Bài giảng Kể chuyện: Đối đáp với vua sẽ giúp các em bước đầu rèn luyện kĩ năng kể lại một câu chuyện dựa theo tranh vẽ và lời kể của giáo viên.
Tóm tắt lý thuyết
Câu 1 (SGK trang 51, Tiếng Việt 3): Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đối đáp với vua:
Gợi ý:
- Thứ tự đúng của các tranh theo câu chuyện Đối đáp với vua: 3 - 1 - 2 - 4.
Câu 2 (SGK trang 51, Tiếng Việt 3): Kể lại toàn bộ câu chuyện Đối đáp với vua.
Gợi ý:
- Tranh 3: Vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long và đến xem cảnh Tây Hồ. Quân lính rầm rầm rộ rộ đi theo xe bảo vệ nhà vua và bắt dân chúng phải tránh xa con đường của vua đi.
- Tranh 1: Cậu bé Cao Bá Quát chợt nảy ra một ý là phải nhìn rõ mặt nhà vua. Để thực hiện được ý muốn đó, cậu đã cởi bỏ quần áo nhảy ùm xuống hồ tắm. Quân lính tới lôi cậu lên. Cậu vùng vẫy, la hét làm náo động cả lên.
- Tranh 2: Thấy thế vua Minh Mạng bèn truyền lệnh dẫn cậu tới xét hỏi. Đến trước nhà vua, cậu tự xưng là học trò ở miền quê xa ra chơi nên chẳng hay biết điều gì. Vua thấy cậu là học trò liền ra vế đối: "Nước trong leo lẻo cá đớp cá" và buộc cậu phải đối lại.
- Tranh 4: Là người có tài, có trí thông mirh, cậu bé Quát đối ngay lại: "Trời nắng chang chang người trói người". Vua thấy vế đối thật hay, thật hoàn chỉnh liền ra lệnh cởi trói tha cho cậu.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Nội dung câu chuyện Đối đáp với vua.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của em
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả Nghe - viết: Đối đáp với vua để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.