Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 227011
Chọn câu đúng: Khi ánh sáng truyền từ môi trường n1 sang môi trường n2 nhỏ hơn thì góc giới hạn τ mà ở đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần xác định bởi công thức:
- A. sinτ=n1/n2.
- B. sinτ=n2−n1/n1.
- C. sinτ=n2−n1/n2.
- D. sinτ=n2/n1.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 227020
Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn, gọi τ là góc giới hạn. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới thỏa mãn:
- A. 0≤i≤τ.
- B. i=τ.
- C. 900>i>τ.
- D. i=2τ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 227030
Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n = 1,732. Biết rằng tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới có thể nhận giá trị
- A. I = 300.
- B. I = 450.
- C. I = 600.
- D. I = 750.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 227037
Sự khúc xạ ánh sáng là sự thay đổi phương truyền của tia sáng khi tia sáng
- A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
- B. truyền vuông góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
- C. gặp vật cản.
- D. truyền trong một môi trường trông suốt và đồng tính.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 227049
Chọn phát biểu sai về sự truyền ánh sáng.
- A. Khi ánh sáng truyền vào môi trường có chiết suất càng lớn thì vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó càng nhỏ.
- B. Khi tia sáng đi đến mặt phân cách hai môi trường thì xảy ra hiện tượng khúc xạ.
- C. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ tương ứng là một số không đổi.
- D. Chiết suất tỉ đổi giữa hai môi trường có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 227063
Một chùm tia sáng song song hẹp truyển từ không khí vào một chất lỏng có chiết suất n=√2 với góc tới I = 450. Nếu chùm tia tới quay đến vị trí vuông góc với mặt chất lỏng thì chùm tia khúc xạ sẽ quay đi một góc
- A. 300.
- B. 450.
- C. 900.
- D. 600.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 227073
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt chiết suất n. Khi qua mặt phân cách, tia khúc xạ bị lệch 300 so với tia tới và tạo với mặt phân cách một góc 600. Giá trị của n là:
- A. 1,5.
- B. √2.
- C. √3
- D. 2√3.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 227079
Một tia sáng hẹp đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới 450 có tia khúc xạ hợp với tia phản xạ một góc 1050. Chiết suất của môi trường khúc xạ là:
- A. n=√2.
- B. n=2√2.
- C. n=√2/2.
- D. n=√6/3.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 227090
Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất n1=√3 vào một môi trường có chiết suất n2. Tăng dần góc tới I, thấy khi I = 600 thì tia khúc xạ “là là” trên mặt phân cách giữa hai môi trường. Giá trị của n2 là:
- A. n2 = 1,5.
- B. n2 = 1,33.
- C. n2 = 0,75.
- D. n2 = 0,67.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 227095
Hiện tượng phản xạ ánh sáng và khúc xạ ánh sáng có điểm giống nhau là:
- A. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều vuông góc với tia tới.
- B. Góc phản xạ và góc khúc xạ đều bằng góc tới.
- C. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới.
- D. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong cùng môi trường với tia tới.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 227118
Chọn phát biểu đúng về từ thông.
- A. Từ thông là một đại lượng luôn luôn dương.
- B. Từ thông qua một mạch kín luôn bằng không.
- C. Từ thông là một đại lượng có hướng.
- D. Từ thông qua mạch kín tỉ lệ với tiết diện của mạch.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 227136
Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều: \(B{\rm{ }} = {\rm{ }}{5.10^{ - 2}}\;T\). Mặt phẳng khung dây hợp với B một góc α=300. Khung dây giới hạn bởi điện tích 12 cm2. Từ thông qua điện tích S là:
- A. ϕ=0,3.10−5Wb.
- B. ϕ=3.10−5Wb.
- C. ϕ=0,3√3.10−5Wb.
- D. ϕ=3√3.10−5Wb.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 227143
Một mạch điện kín phẳng xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch. Các đường sức từ ban đầu vuông góc với mặt phẳng chứa mạch. Trong một vòng quay suất điện động cảm ứng
- A. đổi chiều một lần.
- B. đổi chiều hai lần.
- C. không đổi chiều.
- D. luôn luôn dương.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 227149
Trong vòng dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng khi nào?
- A. Khi nam châm chuyển động trong mặt phẳng chứa vòng dây.
- B. Vòng dây bị bóp méo.
- C. Từ thông qua vòng dây có sự biến đổi.
- D. Nam châm chuyển dộng xuyên qua vòng dây.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 227154
Cho biết phát biểu sai định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
- A. Nếu từ thông qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng cùng chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.
- B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ trường ban đầu qua mạch kín.
- C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
- D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 227160
Chọn công thức đúng của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong đoạn dây dẫn chuyển động cắt từ trường.
- A. |ec|=Blsinα.
- B. |ec|=BScosα.
- C. |ec|=lvBsinα.
- D. |ec|=|q|vBsinα.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 227167
Một cuộn dây có 1000 vòng, điện tích mỗi vòng S = 25 cm2 đặt trong từ trường đều. Trong thời gian ∆t = 0,5s, cảm ứng từ thay đổi từ 0 đến B = 10-2 T, cảm ứng từ song song với trục cuộn dây. Độ biến thiên từ thông là:
- A. Δϕ=2,5.10−3Wb
- B. Δϕ=25.10−3Wb
- C. Δϕ=2,5.10−4Wb
- D. Δϕ=0,25Wb
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 227179
Từ thông qua mạch kín biến thiên theo thời gian ϕ=0,04(3−2t). Trong khoảng thời gian từ 1s đến 2s suất điện động trong khung có độ lớn là:
- A. |ec|=0,1V.
- B. |ec|=0,24V.
- C. |ec|=0,08V.
- D. |ec|=0,56V.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 227182
Khi đưa nam châm lại gần vòng dây thì hiện tượng nào không xảy ra ?
- A. Từ thông qua vòng dây tăng.
- B. Trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây theo chiều Abc.
- D. Vòng dây sẽ chuyển động sang bên trái, cùng chiều dịch chuyển của nam châm.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 227184
Khi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường và có một suất điện động cảm ứng thì nó là một nguồn điện. Lực lạ trong nguồn này là:
- A. lực Lo-ren-xơ.
- B. lực Am-pe.
- C. ngoại lực làm đoạn dây chuyển động.
- D. hợp của lực Am-pe và ngoại lực.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 227189
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45˚ thì góc khúc xạ bằng 30˚. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là:
- A. √3
- B. √2/2
- C. 2
- D. √2
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 227195
Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt trong suốt có chiết suất n=√3 sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó, góc tới i có giá trị là:
- A. 450
- B. 300
- C. 200
- D. 600
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 227196
Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:
- A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i < igh.
- B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i > igh.
- C. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i ≥ igh.
- D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i < igh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 227201
Tia sáng đi từ không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?
- A. 370
- B. 450
- C. 41,40
- D. 82,80
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 227205
Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, chiết suất của kim cương là 2,42. Tốc độ ánh sáng trong kim cương là:
- A. 242000 km/s
- B. 726000 km/s
- C. 124000 km/s
- D. 522000 km/s
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 227209
Một người nhìn thẳng góc xuống mặt nước thấy ảnh của con cá ở dưới nước bị
- A. dịch ngang song song với mặt nước một đoạn
- B. dịch lại gần mặt nước một đoạn.
- C. dịch ra xa mặt nước một đoạn
- D. không bị dịch chuyển
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 227215
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 đến mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất n2 (n2 < n1). Góc giới hạn phản xạ toàn phần xác định theo công thức
- A. sinigh=n1.n2
- B. sinigh=1/n1.n2
- C. sinigh=n2/n1
- D. sinigh=n1/n2
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 227219
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng:
- A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
- C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 227233
Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới
- A. luôn nhỏ hơn 1.
- B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
- C. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
- D. luôn lớn hơn 1.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 227237
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450 thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?
- A. i>450
- B. i<450
- C. 300<i<900
- D. i<600
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 227351
Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng
- A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.
- B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ.
- C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ.
- D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 227352
Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
- A. vận tốc chuyển động của thanh.
- B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.
- C. chiều dài của thanh.
- D. cảm ứng từ của từ trường.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 227353
Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
- A. vận tốc chuyển động của thanh.
- B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.
- C. chiều dài của thanh.
- D. cảm ứng từ của từ trường.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 227354
Đơn vị của hệ số tự cảm là:
- A. Vôn(V).
- B. Tesla(T).
- C. Vêbe(Wb).
- D. Henri(H).
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 227355
Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-3 T. Từ thông gửi qua khung dây là 10-4 WB. Chiều rộng của khung dây nói trên là:
- A. 10 cm
- B. 1 cm
- C. 1 m
- D. 10 m
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 227356
Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì năng lượng từ trường của cuộn dây được tính theo công thức
- A. LI2
- B. 2LI2
- C. 0,5LI
- D. 0,5LI2
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 227357
Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trên ống dây trong khoảng thời gian đó là
- A. 40V.
- B. 10V.
- C. 30V.
- D. 20V.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 227358
Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó bằng
- A. 480 WB
- B. 0 WB
- C. 24 WB
- D. 0,048 WB
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 227359
Một vòng dây phẳng có đường kính 10cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B=1/π. Từ thông gửi qua vòng dây khi vecto cảm ứng từ B hợp với mặt phẳng vòng dây một góc α=300 là
- A. 50 WB
- B. 0,005 WB
- C. 12,5 WB
- D. 1,25.10-3 WB
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 227360
Công thức nào sau đây được dùng để tính độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng, diện tích S, có chiều dài l?
- A. L=4π.10−7.N2l/S
- B. L=4π.10−7.N2S/l
- C. L=10−7.NS/l
- D. L=10−7.N2S/l