YOMEDIA
NONE

Bài tập 6.2 trang 93 SBT Toán 8 Tập 2

Giải bài 6.2 tr 93 sách BT Toán lớp 8 Tập 2

Hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O và AC = 2.AB.

a. Vẽ trung tuyến BE của tam giác ABO. Chứng minh rằng \(\widehat {ABE} = \widehat {ACB}\).

b. Gọi M là trung điểm của cạnh BC, chứng minh rằng EM vuông góc với đường chéo BD.

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

- Nếu hai cạnh tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng.

- Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn tỉ lệ với hai cạnh kề của hai đoạn ấy.

- Trong tam giác cân, đường phân giác ứng với cạnh đáy đồng thời là đường cao, đường trung tuyến, đường trung trực của cạnh đáy.

Lời giải chi tiết

a) Vì \(ABCD\) là hình bình hành nên \(\displaystyle AO = CO = {1 \over 2}AC\)

\(BE\) là trung tuyến của tam giác \(ABO\) nên \(\displaystyle AE = {1 \over 2}AO\)

Mặt khác, \( AC = 2AB \) (gt) nên \(AB = AO\) do đó \(\displaystyle AE = {1 \over 2}AB\)

Xét \(\Delta  AEB\) và \(\Delta ABC\) có:

\(\widehat A\) chung

\(\displaystyle {{AE} \over {AB}} = {{AB} \over {AC}} = {1 \over 2}\)

\( \Rightarrow  ∆ AEB\) đồng dạng \(∆ ABC\) (c.g.c)

\( \Rightarrow  \widehat {ABE} = \widehat {ACB}\) (hai góc tương ứng).

b) Theo chứng minh ở câu a) \(∆ AEB\) đồng dạng \(∆ ABC\) theo tỉ số \(\displaystyle k = {1 \over 2}\) nên ta có \(\displaystyle BE = {1 \over 2}BC\) hay \(\displaystyle  BE = BM={1 \over 2}BC\) (vì \(M\) là trung điểm của \(BC\))

\( \Rightarrow  ∆ BEM\) cân tại \(B.\)

Xét \(∆EBC \) có \(\displaystyle {{BE} \over {BC}} = {{OE} \over {OC}} = {1 \over 2}\)

\( \Rightarrow  BO \) là đường phân giác góc \(EBC\).

Xét tam giác \(BEM\) cân tại \(B\) có \(BO\) là đường phân giác nên \(BO\) đồng thời là đường cao ứng với cạnh đáy \(EM\).

Vậy \(EM\bot \,BD\). 

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 6.2 trang 93 SBT Toán 8 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • Mai Bảo Khánh

    Cho hình tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn. Đường tròn tâm O đường kính BC cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại D, E. Gọi H là giao điểm của BD và CE: F là giao điểm của AH và BC.

    a) Chứng minh: AF \(\perp\) BC và \(\overline{AFD}\) = \(\overline{ACE}\) .

    b) Gọi M là trung điểm của AH. Chứng minh: MD \(\perp\) OD và 5 điểm M, D, O, F, E cùng thuộc một đường tròn.

    c) Gọi K là giao điểm của AH và DE. Chứng minh MD2 = MK.MF và K là trực tâm của tam giác MBC.

    d) Chứng minh: \(\frac{2}{FK}\) = \(\frac{1}{FH}\) + \(\frac{1}{FA}\) .

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON