Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 13783
Muốn củ, thân (khoai lang, khoai tây, hành tỏi) không nảy mầm phải để ở?
- A. Trong tối, nhiệt độ thấp.
- B. Ngoài sáng, nhiệt độ cao.
- C. Nơi khô, nhiệt độ cao.
- D. Trong nước, nhiệt độ thấp.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 13785
Ứng động sinh trưởng là?
- A. Hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
- B. Sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
- C. Sự vận động khi có tác nhân kích thích.
- D. Thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 13787
Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm cơ bản nào?
- A. Không liên quan tới sự phân chia tế bào.
- B. Tác nhân kích thích không định hướng.
- C. Có nhiều tác nhân kích thích.
- D. Có sự vận động vô hướng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 139710
Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
- A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
- B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
- C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
- D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 139711
Ứng động (Vận động cảm ứng) là:
- A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
- B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
- C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 139712
Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
- A. Tác nhân kích thích không định hướng.
- B. Có sự vận động vô hướng.
- C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
- D. Có nhiều tác nhân kích thích.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 139713
Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
- A. ứng động đóng mở khí khổng.
- B. ứng động quấn vòng.
- C. ứng động nở hoa.
- D. ứng động thức ngủ của lá.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 139714
Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
- A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
- B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
- C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
- D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 139715
Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi:
- A. Sức trương nước của tế bào.
- B. Xung động thần kinh của thực vật.
- C. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật.
- D. A, B, C.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 139716
Nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kì đồng hồ sinh học:
- A. Ánh sáng và các hoocmon thực vật.
- B. Sự hút nước và thoát nước của cây.
- C. Áp suất thẩm thấu của nồng độ dịch bào.
- D. Sự thay đổi điện màng thông qua các ion K+ và Na+.