Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 448881
Sóng âm được truyền từ không khí vào nước thì
- A. tần số tăng
- B. tần số giảm
- C. bước sóng tăng
- D. bước sóng giảm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 448882
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Sóng hạ âm không truyền được trong chân không.
- B. Sóng siêu âm truyền được trong chân không.
- C. Sóng cơ có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm.
- D. Sóng cơ có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 448883
Một sóng âm có tần số 200Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500m/s . Bước sóng của sóng này trong nước là
- A. 75,0 m
- B. 7,5 m
- C. 3,0m
- D. 30,5m
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 448884
Hai âm có mức cường độ âm chênh nhau 1 dB. Tỉ số giữa các cường độ âm của chúng là:
- A. 1,18
- B. 1,26
- C. 1,85
- D. 2,52
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 448885
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi
- A. Tần số của sóng.
- B. Biên độ sóng.
- C. Tốc độ truyền sóng.
- D. Bước sóng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 448886
Một sóng cơ học có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là
- A. âm thanh.
- B. hạ âm.
- C. siêu âm.
- D. cao tần.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 448887
Người ta phân biệt sóng siêu âm, hạ âm, âm thanh dựa vào
- A. tốc độ truyền của chúng khác nhau.
- B. biên độ dao động của chúng.
- C. bản chất vật lí của chúng khác nhau.
- D. khả năng cảm thụ âm của tai người.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 448888
Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là
- A. v = 400 m/s.
- B. v = 16 m/s.
- C. v = 6,25 m/s.
- D. v = 400 cm/s.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 448889
Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần trong các môi trường:
- A. lỏng, khí, rắn.
- B. rắn, khí, lỏng.
- C. rắn, lỏng, khí.
- D. khí, lỏng, rắn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 448890
Độ cao của âm phụ thuộc vào:
- A. đồ thị dao động của nguồn âm.
- B. độ đàn hồi của nguồn âm
- C. tần số của nguồn âm.
- D. biên độ dao động của nguồn âm.