Bài giảng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc một bài đọc có nội dung: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn luyện đọc Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
a. Luyện đọc
- Đọc đúng các từ được từ khó
- Bổn phận, kính trọng, khuyết tật, khiêm tốn,...
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng thông báo: Ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục. Nhấn mạnh các từ ngữ chứa đựng thông tin quan trọng.
b. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
- Quyền: Những điều được hưởng, được làm, được yêu cầu theo quy ước chung của cộng đồng và theo quy định của pháp luật.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Hoạt động bảo vệ sức khỏe nhân dân ở tuyến y tế cơ sở (hướng dẫn ăn ở sạch, tiêm chủng, chữa bệnh thông thường,…).
- Công lập: Do Nhà nước lập và cấp tiền hoạt động.
- Bản sắc: Đặc điểm riêng làm cho một sự vật phân biệt với sự vật khác.
- Nội dung
- Là trẻ em mỗi người đều có quyền, bổn phận của mình vì vậy hãy thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình, cố gắng thực hiện tốt những bổn phận làm được và chưa làm được.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Câu 1 (trang 146 sgk Tiếng Việt 5): Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
Gợi ý:
- Những điều luật trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam: Điều15, 16, 17.
Câu 2 (trang 146 sgk Tiếng Việt 5): Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
Gợi ý:
- Điều 15: Quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
- Điểu 16: Quyền được học tập của trẻ em.
- Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.
Câu 3 (trang 146 sgk Tiếng Việt 5): Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
Gợi ý:
- Những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
- Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
Câu 4 (trang 146 sgk Tiếng Việt 5): Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
Gợi ý:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình
- Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trương.
- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
- Thông qua bài giảng Tập đọc: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các em cần nắm được:
- Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng thông báo.
- Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
- Nắm được những ý chính của bài học: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Trong lời mẹ hát cho tiết học tiếp theo.