sản phẩm mà là nước được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Và theo cách tính đó, ông đã đưa ra những con số giật mình, ví dụ như để làm ra một chiếc bánh hamburger phải tiêu tốn 2.400 lít nước từ việc trồng lúa mì, xay bột, làm nhân bánh, trồng rau; để có 1 ký thịt bò, phải cần đến 15.340 lít nước để nuôi bò bởi trong ba năm nuôi một con bò cho 200kg thịt, nó đã ăn đến 1.300kg ngũ cốc (lúa mì, bắp, đậu nành, lúa mạch…) và 7.200kg cỏ và để sản xuất lượng ngũ cốc và cỏ đó phải cần đến ba triệu lít nước…

Gọi là “nước ảo” song trong quá trình sản xuất, người ta đều lấy nước thật từ lòng đất, sông hồ… “Ảo” là để chỉ ở góc độ không nhìn thấy của “nước” trong sản phẩm. Khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trong khi đặt nó trong thị trường nước và giao dịch nước ảo. Cần hiểu sự giao dịch “nước ảo” chính là trao đổi những hàng hóa mang trong mình “nước ảo”, ví như lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, nông sản… Vì thế, trao đổi nguồn “nước ảo” là một phương tiện có thể khắc phục tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia. Việc buôn bán “nước ảo” có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, “nước ảo” có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thương mại và nghiên cứu trên toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực khan hiếm nước. Giáo sư John Anthony Allan đã chỉ ra việc nhập siêu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước. Chẳng hạn thay vì sử dụng nguồn nước hạn chế của sông Jordan, Israel đã nhập “nước ảo” qua việc nhập bột mì của Mỹ hay gạo của Thái Lan. Hiện nay Israel nhập đến 80% lương thực vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân tiết kiệm nước.

Nhờ lý thuyết “nước ảo”, người ta phát hiện những quốc gia như Mỹ, Argentina và Brazil xuất khẩu hàng tỉ mét khối nước ảo trong khi các nước như Nhật, Ai Cập và Ý lại nhập hàng tỉ mét khối nước ảo mỗi năm thông qua lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. 62% lượng nước tiêu thụ ở Anh là nước ảo được nhập khẩu qua hàng hóa và thực phẩm . Trên thế giới những nước xuất khẩu nước ảo nhiều nhất là : Mỹ, Canada, Thailand, Ấn độ, Việt Nam, Pháp và Braxin. Những nước nhập khẩu nước ảo nhiều nhất là : Sri Lanka, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ai Cập, Đức và Italy.

Một cuộc sống chất lượng nhưng tiết kiệm hợp lý có lẽ là phương án duy nhất để bảo vệ tài nguyên nước trong tình hình hiện nay. Khi bạn lãng phí một hạt cơm hay vứt đi một món đồ dùng còn sử dụng tốt, hãy nghĩ đến công sức người lao động và số lượng nước kết tinh trong đó và hãy thay đổi thói quen. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là từ bỏ các tiện nghi hiện đại để trở về với lối sống đơn sơ. Không ai có thể bắt chúng ta phải thắt lưng buôc̣ buṇ g trong khi cả xã hội đang hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng sự giàu có phải gắn liền với tính “bền vững” tức là sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đây là những việc nhỏ đầu tiên chúng ta có thể làm để bảo vệ nguồn nước quý giá, cũng như bảo đảm cho cuộc sống tương lai.

 (Tài nguyên và môi trường. Kỳ 2, tháng 1,2013)

Câu 1: ( 0.5 điểm ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: ( 0.5 điểm ) Nước ảo là gì? Mối quan hệ giữa nước ảo và nước thật?

Câu 3: ( 1.0 điểm )Tại sao có thể nói “nước ảo” ảnh hưởng tới những giá trị kinh tế vĩ mô?

Câu 4: ( 1.0 điểm ) Để bảo vệ nguồn nước sạch, theo anh/chị chúng ta cần có những hành động gì?

 II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Bằng 01 đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trong văn bản ở phần đọc hiểu: sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.”

(Trích Vội vàng - Xuân Diệu)

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình san sẻ với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

 Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

 (Trích Từ ấy - Tố Hữu)

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

- Nước ảo là lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm

- Mối quan hệ: Sản xuất lấy nước thật để tạo ra nước ảo; Nước ảo được quy đổi ra nước thật

Câu 3:

* Ảnh hưởng:

- Trao đổi nước ảo khắc phục tình trạng thiếu nước, buôn bán “nước ảo” có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.

- Nhập siêu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước.

- Phát hiện những quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu nước ảo

Câu 4:

- Thái độ: Để sản xuất ra một sản phẩm thì cần một lượng nước rất lớn/ Lãng phí nước ảo cũng chính là lãng phí nước thật/ có ý thức tiết kiệm nước thật và nước ảo

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Có thể theo hướng sau:

- Trách nhiệm là phần việc phải làm tròn, nếu không sẽ gánh chịu hậu quả

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội là lối sống tiết kiệm, không lãng phí (từ nguồn nước)

- Bảo vệ môi trường

- Quan tâm đến những giá trị chung ...

Câu 2:

* Giới thiệu ngắn gọn về hai tác giả, hai tác phẩm, hai đoạn thơ

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ ông mang đậm tính chất trữ tình chính trị. Giọng thơ ngọt ngào và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ được sáng tác vào tháng 7/ 1938 nhân sự kiện nhà thơ được kết nạp vào Đảng

* Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất:

- Nội dung:

- Nghệ thuật:

+ Điệp ngữ “tôi muốn” và điệp cú pháp “Tôi muốn …… cho….…” -.> làm cho nhịp điệu câu thơ thêm mạnh mẽ, tha thiết, vừa bày tỏ được niềm khao khát chế ngự thiên nhiên vừa bộc lộ cái tôi lớn lao chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

* Cảm nhận đoạn thơ thứ hai

- Nội dung

 “Từ ấy” ghi lại được niềm vui sướng phấn khởi của Tố Hữu khi bắt gặp lí tưởng cách mạng và điều kì diệu đã xảy ra: nhà thơ đã có những những chuyển biến lớn lao về nhận thức và tình cảm trước cuộc đời.

+ Cái tôi nhà thơ tự nguyện gắn bó chân thành với quần chúng nhân dân.“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”. “buộc” là sự gắn kết chặt chẽ, tự nguyện. Cái tôi hòa với cái ta chung của

tập thể.

+ Cái tôi ấy đồng cảm sẻ chia, quan tâm tới mọi cảnh đời “Để tình trang trải với trăm nơi” “trang trải” là trải rộng ra với đời, “trăm nơi” cách viết ước lệ chỉ số nhiều.

+ Tình cảm ấy trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa trái tim của những người cùng khổ, tạo nên sự đoàn kết của khối đời vững chắc. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chật chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung.

=> Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời để tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới, không chỉ bằng nhận thức mà bằng cả con tim và tình cảm.

=> Khổ thơ giống như một lời tâm niệm, lời hứa thiêng liêng nguyện gắn bó với nhân dân. Qua đó nhà thơ muốn khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của nhân dân.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, chân thành.

+ Thể thơ thất ngôn tạo nên nhịp điệu trang trọng, tha thiết, thể hiện cái tôi yêu đời, yêu sống

* Nét tương đồng và khác biệt:

- Nét tương đồng:

- Nét khác biệt:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Thị Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF