Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 11002
Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở
- A. dạ dày
- B. ruột non
- C. thực quản
- D. miệng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 11003
Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
- A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
- B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
- C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- D. Thức ăn được liêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 11005
Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?
- A. Tạo thuận lợi cho tiêu hoá cơ học.
- B. Làm tăng nhu động của ruột.
- C. Tạo thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
- D. Làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 11007
Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
- A. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.
- B. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).
- C. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.
- D. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 11008
5, Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:
I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.
II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn
IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.- A. I, II, IV.
- B. I, III, IV.
- C. II, III, IV.
- D. I, II, III
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 122762
Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
- A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
- D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 122765
Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là
- A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 122767
Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
- A. Tuyến nước bọt.
- B. Khoang miệng.
- C. Dạ dày.
- D. Thực quản.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 122768
Ở động vật có ống tiêu hóa
- A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
- D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 122770
Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
- A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.