YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 2: Đồng hồ báo thức SGK Chân trời sáng tạo


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Đồng hồ báo thức do HOC247 biên soạn, bài giảng được biên soạn một cách ngắn gọn và chi tiết. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Giới thiệu một đồ vật trong nhà theo gợi ý:

- Tên

- Công dụng

- ...

Ví dụ

- Đồng hồ báo thức: Giúp mọi người xem giờ, báo thức

- Quạt điện: quạt mát

- Bộ ấm chén: uống nước, mời nước tiếp khách

- Gường: ngủ, nghỉ

1.2. Khám phá và vận dụng

1.2.1. Đọc

Đồng hồ báo thức

Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút. Kim giây màu vàng, hối hả cho kịp từng giây lướt qua. Chiếc kim còn lại là kim hẹn giờ. Cái nút tròn bên thân tôi có thể xoay được để điều chỉnh giờ báo thức.

Gương mặt cũng chính là thân tôi. Người ta thường chú ý những con số có khoảng cách đều nhau ở trên đó. Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy.

Mỗi khi tôi reo lên, bạn nhớ thức dậy nhé!

Võ Thị Xuân Hà

a) Cùng tìm hiểu

Câu 1: Bài đọc giới thiệu về loại đồng hồ nào?

Bài đọc giới thiệu về đồng hồ báo thức.

Câu 2: Kể tên các loại kim của đồng hồ báo thức.

Các loại kim của đồng hồ báo thức đó là:

- kim giờ màu đỏ

- kim phút màu xanh

- kim giây màu vàng

- kim hẹn giờ

Câu 3: Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ điều gì?

Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ xem giờ và báo thức.

Câu 4: Nếu có đồng hồ báo thức, em sẽ sử dụng thế nào?

Nếu có đồng hồ báo thức, em sẽ sử dụng nó để báo giờ thức dậy mỗi ngày để đi học đúng giờ.

b) Sáng tạo

Câu 1:

a. Nghe – viết: Đồng hồ báo thức (từ đầu đến nhịp phút)

Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút.

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi ô hoa:

Lời giải 

(bảy, bẩy)

đòn bẩy

thứ bảy

(bày, bẩy)

bầy chim

trưng bày

(cày, cầy)

máy cày

cầy hương

 

(bậc, bật)

bậc cửa

nổi bật

(bấc, bất)

gió bấc

bất ngờ

(nhấc, nhất)

hạng nhất

nhấc chân

1.2.2. Mở rộng vốn từ

Câu 1: Tìm và gọi tên các đồ vật giấu trong tranh và xếp vào 2 nhóm:

a. Đồ dùng gia đình

b. Đồ chơi

Lời giải

a. Đồ dùng gia đình: nồi, ca, lọ, ti vi, đồng hồ

b. Đồ chơi: quả bóng, búp bê, ô tô điều khiển, rô bốt

Câu 2: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Đặt và trả lời câu hỏi về 1 – 2 đồ vật ở bài tập 3:

M: - Cái lọ dùng để làm gì?

     - Cái lọ dùng để cắm hoa.

b. Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu chấm hỏi.

Lời giải

a.

Đồ vật

Câu hỏi

Câu trả lời

Quả bóng

Quả bóng dùng để làm gì?

Quả bóng dùng để đá bóng.

Cái ca

Cái ca dùng để làm gì?

Cái ca dùng để uống nước.

Búp bê

Búp bê dùng để làm gì?

Búp bê cho bé gái bế.

Đồng hồ

Đồng hồ dùng để làm gì?

Đồng hồ dùng để xem thời gian.

Nồi

Cái nồi dùng để làm gì?

Cái nồi dùng để nấu nướng.

Ô tô điều khiển

Ô tô điều khiển dùng để làm gì?

Ô tô điều khiển để các bé chơi.

Rô bốt

Rô bốt dùng để làm gì?

Rô bốt để trẻ con chơi.

Cái lọ

Cái lọ dùng để làm gì?

Cái lọ dùng để cắm hoa.

Ti vi

Ti vi dùng để làm gì?

Ti vi để xem tin tức, xem phim và các chương trình giải trí.

b. Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu hỏi

- Bao giờ thì mẹ đi công tác?

- Bố đang làm gì thế?

- Con đã học bài chưa?

- Vì sao hoa đào lại nở vào mùa xuân?

1.2.3. Luyện nói

Câu 1:

a. Nếu là cô bé trong câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn, em sẽ nói gì khi gặp lại chú chó?

- Cô chủ: Xin lỗi cún con nhé! Sau này mình sẽ chăm sóc tốt cho các bạn! Mình sẽ học cách trân trọng mỗi người bạn nhỏ của mình!

- Cún con: Sau này bọn mình hãy là bạn bè tốt nhé!

b. Em xin nuôi một chú chó nhưng bố mẹ từ chối. Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời phù hợp với tình huống.

- Em: Bố mẹ ơi, bố mẹ cho phép con nuôi cún con nhé!

- Bố mẹ: Mẹ mới sinh em bé. Lông của động vật không tốt cho trẻ sơ sinh con à. Đợi em bé lớn hơn thì mình sẽ cùng nhau nuôi một chú cún nhé!

- Em: Dạ vâng ạ!

Câu 2:

a. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chiếc đồng hồ đeo tay của em có màu vàng, dây đeo màu xanh. Mặt đồng hồ trong suốt, có kim chỉ giờ, phút, giây. Cái nút vặn nhỏ xinh để chỉnh giờ. Nhờ có đồng hồ, em luôn đi học đúng giờ.

- Đoạn văn giới thiệu đồ vật gì?

- Bạn nhỏ giới thiệu những bộ phận nào của đồ vật đó?

- Đồ vật đó có ích gì đối với bạn nhỏ?

Lời giải 

- Đoạn văn giới thiệu về chiếc đồng hồ đeo tay.

- Bạn nhỏ đã giới thiệu các bộ phận mặt đồng hồ, dây đeo, các kim, nút vặn phía sau của đồng hồ.

- Lợi ích của đồ vật đó đối với bạn nhỏ là giúp bạn luôn đi học đúng giờ.

Câu b

b. Viết 3 – 4 câu giới thiệu chiếc đèn bàn dựa vào hình vẽ và gợi ý:

- Đó là đồ vật gì?

- Đồ vật đó có những bộ phận nào? Mỗi bộ phận có đặc điểm gì?

- Đồ vật đó giúp ích gì cho em?

Chiếc đèn bàn là món quà mà mẹ đã tặng em nhân dịp sinh nhật. Phần đầu và đế đèn được làm bằng kim loại, còn thân thì được bọc một lớp nhựa. Chiếc đèn có màu hồng rất đáng yêu. Bóng đèn trong suốt, khi bật lên tỏa ra ánh sáng màu vàng. Chiêc đèn cho em có đủ ánh sáng để học bài. Chiếc đèn bàn là món quà sinh nhật em vô cùng yêu thích.

Bài tập minh họa

Câu 1: Đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật:

a. Chia sẻ về truyện đã đọc.

b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Lời giải

Gần đây, mình có đọc một câu chuyện có tên là “Cô chủ không biết quý tình bạn”. Các con vật được nhắc đến trong câu chuyện đó là: gà trống, gà mái, vịt, chó con. Đây đều là những con vật nuôi trong nhà. Gà trống, gà mái, vịt đều bị cô chủ đổi lấy một con vật khác mà cô chủ yêu thích hơn. Sau này, chó con nghe cô chủ kể chuyện liền bỏ đi vì nó không muốn làm thân với một cô chủ không biết quý tình bạn.

Câu 2: Chia sẻ cách em giữ gìn đồ vật trong nhà

Lời giải 

Các cách giữ gìn đồ vật trong nhà đó là:

- Sử dụng đồ vật theo đúng hướng dẫn sử dụng.

- Sử dụng đồ vật một cách cẩn thận

- Cất gọn đồ vật đúng nơi quy định khi không dùng đến

- Thường xuyên lau chùi và theo dõi hoạt động của đồ vật

Luyện tập

Sau bài học này các em nắm được

1. Giới thiệu một đồ vật trong nhà; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Các bộ phận chính của chiếc đồng hồ báo thức và công dụng của nó; biết liên hệ bản thân: giữ gìn, bảo vệ đồ dùng; học hành, làm việc đúng giờ.

3. Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt c/k; ay/ây, âc/ât.
 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON