YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 2: Thời gian của em SGK Cánh diều


Lịch gồm 365 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày. Mỗi ngày em bóc đi 1 tờ lịch. Đó là tờ lịch ghi ngày hôm qua. Trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới. Có một bạn nhỏ cầm tờ lịch trên tay, băn khoăn: Ngày hôm qua đâu rồi? Vậy ngày hôm qua đi đâu? Nó có mất đi không? Làm thế nào để ngày hôm qua không mất đi, để thời gian không lãng phí? Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ giúp các em trả lời những CH đó.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Câu 1: Quan sát tranh và cho biết mỗi vật trong tranh dùng để làm gì.

Hướng dẫn trả lời:

- Đồng hồ dùng để xem giờ.

- Lịch dùng để xem thứ, ngày, tháng trong năm.

Câu 2: Đọc một quyển lịch hoặc một tờ lịch tháng và cho biết:

a. Năm nay là năm nào?

b. Tháng này là tháng mấy?

c. Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo tờ lịch sau:

a. Năm nay là năm 2021

b. Tháng này là tháng 9

c. Hôm nay là thứ bảy, ngày 24

1.2. Bài đọc 1

Ngày hôm qua đâu rồi?

Em cầm tờ lịch cũ :

- Ngày hôm qua đâu rồi?

Ra ngoài sân hỏi bố

Xoa đầu em, bố cười .

 

- Ngày hôm qua ở lại

Trên cành hoa trong vườn

Nụ hồng lớn lên mãi

Đợi đến ngày tỏa hương.

 

- Ngày hôm qua ở lại

Trong hạt lúa mẹ trồng

Cánh đồng chờ gặt hái

Chín vàng màu ước mong.

 

- Ngày hôm qua ở lại

Trong vở hồng của con

Con học hành chăm chỉ

Là ngày qua vẫn còn.

                                                                                                                         BẾ KIẾN QUỐC

Từ ngữ:

- Tỏa hương: mùi hương bay ra, lan rộng.

- Ước mong: muốn một điều tốt đẹp.

1.2.1. Đọc hiểu:

Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Bạn nhỏ hỏi bố rằng: “Ngày hôm qua đâu rồi?”

Câu 2: Theo em, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy?

a. Vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.

b. Vì bạn nhỏ không thấy ngày hôm qua nữa.

c. Vì ngày hôm qua đã trôi đi không trở lại nữa.

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, bạn nhỏ hỏi như vậy vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.

Chọn đáp án: a

Câu 3: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:

Ngày hôm qua không  mất đi vì trong ngày hôm qua:

Hướng dẫn trả lời:

Câu 4: Hỏi đáp với bạn: Ngày hôm qua, bạn đã làm được việc gì tốt?

Hướng dẫn trả lời:

- Ngày hôm qua, mình đã giúp đỡ mẹ được nhiều việc nhà hơn.

- Ngày hôm qua, mình đã giúp một em bé bị lạc tìm được đường về nhà.

1.2.2. Luyện tập

Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ ngày phù hợp với các chỗ có kí hiệu ô trống:

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2: Tìm các từ ngữ chỉ năm phù hợp với chỗ có kí hiệu ô trống:

Hướng dẫn trả lời:

1.3. Bài viết 1

Câu 1: Nghe – viết:

Đồng hồ báo thức

      Bác kim giờ thận trọng

   Nhích từng li, từng li.

Anh kim phút lầm lì

     Đi từng bước, từng bước.

 

   Bé kim giây tinh nghịch

   Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

        Rung một hồi chuông vang.

                                                                                                                     Hoài Khánh

Câu 2: Chọn từ ngữ phù hợp với ô trống: ng hay ngh?

∎ày hôm qua

∎e kể chuyện

∎ỉ ngơi

∎oài sân

∎ề nghiệp

Hướng dẫn trả lời:

- ngày hôm qua

- nghe kể chuyện

- nghỉ ngơi

- ngoài sân

- nghề nghiệp

Câu 3: Viết vào vở 10 chữ cái trong bảng sau:

Hướng dẫn trả lời:

Số thứ tự

Chữ cái

Tên chữ cái

10

g

giê

11

h

hát

12

i

i

13

k

ca

14

l

e-lờ

15

m

em-mờ

16

n

en-nờ

17

o

o

18

ô

ô

19

ơ

ơ

Câu 4: Tập viết

a. Viết chữ hoa:

Hướng dẫn trả lời:

* Chữ Ă:

- Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ ngược.

- Cách viết:

+ Bước 1: Viết như chữ A

+ Bước 2: Lia bút đến ĐK ngang 4, viết nét lượn võng và dừng bút bên phải DK dọc 3.

* Chữ Â

- Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ

- Cách viết:

+ Bước 1: Viết như chữ A

+ Bước 2: Lia bút đến ĐK ngang 4, viết nét xiên phải, không nhấc bút viết liền mạch nét xiên trái và dừng bút dưới DK ngang 4, bên phải DK dọc 3.

b. Viết ứng dụng: Ấm áp tình yêu thương

1.4. Đọc

Một ngày hoài phí

1. Mẹ đánh thức cậu con trai dậy và dặn:

- Hôm nay, con hãy trồng một cái cây và đọc quyển truyện này nhé!

Mẹ đi rồi, cậu bé lại nằm xuống và thiếp đi. Khi cậu tỉnh dậy, Mặt Trời đã lên cao. Cậu muốn bắt tay vào việc nhưng lại nghĩ: “Mình còn cả một ngày mà.”. Sau một hồi chạy nhảy ngoài vườn, cậu lại ngồi nghỉ, quên hẳn lời mẹ dặn.

2. Buổi chiều, mẹ về. Thấy con chưa làm được gì, mẹ bảo:

- Con hãy đi theo mẹ xem hôm nay mọi người làm được những gì.

Mẹ đưa cậu đến bên một đống thóc lớn và nói:

- Buổi sáng, những hạt thóc còn nằm trên bông lúa. Cô lái máy gặt đập đã làm việc suốt ngày để có đống thóc này.

Sau đó, hai mẹ con vào thư viện. Bác thủ thư chỉ lên cái giá lớn đầy sách:

- Đây là những cuốn sách mọi người đã đọc hôm nay.

Cậu bé hiểu mình đã để một ngày trôi qua hoài phí.

XU-KHÔM-LIN-XKI

(Lê Vân dịch)

Từ ngữ:

- Hoài phí: để mất đi, qua đi một cách vô ích, rất đáng tiếc.

- Máy gặt đập: máy vừa gặt vừa đập lúa.

- Thủ thư: người quản lí sách ở thư viện.

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1: Mẹ dặn cậu bé làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Mẹ căn dặn cậu bé rằng trong ngày hôm nay hãy trồng một cái cây và đọc một quyển truyện.

Câu 2: Vì sao cậu bé không làm được việc gì? Chọn ý đúng:

a. Vì cậu bé không thích làm việc.

b. Vì cậu bé không muốn làm theo lời mẹ.

c. Vì cậu bé nghĩ là có cả một ngày, không cần vội.

Hướng dẫn trả lời:

Cậu bé không làm được việc gì là vì cậu bé nghĩ là có cả một ngày, không cần vội.

Chọn đáp án: c

Câu 3: Mẹ đã làm gì để cậu bé thấy hôm đó mọi người đã làm được rất nhiều việc?

Hướng dẫn trả lời:

Mẹ đã dẫn cậu bé đi tới bên một đống thóc và tới thư viện để cậu bé thấy hôm đó mọi người đã làm được rất nhiều việc.

Hướng dẫn trả lời:Cuối cùng, cậu bé đã hiểu ra điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Cuối cùng, cậu bé đã hiểu ra rằng mình đã để một ngày trôi qua hoài phí.

1.4.2. Luyện tập

Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

Đây là những cuốn sách mọi người đã đọc.

Hướng dẫn trả lời:

Đây là gì?

Câu 2: Dựa theo câu mẫu ở bài tập 1, hãy giới thiệu với bạn với bạn về các đồ vật em có trên bàn hoặc trong cặp sách:

Hướng dẫn trả lời:

- Đây là bàn học của mình

- Đât là đèn học của mình.

- Đây là lọ đựng bút của mình.

- Đây là sách vở của mình.

1.5. Kể chuyện

Câu 1: Kể lại từng đoạn của câu chuyện Một ngày hoài phí

a. Đoạn 1:

- Mẹ dặn cậu con trai ở nhà làm gì?

- Ở nhà, cậu bé làm những gì?

b. Đoạn 2:

- Mẹ dẫn cậu bé đi những đâu, để làm gì?

- Ở mỗi nơi, cậu bé thấy gì?

Hướng dẫn trả lời:

a. Đoạn 1:

Mẹ dặn cậu con trai ở nhà trồng một cái cây và đọc một cuốn sách. Nhưng cậu bé cảm thấy một ngày rất dài, chưa cần vội làm những việc mẹ dặn. Cậu cứ mải mê nghịch ngợm, vui chơi và nằm dài suốt một ngày. Cậu đã quên bẵng lời mẹ dặn.

b. Đoạn 2:

Buổi chiều, mẹ trở về nhà. Thấy con vẫn chưa làm được việc gì, mẹ bèn đưa cậu bé tới những nơi khác nhau. Khi đưa con tới gần một đống thóc lớn, mẹ chỉ cho con biết cô đập lúa đã miệt mài cả một ngày để cho ra đống thóc lớn này. Sau đó, mẹ lại đưa con đến thư viện. Bác thủ thư đã chỉ vào chiếc giá đầy những sách và cho biết đó là những gì mọi người đã đọc ngày hôm nay. Cậu bé tự mình hiểu ra mình đã để một ngày trôi qua hoài phí.

Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Hướng dẫn trả lời:

Mẹ dặn cậu con trai ở nhà trồng một cái cây và đọc một cuốn sách. Nhưng cậu bé cảm thấy một ngày rất dài, chưa cần vội làm những việc mẹ dặn. Cậu cứ mải mê nghịch ngợm, vui chơi và nằm dài suốt một ngày. Cậu đã quên bẵng lời mẹ dặn.

Buổi chiều, mẹ trở về nhà. Thấy con vẫn chưa làm được việc gì, mẹ bèn đưa cậu bé tới những nơi khác nhau. Khi đưa con tới gần một đống thóc lớn, mẹ chỉ cho con biết cô đập lúa đã miệt mài cả một ngày để cho ra đống thóc lớn này. Sau đó, mẹ lại đưa con đến thư viện. Bác thủ thư đã chỉ vào chiếc giá đầy những sách và cho biết đó là những gì mọi người đã đọc ngày hôm nay. Cậu bé tự mình hiểu ra mình đã để một ngày trôi qua hoài phí.

1.6. Bài viết 2

Câu 1: Đọc bản tự thuật dưới đây:

- Tự thuật: kể về mình

- Quê quán (quê): nơi gia đình đã sống nhiều đời

a. Em biết những gì về bạn Hồng Anh? Nhờ đâu em biết rõ về bạn Hồng Anh như vậy?

b. Tìm một tên riêng trong bản tự thuật được viết hoa.

Hướng dẫn trả lời:

a.

- Em biết những thông tin sau về bạn Hồng Anh: họ và tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, học sinh lớp, học sinh trường, sở thích

- Em biết rõ như vậy là nhờ có bản tự thuật của bạn ấy

b. Một tên riêng trong bản tự thuật được viết hoa là: Dương Hồng Anh

Câu 2: Viết bản tự thuật của em theo mẫu ở trên.

Hướng dẫn trả lời:

Tự thuật

Họ và tên                       : Nguyễn Minh Tuấn

Nam, nữ                        : Nam

Ngày sinh                      : 15 – 12 – 2014

Nơi sinh                        : Bắc Ninh

Quê quán                      : Thuận Thành, Bắc Ninh

Nơi ở hiện nay             : Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh

Học sinh lớp                : 2A

Trường                        : Tiểu học Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Sở thích                        : Nghe nhạc

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2021

Người tự thuật

Minh Tuấn

Nguyễn Minh Tuấn

Bài tập minh họa

Câu 1: Dựa theo gợi ý từ bản tự thuật đã học, em hãy viết 4 - 5 câu giới thiệu bản thân. Hãy trang trí sản phẩm bằng tranh ảnh mà em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.

Hướng dẫn trả lời:

Tôi là Nguyễn Minh Tuấn. Ngày sinh nhật của tôi là ngày 15 tháng 12 năm 2014. Tôi là học sinh lớp 2A. Tôi học trường Tiểu học Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sở thích của tôi là nghe nhạc. Rất vui được làm quen với các bạn!

Câu 2: Hãy cùng bình chọn sản phẩm có nội dung hay, tranh ảnh đẹp.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh thực hiện hoạt động trên lớp.

Câu 3: Giới thiệu sản phẩm được bình chọn trước lớp

Hướng dẫn trả lời:

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Ngày hôm qua đâu rồi?, Một ngày hoài phí

+ Biết và sử dụng văn bản tự thuật

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON