Nhằm giúp các em củng cổ lại kiến thức Ngữ văn 11 Hk1 đã học và chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hoc247 đã tổng hợp và chọn lọc Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Huyện Krong No có đáp án.Mời các em tham khảo, chúc các em đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT HUYỆN KRONG NO |
ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …
Bầm ơi có rét không bầm !
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ than
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe !
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …
(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ? (0,5điểm):
Câu 3: Chỉ ra thành phần gọi – đáp trong đoạn thơ trên ? (0,5 điểm)
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (0,5 điểm):
Câu 5: Từ cảm nhận về đoạn thơ, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử (trình bày trong khoảng 5-7 dòng) (1,0 điểm):
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan coi ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. - Đoạn thơ được viết theo thể lục bát (6/8)
Câu 2.
- Tác dụng: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phân thể hiện tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già ở quê hương.
Câu 3.
- Thành phần gọi – đáp: “Bầm ơi”
Câu 4.
- Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của người chiến sĩ dành cho người mẹ vất vả, lam lũ nơi quê nhà. Trong đoạn thơ, hình ảnh người mẹ trung du hiện lên thật bình dị với yêu thương sâu nặng dành cho những đứa con đang ngày đêm cầm súng canh giữ sự bình yên của Tổ quốc.
Câu 5.
Học sinh có nhiều cách trình bày, tuy nhiên có thể theo định hướng sau:
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao quý mà mỗi người chúng ta đều phải trân trọng. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất mà ta được hưởng trên cõi đời này, tình cảm đó sẽ bồi đắp tâm hồn ta, nâng niu tâm hồn ta, trở thành điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời …
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
a. Mở bài
Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
b. Thân bài
Giới thiệu tóm tắt về nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao vốn là kẻ đại nghịch dám khởi nghĩa chống lại triều đình đương thời. Khởi nghĩa thất bại, ông bị coi là giặc bị bắt giam và xử án tử hình.
- Những ngày đầu trong nhà lao, Huấn Cao tỏ ra lãnh đạm, coi thường viên quan coi ngục, nhưng sau khi biết sở thích cao quý của nguc quan, ông đã đồng ý cho chữ.
Phân tích cảnh cho chữ
- Cảnh cho chữ : “ Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
+ Hòan cảnh và địa điểm cho chữ : thường được diễn ra ở những nơi thư phòng, còn ở đây lại diễn ra giữa nhà tù –nơi ngự trị của bóng tối, cái ác -> những thứ thù địch với cái đẹp.
+ Tư thế của những người cho chữ và nhận chữ cũng “xưa nay chưa từng có”: kẻ có quyền hành thì không có “quyền uy”.”Uy quyền” thuộc về Huấn Cao- kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh, quyền sát thì “khúm núm”, “run run”, trong khi kẻ tử tù thì ung dung , đường bệ .Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo dục”.
- Cho lời khuyên:
+ Nội dung lời khuyên: Huấn Cao khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững.
+ Ý nghĩa. của lời khuyên: Là lới di huấn của Huấn Cao ( cũng là của nhà văn ) nhắn tới quản ngục và tất cả mọi người : Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương ; trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó tồn tại vững bền; Chữ nghĩa, thiên lương không thể sống chung với tội ác và nơi ngục tù đen tối. .
+ Tác dụng của lới khuyên : Hành động bái lĩnh của ngục quan …và sức mạnh cảm hóa con người.Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội.
Đặc sắc về nghệ thuật của đọan văn:
+ Thủ pháp tương phản : đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái hỗn độn xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp và thoi mực thơm; giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp, cái thiện với viên quan coi ngục “khúm núm”, “lĩnh hội” à làm nổi bật tư thế của Huấn Cao với sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng với bóng tối, cái đẹp với cái xấu xa nhơ bẩn; cái thiện với cái ác.…
+ Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng nhiều từ Hán Việt …à gợi lên không khí thiêng liêng, trang trọng của cảnh cho chữ.
c. Kết bài
Tóm lại, qua đọan văn , Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vững chắc vào con người .Nhà văn khẳng định: Thiên lương là bản tính tự nhiên của con người.Dù trong hòan cảnh nào, con người vẫn luôn khao khát hướng tới CHÂN- THIỆN- MỸ .--. Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm.
2. ĐỀ SỐ 2
I. Phần đọc hiểu (4, 0 điểm )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện cac yêu cầu từ cấu đến câu 4:
Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hạnh động”
Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “ xuất hiện ” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,… Thông thường ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối ! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời ” mà bạn thể hiện.
( Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 122 )
Câu 1. Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0, 5 điểm )
Câu 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của “ ngôn ngữ không lời ” trong đoạn trích này. (0, 5 điểm )
Câu 3 : Tại sao tác giả cho rằng : “ Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “ đọc ” tình trung thực của lời noi qua thứ “ ngôn ngữ không lời ” mà bạn thể hiện “ ? ( 1,0 điểm )
Câu 4 : Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng ½ trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến : “ Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động ” ( 2,0 điểm )
II. Phần làm văn (6, 0 điểm )
Cảnh thu – tình thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
CÂU CÁ MÙA THU
Áo thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo,
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
( Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.22 )
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần 1 ĐỌC HIỂU 4,0 điểm
Câu 1 : Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí 0,5 điểm
Câu 2: Những biểu hiện của “ ngôn ngữ không lời ” trong đoạn trích này là cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,.. 0,5 điểm
Câu 3 : “Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “ đọc ” tính trung thực của lời nói qua thứ “ ngôn ngữ không lời ” mà bạn thể hiện.vì :
- Suy nghĩ bên trong của chúng ta không cỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi…
- Thông thường, ngô ngữ cơ thể không biết nói dối
Câu 4 :
- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phuc. Có thể theo định hướng sau :
+ Hiểu và chỉ ra được biểu hiện của sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động của con người.
+ Khẳng định sự thống nhất trong suy ngĩ, lời nói và hành động là trung thực với chính mình và mọi người. Đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng; làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân
II LÀM VĂN
a Yêu câu về kỹ năng
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính iên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Huyện Krong No. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Chợ Mới có đáp án
-
Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 Trường THPT Trần Đăng Ninh có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Quang Trung
Chúc các em học tập tốt !