YOMEDIA
NONE

Toán 8 Cánh Diều Chương 6 Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu


Ở lớp 6 và lớp 7, các em đã làm quen với tiến trình thống kê, trong đó có thu thập và phân loại dữ liệu. Vậy làm thế nào để thu thập và phân loại dữ liệu? Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu về nội dung Thu thập và phân loại dữ liệu đó. Đây là một bài toán căn bản giúp các em học tốt phần thống kê và xác suất. Chúc các em học tập thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thu thập dữ liệu

 Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn: quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), tiến hành phỏng vấn,... hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng,...

 

1.2. Phân loại và tổ chức dữ liệu

Trong các dữ liệu thống kê thu thập được:

- Có những dữ liệu thống kê là số (số liệu), những dữ liệu này còn gọi là dữ liệu định lượng.

- Có những dữ liệu thống kê không phải là số, những dữ liệu này còn gọi là dữ liệu định tính.

Do dữ liệu thu thập được thường rất đa dạng và phong phú nên để thuận tiện trong mô tả, biểu diễn và xử lí dữ liệu ta có thể phân chia, sắp xếp các dữ liệu đó thành những loại dữ liệu theo những tiêu chí cho trước.

 

 Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là phân loại dữ liệu.

 

Dựa trên tiêu chí định tính và định lượng, ta có thể phân loại các dữ liệu thành hai loại:

- Dữ liệu định lượng được biểu diễn bằng số thực,

- Dữ liệu định tính được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu,...

Để thuận tiện trong tổ chức dữ liệu thu thập được, ta có thể phân nhóm mỗi loại dữ liệu trên thành các nhóm theo những tiêu chí cho trước.

 

Nhận xét:

Việc phân loại dữ liệu thống kê phụ thuộc vào những tiêu chí đưa ra, hay nói cách khác, phụ thuộc vào mục đích phân loại.

 

1.3. Tính hợp lí của dữ liệu

Sau khi thu thập, phân loại và tổ chức dữ liệu, ta cần xem xét tinh hợp lí của những dữ liệu thống kê đó, đặc biệt chỉ ra được những dữ liệu không hợp lí.

 

Nhận xét:

Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:

- Đúng định dạng.

- Nằm trong phạm vi dự kiến.

- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.

 

 Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu.

Chẳng hạn, để đảm bảo tính hợp lí, dữ liệu cần phải đáp ứng đúng các tiêu chí toán học đơn giản như:

- Tổng tất cả các số liệu thành phẩn phải bằng số liệu của toàn thể;

- Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể.

Bài tập minh họa

Bài 1: Nên sử dụng phương pháp thu thập nào để thu được mỗi dữ liệu sau?

a) Số bạn thuận tay trái trong lớp.

b) Ý kiến của các bạn về địa điểm trại hè.

c) Tên của các quốc gia Đông Nam Á.

d) Nhiệt độ sôi của một chất.

 

Hướng dẫn giải

a) Để thu thập dữ liệu về số bạn thuận tay trái trong lớp, ta có thể quan sát hoặc lập bảng hỏi về mỗi bạn rồi ghi lại kết quả. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.

b) Để thu thập dữ liệu ý kiến của các bạn về địa điểm trại hè, ta lập bảng hỏi về ý kiến của mỗi bạn rồi ghi lại kết quả. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.

c) Để thu thập dữ liệu tên của các quốc gia Đông Nam Á, cách tốt nhất là tìm kiếm thông tin trên mang Internet. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp.

d) Để thu được dữ liệu “Nhiệt độ sôi của một số chất”, ta tiến hành làm thí nghiệm để đo nhiệt độ sôi của các chất. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.

 

Bài 2: Dữ liệu thu được trong mỗi câu hỏi sau thuộc loại nào?

a) Cân nặng của các thành viên trong gia đình.

b) Số sản phẩm công nhân làm được trong 1 ngày tại phân xưởng.

c) Điện thoại bạn đang dùng là gì?

 

Hướng dẫn giải

a) Tùy vào cân nặng của từng thành viên trong gia đình thì kết quả cân nặng là khác nhau nhưng sẽ thuộc cùng một loại dữ liệu. Dữ liệu là số liệu rời rạc.

b) Dữ liệu là số liệu rời rạc.

c) Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

 

3. Luyện tập Bài 1 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Qua bài học này, các em sẽ hoàn thành một số mục tiêu mà bài đưa ra như sau: 

- Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệu.

- Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục.

- Kiểm tra được tính hợp lí của dữ liệu.

3.1 Trắc nghiệm Bài 1 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Cánh Diều Chương 6 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 6 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 3 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 4 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 4 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 5 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 3 trang 5 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 4 trang 6 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 1 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 2 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 3 trang 8 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 4 trang 8 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 5 trang 8 SGK Toán 8 Tập 2 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 6 Toán 8 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON