YOMEDIA
NONE

Tuần 21 - Tập đọc: Bàn tay cô giáo - Tiếng Việt 3


Nhằm giúp các em có những kiến thức nền tảng của bài học Tập đọc: Bàn tay cô trước khi đến lớp, Học247 mời các em tham khảo bài học dưới đây, mong các em gặt hái được nhiều kiến thức hay, thú vị trước khi đến lớp. Chúc các em có thêm bài học hay.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn đọc Bàn tay cô giáo

  • Chú ý cách đọc các từ ngữ: thoắt cái, tỏa. mềm mại, đập dềnh, sóng vỗ
  • Chú ý nghĩa từ khó
    • Phô: bày ra, để lộ ra.
  • Cách đọc: Nhấn giọng ở các từ thoắt cái, xinh quá, rất nhanh và đọc chậm lại ở hai dòng cuối:

Biết bao điều lạ

Từ bàn tay cô.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bàn tay cô giáo

Câu 1. (SGK trang 26, Tiếng Việt 3): Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?

Gợi ý: 

  • Từ mỗi tờ giấy có màu khác nhau, cô giáo đã làm ra chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước.

Câu 2. (SGK trang 26, Tiếng Việt 3): Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.

Gợi ý:

  • Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc, toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng cùng con thuyền đang lướt sóng ra khơi.

Câu 3. (SGK trang 26, Tiếng Việt 3): Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

Gợi ý:  Em hiểu hai dòng thơ cuối bài.

Biết bao điều lạ

Từ bàn tay cô

  • Có ý nghĩa như sau: Cô giáo có đôi bàn tay rất khéo léo và đầy sáng tạo. Hai bàn tay như có phép màu của cô đã giúp các em biết thêm được nhiều điều mới lạ, bổ ích.
 
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Đọc trôi chảy, lưu loát bài Bàn tay cô giáo, chú ý nghĩa một số từ khó và đọc chuẩn xác các từ khó phát âm.
    • Nắm được nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học 
    Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON