Bài học Tập đọc: Chuyện quả bầu nhằm giúp các em hiểu hơn về các dân tộc trên đất nước ta. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ ngữ phong phú. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc
- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.
- Nghĩa các từ khó:
+ Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.
+ Sáp ong: chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
+ Nương: đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông.
+ Tổ tiên: những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay dân tộc.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1. (trang 117) Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
- Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng: sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi và khuyên họ hãy chuẩn bị cách để phòng lụt.
Câu 2. (trang 117) Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
- Để thoát nạn lụt, hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
Câu 3. (trang 117) Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
- Sau nạn lụt, người vợ sinh ra một quả bầu. Sau một lần đi làm nương về, hai vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Họ dùi quả bầu và thấy những con người bé nhỏ nhảy ra.
Câu 4. (trang 117) Hãy kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta.
- Tên một số dân tộc trên đất nước ta : Vân Kiều, Mnông, Tà Ôi, Xơ Đăng, Chăm, Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng, Gia Rai, Sán Dìu,…
Câu 5. (trang 117) Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
- Em có thể đặt tên khác cho truyện như: Sinh ra từ một mẹ, Tổ tiên của chúng ta, Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, Quả bầu lạ,…
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn văn bản "Chuyện quả bầu".
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Chuyện quả bầu để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.