Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 443228
Cho \(P\left( A \right)=0,5;\,P\left( B \right)=0,4\) và \(P\left( AB \right)=0,2\). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau.
- A. Hai biến cố \(A\) và \(B\) không thể cùng xảy ra.
- B. Ta có \(P\left( A\cup B \right)=P\left( A \right)+P\left( B \right)=0,9\).
- C. Hai biến cố \(A\) và \(B\)là hai biến cố độc lập.
- D. Hai biến cố \(A\) và \(B\)là 2 biến cố xung khắc.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 443230
Xét phép thử gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Gọi \(A\) là biến cố “Lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm” và \(B\) là biến cố “Lần thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm”.
Khẳng định nào sai trong các khẳng định sau?
- A. \(A\)và \(B\)là hai biến cố xung khắc.
- B. \(A\cup B\) là biến cố “Ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”.
- C. \(A\cap B\) là biến cố “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo bằng 12.
- D. \(A\)và \(B\) là hai biến cố độc lập.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 443237
Cho \(A\), \(B\) là hai biến cố xung khắc. Đẳng thức nào sau đây đúng?
- A. \(P\left( A\cup B \right)=P\left( A \right)+P\left( B \right)\).
- B. \(P\left( A\cup B \right)=P\left( A \right).P\left( B \right)\).
- C. \(P\left( A\cup B \right)=P\left( A \right)-P\left( B \right)\).
- D. \(P\left( A\cap B \right)=P\left( A \right)+P\left( B \right)\).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 443238
Cho \(A\), \(B\) là hai biến cố xung khắc. Biết \(P\left( A \right)=\frac{1}{3}\), \(P\left( B \right)=\frac{1}{4}\). Tính \(P\left( A\cup B \right)\).
- A. \(\frac{7}{12}\).
- B. \(\frac{1}{12}\).
- C. \(\frac{1}{7}\).
- D. \(\frac{1}{2}\).
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 443240
Biến cố A U B xảy ra khi ....
- A. Cả hai biến cố A và B xảy ra
- B. Có ít nhất một trong hai biến cố A và B xảy ra
- C. Cả hai biến cố A và B đều không xảy ra
- D. Tất cả các câu trên đều sai.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 443259
Biến cố “A hoặc B xảy ra", kí hiệu là A U B được gọi là
- A. biến cố giao của A và B.
- B. biến cố hợp của A và B.
- C. biến cố xung khắc của A và B.
- D. biến cố đối của A và B.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 443261
Cho hai biến cố xung khắc A và B. Khi đó
- A. P(AUB) = P(A) - P(B).
- B. P(AUB) = P(A) + P(B) - P(AB).
- C. P(AUB) = P(A) + P(B).
- D. P(AUB) = P(A).P(B).
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 443262
Tập hợp mô tả biến cố A U B là
- A. giao của hai tập hợp mô tả biến cố A và biến cố B.
- B. những phần tử chung của hai tập hợp mô tả biến cố A và biến cố B.
- C. tổng của hai tập hợp mô tả biến cố A và biến cố B.
- D. hợp của hai tập hợp mô tả biến cố A và biến cố B.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 443263
Cho hai biến cố A và B. Khi đó
- A. P(A U B) = P(A) + P(B).
- B. P(A U B) = P(A) + P(B) - P(AB).
- C. P(A U B) = P(A).P(B) .
- D. P(AB) = P(A).P(B) .
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 443264
Một lớp học có 100 học sinh, trong đó có 40 học sinh giỏi ngoại ngữ; 30 học sinh giỏi tin học và 20 học sinh giỏi cả ngoại ngữ và tin học. Học sinh nào giỏi ít nhất một trong hai môn sẽ được thêm điểm trong kết quả học tập của học kì. Chọn ngẫu nhiên một trong các học sinh trong lớp, xác suất để học sinh đó được tăng điểm là
- A. \(\frac{1}{6} \)
- B. \(\frac{5}{2} \)
- C. \(\frac{3}{5} \)
- D. \(\frac{1}{2} \)