YOMEDIA
NONE

Tuần 20 - Tập đọc: Ông tổ nghề thêu - Tiếng Việt 3


Bài giảng Tập đọc: Ông tổ nghề thêu sẽ giúp các em bước đầu biết đọc lưu loát một bài văn có nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn đọc Ông tổ nghề thêu

  • Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc đúng ở những câu văn dài
  • Chú ý một số từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi.
  • Giải thích nghĩa của các từ khó:
    • Đi sứ: đi giao thiệp với nước ngoài theo lệnh vua.
    • Lọng: vật làm bằng vải hoặc lụa cằng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che đầu tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng.
    • Bức trướng: bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật, tặng phẩm.
    • Chè lam: bánh ngọt làm từ bột bỏng nếp ngào mật, pha nước gừng.
    • Nhập tâm: nhớ kĩ, như thuộc lòng.
    • Bình an vô sự: bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra.
    • Thường Tín : một huyện thuộc tỉnh Hà Tây.
  • Nội dung: Bài văn ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo chỉ bằng cách quan sát và ghi nhớ nhập tâm ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và truyền lại cho dân. 

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Ông tổ nghề thêu

Câu 1 (SGK trang 23): Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

Gợi ý:

  • Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách.

Câu 2 (SGK trang 23): Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?

Gợi ý:

  • Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.

Câu 3 (SGK trang 23): Trần Quốc Khái đã làm thế nào?

a) Để sống?

b) Để không bỏ phí thời gian?

c) Đế xuống đất bình an vô sự?

Gợi ý:

a) Để sống?

  • Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Bức tượng Phật bằng chè lam và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống khi ở trên lầu.

b) Để không bỏ phí thời gian?

  • Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng.

c) Đế xuống đất bình an vô sự?

  • Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. 

Câu 4 (SGK trang 23): Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?

Gợi ý: 

  • Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm một bài văn.
    • Nắm được nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu  để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF