Qua bài học chính tả Nghe - viết: Trâu ơi, giúp các em nghe - viết đúng, đẹp. Đồng thời, bài học còn hỗ trợ kiến thức, kĩ năng cho các em làm đúng các bài tập chính tả: điền vào ô trống tiếng có âm ch/tr và thanh hỏi, thanh ngã chọn từ viết đúng chính tả để hoàn chỉnh các câu văn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn viết
Từ khó: bảo, ruộng, trâu.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1. (trang 136 SGK Tiếng Việt 2)
Trâu ơi !
"Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn."
Ca dao
Câu 2. (trang 136 SGK Tiếng Việt 2)
Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au.
Gợi ý:
cáo – cáu, cao – cau, háo – háu, láo – láu, lao – lau, mào – màu, máo – máu, cháo- cháu, sao – sau, sáo – sáu, …
Câu 3. (trang 136 SGK Tiếng Việt 2)
Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống :
a)
tr ch
cây tre che nắng
buổi trưa ..... ăn
ông ..... chăng dây
con trâu ..... báu
nước .... chong chóng
b)
thanh hỏi thanh ngã
mở cửa thịt mỡ
ngả mũ ...... ba
..... ngơi suy nghĩ
đổ rác ..... xanh
..... cá vẫy tay
Gợi ý:
a)
tr ch
cây tre che nắng
buổi trưa ..chưa... ăn
ông .trăng.... chăng dây
con trâu ...châu.. báu
nước .... chong chóng
b)
thanh hỏi thanh ngã
mở cửa thịt mỡ
ngả mũ ..ngã.... ba
..nghỉ... ngơi suy nghĩ
đổ rác ..đỗ... xanh
..vẩy... cá vẫy tay
Lời kết
Thông qua bài học Chính tả Nghe viết: Trâu ơi! các em cần nắm được:
- Kiến thức - kĩ năng
+ Viết đúng, trình bày đúng và sạch sẽ.
+ Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 để từ đó biết cách điền vào chỗ trống tiếng có âm ch/tr và thanh hỏi, thanh ngã.
- Thái độ
+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
+ Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài học Tập làm văn: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu để chuẩn bị tốt cho tiết học sau.