Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 11314
Chức năng của bạch cầu là:
- A. Tạo ra quá trình đông máu.
- B. Vận chuyển khí oxi đến cho các tế bào.
- C. Bảo vệ cơ thể.
- D. Vận chuyển khí CO2 từ các tế bào về tim.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 11315
Tế bào máu có khả năng thực bào là:
- A. Hồng cầu và tiểu cầu
- B. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mono.
- C. Bạch cầu mono và tiểu cầu.
- D. Hồng cầu và bạch cầu trung tính
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 11316
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế
- A. Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm khuẩn.
- B. Thực bào.
- C. Tiết ra kháng thể.
- D. Theo cả ba cơ chế trên.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 11352
Hoạt động nào là hoạt động của tế bào limpho B?
- A. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên
- B. Thực bào bảo vệ cơ thể
- C. Tự tiết chất bảo vệ cơ thể
- D. Tiêu huỷ các tế bào bị thương
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 11356
Tế bào Limpho T phá huỷ tế bào trong cơ thể bị nhiễm bằng cách nào?
- A. Tiết men phá huỷ màng
- B. Dùng phân tử protein đặc hiệu
- C. Dùng chân giả tiêu diệt
- D. Nuốt tế bào
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 125184
Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?
- A. Bạch cầu mônô
- B. Bạch cầu limphô B
- C. Bạch cầu limphô T
- D. Bạch cầu ưa axit
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 125185
Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào?
- A. Miễn dịch tự nhiên
- B. Miễn dịch nhân tạo
- C. Miễn dịch tập nhiễm
- D. Miễn dịch bẩm sinh
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 125187
Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?
- A. Prôtêin độc
- B. Kháng thể
- C. Kháng nguyên
- D. Kháng sinh
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 125189
Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là
- A. chất kháng sinh
- B. kháng thể
- C. kháng nguyên
- D. prôtêin độc
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 125190
Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây?
- A. Toi gà
- B. Cúm gia cầm
- C. Dịch hạch
- D. Cúm lợn