YOMEDIA
NONE

Toán 8 Cánh Diều Chương 6 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ


Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ là một bài học đầy thú vị và bổ ích. Bài giảng này sẽ cung cấp cho các em các kiến thức về biểu đồ như cách đọc, phân tích biểu đồ, các dạng toán liên quan, cùng với những ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm chủ nội dung phần này.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phát hiện vấn đề dựa trên phân tích và xử lí dữ liệu

 Để phát hiện vấn đề (hoặc quy luật đơn giản) dựa trên phân tích và xử lí số liệu thu được, ta cần:

 - Nhận biết được mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn;

 - Thực hiện được tính toán và suy luận toán học.

 

Ví dụ: Đánh giá kết quả học tập trong Học kì I của học sinh lớp 8A ở một trưởng trung học cơ sở được thống kê trong bảng dưới đây.

Mức Tốt Khá Đạt Chưa đạt
Số học sinh 16 11 10 3


a) Lớp 8A có tất cả bao nhiêu học sinh?

b) Trong buổi sơ kết cuối Học kì I, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A thông báo: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Tốt và Khá so với cả lớp là trên 67%. Thông báo đó của giáo viên chủ nhiệm có đúng không?

 

Hướng dẫn giải:

a) Số học sinh của lớp 8A là 16+11+10+3= 40 (học sinh).

b) Số học sinh đạt kết quả học tập Học kì I được đánh giả ở mức Tốt và Khá của lớp 8A là 16+11 = 27 (học sinh)

So với cả lớp 8A, tỉ lệ học sinh đạt kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Tốt và Khả là \(\frac{20.100}{40}\)% = 67,5% > 67%

Vậy thông báo đó của giáo viên chủ nhiệm là đúng.

 

1.2. Giải quyết những vấn đề đơn giản dựa trên phân tích và xử lí dữ liệu

 Để giải quyết vấn đề được phát hiện (dựa trên phân tích và xử lí số liệu thu được), ta cần thực hiện những tính toán và suy luận trên cơ sở mối liên hệ toán học giữa các số liệu đó.

Bài tập minh họa

Bài 1. Bảng dưới đây thống kê một số yếu tố trong một Trường THCS:

Số lớp học

Số giáo viên

Số học sinh nam

Số học sinh nữ

28

50

670

480

Phân tích bảng thống kê để tìm

a) Số học sinh bình quân trên một giáo viên?

b) Số học sinh bình quân trong một lớp?

 

Hướng dẫn giải

a) Tổng số học sinh của toàn trường là:

670 + 480 = 1150 (học sinh)

Số học sinh bình quân trên một giáo viên là:

1150 : 50 = 23 (học sinh).

b) Số học sinh bình quân trong một lớp là:

1150 : 28 ≈ 41 (học sinh)

 

Bài 2. Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ lệ phần trăm) môn học gây hứng thú học tập nhất đối với học sinh của một lớp học. Mỗi học sinh chỉ được chọn 1 môn khi được hỏi ý kiến.

Phân tích dữ liệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

a) Lập bảng số liệu thống kê theo mẫu sau:

Môn học gây hứng thú

Toán

Địa lý

Âm nhạc

Lịch sử

Ngoại ngữ

Tỉ lệ phần trăm

?

?

?

?

?

b) Biết tổng số học sinh của cả lớp là 40 học sinh. Tính số học sinh chọn môn Toán và môn Lịch sử là môn học gây hứng thú nhất.

c) Sau khi phân tích, lớp trưởng nói rằng số bạn lựa chọn môn Ngoại ngữ là môn học gây hứng thú nhất gấp 5 lần số bạn lựa chọn môn Âm nhạc. Khẳng định của bạn lớp trưởng có đúng không? Tại sao?

 

Hướng dẫn giải

a) Dựa vào biểu đồ ta có bảng số liệu sau:

Môn học gây hứng thú

Toán

Địa lý

Âm nhạc

Lịch sử

Ngoại ngữ

Tỉ lệ phần trăm

35%

20%

10%

5%

30%

b)Số học sinh chọn môn Toán là môn gây hứng thú nhất là:

40.35%100%=14 (học sinh).

Số học sinh chọn môn Lịch sử là môn gây hứng thú nhất là:

40.5%100%=(học sinh).

c) Số bạn lựa chọn môn Ngoại ngữ là môn học gây hứng thú nhất gấp số lần số bạn lựa chọn môn Âm nhạc là:

30%10%=3 (lần).

Vậy khẳng định của bạn lớp trưởng là chưa đúng.

 

Bài 3. Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn nhiệt trong ngày tại các thời điểm của một địa phương như sau:

Phân tích dữ liệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

 

a) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong các khoảng thời gian: 0h – 2h; 2h – 4h; 4h – 6h; 6h – 8h; 8h – 10h; 10h – 12h; 12h – 14h; 14h – 16h; 16h – 18h; 18h – 20h; 20h – 22h; 22h – 24h.

b)Tính chênh lệch nhiệt độ ngày hôm đó của địa điểm trên, biết chênh lệch nhiệt độ trong ngày bằng hiệu của nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ngày hôm đó.

c) Trong khoảng thời gian nào chúng ta không nên ra ngoài trời vì quá lạnh?

 

Hướng dẫn giải

a) Dựa vào biểu đồ nhiệt độ tại các thời điểm, ta có nhận xét sau:

- Nhiệt độ tăng trong các khoảng thời gian: 2h – 4h; 4h – 6h; 6h – 8h; 8h – 10h; 10h – 12h.

- Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian: 12h – 14h.

- Nhiệt độ giảm trong các khoảng thời gian: 0h – 2h; 14h – 16h; 16h – 18h; 18h – 20h; 20h – 22h; 22h – 24h.

b) Dựa vào biểu đồ, ta có nhiệt độ cao nhất vào khoảng thời gian 12h- 14h là 29°C, nhiệt độ thấp nhất vào lúc 2h là 10°C.

Do chênh lệch nhiệt độ trong ngày bằng hiệu của nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ngày hôm đó nên chênh lệch nhiệt độ ngày hôm đó của địa điểm trên là:

29°C - 10°C = 19°C.

c) Trong khoảng thời gian 2h – 4h là khoảng thời gian có nhiệt độ thấp nhất nên sẽ lạnh nhất.

Vậy chúng ta không nên ra ngoài vào khoảng thời gian 2h – 4h.

3. Luyện tập Bài 3 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Qua bài học này, các em sẽ hoàn thành một số mục tiêu mà bài đưa ra như sau: 

- Phát hiện và giải quyết được vấn đề, quy luật đơn giản dựa trên phân tích dữ liệu.

- Nhận ra tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn.

- Nhận biết mối quan hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 8.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Cánh Diều Chương 6 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 6 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 19 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 20 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 22 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 23 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 1 trang 23 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 2 trang 24 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 3 trang 25 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 4 trang 25 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 3 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON