YOMEDIA

3 Đề thi giữa HK2 môn Sinh lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Nghĩa Minh

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa HK2 môn Sinh lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Nghĩa Minh do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NGHĨA MINH

          **************

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn sinh học lớp 11

Năm học 2018- 2019

Thời gian 60 phút không kể thời gian giao đề

ĐỀ 1:

I.  Phần trắc nghiệm (5đ)

Hãy chọn phưng án trả lời đúng nhất

Câu 1: Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ở người từ trên xuống theo thứ tự:

A. Não bộ → Hạch thần kinh → Dây thần kinh → Tủy sống.

B. Hạch thần kinh → Tủy sống → Dây thần kinh → Não bộ.

C. Não bộ → Tủy sống → Hạch thần kinh → Dây thần kinh.

D. Tủy sống → Não bộ → Dây thần kinh → Hạch thần kinh.

Câu 2: Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng  axêtincôlin vào khe  xi náp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp →Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp 

C.  axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp →Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp

D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

Câu 3: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự:

A. Mất phân cực ( Khử cực) → Đảo cực → Tái phân cực.

B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực ( Khử cực)

C. Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực → Đảo cực

D. Đảo cực  → Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực.

Câu 4: Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:

A. kích thích  → hệ thần kinh  → cơ quan thụ cảm  → cơ quan thực hiện  → hành động

B. kích thích  → cơ quan thụ cảm  → cơ quan thực hiện  → hệ thần kinh  → hành động

C. kích thích  → cơ quan thực hiện  → hệ thần kinh  → cơ quan thụ cảm  → hành động

D. kích thích  → cơ quan thụ cảm  → hệ thần kinh  → cơ quan thực hiện  → hành động

Câu 5: Thày dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:

A. in vết.                  B. học khôn.              C. điều kiện hoá đáp ứng.   D. học ngầm

Câu 6: Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:

A. săn bắn.                                                                 B. giải trí.                  

C. bảo vệ mùa màng.                                                D. an ninh quốc phòng

Câu 7: Mô phân sinh  là nhóm các tế bào:

A. đã phân hoá                      B. chưa phân hoa, duy trì được khả năng nguyên phân  

C. đã phân chia                     D. Chưa phân chia

Câu 8: Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:

A. ánh sáng lục và đỏ                                              B. ánh sáng đỏ và đỏ xa

C. ánh sáng vàng và xanh tím                                 D.ánh sáng đỏ và xanh tím

Câu 9: Trong cây Gibêrêlin ( GA) được sinh ra chủ yếu ở:

A. lá và rễ                  B. quả             C. Hoa                        D. Cành

Câu 10: Êtilen có vai trò

A. thúc quả chóng chín                                           B. giữ cho quả tươi lâu

C. giúp cây mau lớn                                                 D. Giúp cây chóng ra hoa

Câu 11: Mô phân sinh bên nằm ở :

A. Đỉnh ngọn          B. Đỉnh Rễ                     C. Thân                           D. Lóng

Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cây hai lá mầm:

A. Thân non có sinh trưởng thứ cấp

B. Thân trưởng thành có sinh trưởng sơ cấp

C. Thân không có sinh trưởng thứ cấp, chỉ có sinh trưởng sơ cấp

D.Thân non có sinh trưởng sơ cấp, thân trưởng thành có sinh trưởng thứ cấp

Câu 13: Cơ chế chuyển từ cây dinh dưỡng sang trạng thái ra hoa của cây là:

A. Lá sản sinh ra florigen chuyển tới đỉnh sinh trưởng và thân làm cho cây ra hoa.

B. Thân sản sinh ra florigen làm cho cây ra hoa

C. Rễ sản sinh ra flofigen chuyển lên thân là cho cây ra hoa.

D. Cả A, B, C

Câu 14: Câu nào đúng khi nói về hiện tượng Xuân Hóa.

A. Cứ đến tuổi là cây sẽ ra hoa

B. Cây không cần trải qua mùa đông giá lạnh vẫn ra hoa

C. Cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông giá lạnh.

D. A. B đúng

Câu 15: Hình thức sinh trưởng ở cây 1 lá mầm

A.Sinh trưởng sơ cấp                                     B. Sinh trưởng thứ cấp

C.Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp                    D. Sinh trưởng có ở cây đã trưởng thành

Câu 16: Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:

A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.              B.Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

C. Auxin, gibêrelin, êtilen.                          D.Auxin, êtilen, axit abxixic.

Câu 17: Hooc môn thực vật là:

A.Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động sống của cây.

B.Các chất hữu cơ được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất.

C. Các chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.

D. Các chất hữu cơ có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây.

Câu 18: Phát triển ở thực vật:       

A. Là các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan.

B. Là quá trình ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành.

C. Là quá trình  phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).

D. Là các quá trình  tăng chiều cao và chiều ngang của cây.

Câu 19: Ở động vật bậc cao, các tập tính nào sau đây được hình thành ngày càng nhiều?

A. Tập tính bẩm sinh, hỗn hợp.                              B. Tập tính học được.

C. Tập tính hỗn hợp.                                                D. Tập tính bẩm sinh.

Câu 20: Động vật nào dưới đây không có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Thuỷ tức.                                                              B. Chân khớp.

C. Giun dẹp.                                                              D. Đỉa.

II. Phần tự luận ( 5đ)

Câu 1.(3 điểm): Cho các ví dụ sau: ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, Khỉ đi xe đạp, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại. Hãy chỉ ra đâu là tập tính bẩm sinh và đâu là tập tính học được? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 2. ( 1,25 điểm): Đánh dấu X vào ô chỉ tác dụng của các loại hoocmôn thực vật sau đây:

Ảnh hưởng

Auxin

Gibêrelin

Axit abxixic

Etylen

Xytôkinin

Làm chậm quá trình già của tế bào

 

 

 

 

 

Đóng lỗ khí khổng

 

 

 

 

 

Hoạt động hưởng sáng

 

 

 

 

 

Tăng tốc độ phân giải tinh bột

 

 

 

 

 

Làm chuối vàng

 

 

 

 

 

Câu 3. ( 0,75 điểm): Các cây của 1 loài thực vật chi ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12 giờ/ngày. Trong một thí nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 12 giờ và để trong tối 12 giờ. Tuy nhiên, mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phát. Hãy cho biết các cây được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích

----------HẾT---------

ĐỀ 2:

I.  Phần trắc nghiệm (5đ)

Hãy chọn phưng án trả lời đúng nhất

Câu 1: Thày dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:

  A. in vết.                  B. học khôn.              C. điều kiện hoá đáp ứng.   D. học ngầm

Câu 2: Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:

A. săn bắn.                                                                 B. giải trí.                  

C. bảo vệ mùa màng.                                                D. an ninh quốc phòng

Câu 3: Mô phân sinh  là nhóm các tế bào:

A. đã phân hoá                      B. chưa phân hoa, duy trì được khả năng nguyên phân  

C. đã phân chia                     D. Chưa phân chia

Câu 4: Phi tôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:

A. ánh sáng lục và đỏ                                              B. ánh sáng đỏ và đỏ xa

C. ánh sáng vàng và xanh tím                                 D.ánh sáng đỏ và xanh tím

Câu 5: Trong cây Gibêrêlin ( GA) được sinh ra chủ yếu ở:

A. lá và rễ                  B. quả             C. Hoa                        D. Cành

Câu 6: Êtilen có vai trò

A. thúc quả chóng chín                                           B. giữ cho quả tươi lâu

C. giúp cây mau lớn                                                 D. Giúp cây chóng ra hoa

Câu 7: Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ở người từ trên xuống theo thứ tự:

A. Não bộ à  Hạch thần kinh → Dây thần kinh  → Tủy sống.

B. Hạch thần kinh → Tủy sống → Dây thần kinh → Não bộ.

C. Não bộ → Tủy sống → Hạch thần kinh → Dây thần kinh.

D. Tủy sống → Não bộ → Dây thần kinh → Hạch thần kinh.

Câu 8: Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp 

C.  Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp

D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp  → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe  xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

Câu 9: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự:

A. Mất phân cực ( Khử cực) → Đảo cực → Tái phân cực.

B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực ( Khử cực)

C. Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực → Đảo cực

D. Đảo cực  → Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực.

Câu 10: Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:

A. kích thích  → hệ thần kinh  → cơ quan thụ cảm  → cơ quan thực hiện  → hành động

B. kích thích  → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện  → hệ thần kinh  → hành động

C. kích thích  → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh   → cơ quan thụ cảm → hành động

D. kích thích  → cơ quan thụ cảm  → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

Câu 11: Hình thức sinh trưởng ở cây 1 lá mầm

A.Sinh trưởng sơ cấp                                     

B. Sinh trưởng thứ cấp

C.Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp                  

D. Sinh trưởng có ở cây đã trưởng thành

Câu 12: Mô phân sinh bên nằm ở :

A. Đỉnh ngọn          B. Đỉnh Rễ                     C. Thân                           D. Lóng

Câu 13: Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:

A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.              B.Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

C. Auxin, gibêrelin, êtilen.                          D.Auxin, êtilen, axit abxixic.

Câu 14: Hooc môn thực vật là:

A.Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động sống của cây.

B.Các chất hữu cơ được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất.

C. Các chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.

D. Các chất hữu cơ có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây.

Câu 15: Phát triển ở thực vật:       

A. Là các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan.

B. Là quá trình ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành.

C. Là quá trình  phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).

D. Là các quá trình  tăng chiều cao và chiều ngang của cây.

Câu 16: Ở động vật bậc cao, các tập tính nào sau đây được hình thành ngày càng nhiều?

A. Tập tính bẩm sinh, hỗn hợp.                              B. Tập tính học được.

C. Tập tính hỗn hợp.                                                D. Tập tính bẩm sinh.

Câu 17: Động vật nào dưới đây không có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Thuỷ tức.                                                              B. Chân khớp.

C. Giun dẹp.                                                              D. Đỉa.

Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cây hai lá mầm:

A. Thân non có sinh trưởng thứ cấp

B.Thân trưởng thành có sinh trưởng sơ cấp

C. Thân không có sinh trưởng thứ cấp, chỉ có sinh trưởng sơ cấp

D. Thân non có sinh trưởng sơ cấp, thân trưởng thành có sinh trưởng thứ cấp

Câu 19: Cơ chế chuyển từ cây dinh dưỡng sang trạng thái ra hoa của cây là:

A. Lá sản sinh ra florigen chuyển tới đỉnh sinh trưởng và thân làm cho cây ra hoa.

B. Thân sản sinh ra florigen làm cho cây ra hoa

C. Rễ sản sinh ra flofigen chuyển lên thân là cho cây ra hoa.

D. Cả A, B, C

Câu 20: Câu nào đúng khi nói về hiện tượng Xuân Hóa.

A. Cứ đến tuổi là cây sẽ ra hoa

B. Cây không cần trải qua mùa đông giá lạnh vẫn ra hoa

C. Cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông giá lạnh.

D. A. B đúng

II. Phần tự luận ( 5đ)

Câu 1.(3 điểm): Cho các ví dụ sau: ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, Khỉ đi xe đạp, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại. Hãy chỉ ra đâu là tập tính bẩm sinh và đâu là tập tính học được? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 2. ( 1,25 điểm): Đánh dấu X vào ô chỉ tác dụng của các loại hoocmôn thực vật sau đây:

Ảnh hưởng

Auxin

Gibêrelin

Axit abxixic

Etylen

Xytôkinin

Làm chậm quá trình già của tế bào

 

 

 

 

 

Đóng lỗ khí khổng

 

 

 

 

 

Hoạt động hưởng sáng

 

 

 

 

 

Tăng tốc độ phân giải tinh bột

 

 

 

 

 

Làm chuối vàng

 

 

 

 

 

Câu 3. ( 0,75 điểm): Các cây của 1 loài thực vật chi ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12 giờ/ngày. Trong một thí nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 12 giờ và để trong tối 12 giờ. Tuy nhiên, mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phát. Hãy cho biết các cây được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích.

--------HẾT-------

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK2 môn Sinh lớp 11 năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF