Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 237069
Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi
- A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
- B. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
- C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0o
- D. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 40o
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 237070
Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ?
- A. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.
- B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
- C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
- D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 237071
Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biến thiên?
- A. Vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dưới.
- B. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên với vận tốc v.
- C. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ trên xuống dưới với vận tốc v.
- D. Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 237072
Một khung dây có diện tích S được đặt song song với đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ B. Qua khung dây một góc 90o thì từ thông qua khung sẽ
- A. tăng thêm một lượng B.S
- B. giảm đi một lượng B.S
- C. tăng thêm một lượng 2B.S
- D. giảm đi một lượng 2B.S
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 237073
Trong hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín, hình b vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần nam châm. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trên hai vòng dây dẫn kín có chiều
- A. cùng chiều kim đồng hồ
- B. ngược chiều kim đồng hồ
- C. ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, cùng chiều kim đồng hồ ở hình b
- D. cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, ngược chiều kim đồng hồ ở hình b
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 237074
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường thì
- A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
- B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
- C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó.
- D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 237075
Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường
- A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó
- B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
- C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu
- D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 237076
Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi
- A. phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ
- B. phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ
- C. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 45o
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 237077
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn không phụ thuộc vào
- A. cường độ dòng điện
- B. hình dạng của dây dẫn
- C. môi trường xung quanh dây dẫn
- D. tiết diện của dây dẫn
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 237078
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện thẳng, rất dài không thay đổi khi điểm đó dịch chuyển
- A. song song với dòng điện
- B. vuông góc với dòng điện
- C. trên một đường sức từ
- D. trên một mặt trụ
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 237079
Trong hình vẽ, mũi tên nào đúng hướng của từ trường tạo ra bởi dòng điện trong ống dây thẳng, dài?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 237080
Khi một electron được bắn vào một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường. Đại lượng của electron không thay đổi theo thời gian là
- A. vận tốc
- B. gia tốc
- C. động lượng
- D. động năng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 237081
Một electron được bắn vào trong một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường. Quỹ đạo của electron trong từ trường là
- A. một đường tròn
- B. một đường parabon
- C. một nửa đường thẳng
- D. một đường elip
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 237082
Một hạt mang điện chuyển động trên mặt phẳng (P) vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện có
- A. phương vuông góc với mặt phẳng (P)
- B. độ lớn tỉ lệ với điện tích của hạt mang điện
- C. chiều không phụ thuộc vào điện tích của hạt mang điện
- D. độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của hạt mang điện
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 237083
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ?
- A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là Φ = B.S.cosα
- B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)
- C. Từ thông là một đại lượng đại số
- D. Từ thông là một đại lượng có hướng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 237084
Phát biểu nào về từ thông sau đây không đúng?
- A. Từ thông là một đại lượng vô hướng
- B. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây
- C. Từ thông qua một mặt kín luôn khác 0
- D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 237085
Đơn vị của từ thông có thể là
- A. tesla trên mét (T/m)
- B. tesla nhân với mét (T.m)
- C. tesla trên mét bình phương (T/m2)
- D. tesla nhân mét bình phương (T.m2)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 237086
Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B, α là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là:
- A. Φ = B.S.cosα
- B. Φ = B.S.sinα
- C. Φ = B.S
- D. Φ = B.S.tanα
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 237087
Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi
- A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
- B. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây
- C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0o
- D. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 40o
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 237088
Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ?
- A. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.
- B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
- C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
- D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 237089
Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biến thiên?
- A. Vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dưới.
- B. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên với vận tốc v.
- C. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ trên xuống dưới với vận tốc v.
- D. Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 237090
Một khung dây hình tròn có diện tích S = 2cm2 đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 5.10-2T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là
- A. 10-1Wb
- B. 10-2Wb
- C. 10-3Wb
- D. 10-5Wb
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 237091
Một khung dây hình vuông, cạnh dài 4cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 2.10-5T, các đường sức từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 60o. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là
- A. 1,6.10-6Wb
- B. 1,6.10-8Wb
- C. 3,2.10-8Wb
- D. 3,2.10-6Wb
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 237092
Một khung dây hình vuông có cạnh dài 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-5T, mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc 30o. Từ thông qua mặt phẳng khung dây nhận giá trị nào sau đây?
- A. 5.10-8Wb
- B. 5.10-6Wb
- C. 8,5.10-8Wb
- D. 8,5.10-6Wb
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 237093
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hoá từ
- A. hoá năng
- B. quang năng
- C. cơ năng
- D. nhiệt năng
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 237094
Một nam châm thẳng có từ trường hướng vào lòng ống dây. Trong trường hợp nào dưới đây suất điện động trong ống dây lớn nhất?
- A. Nam châm tiến lại gần ống dây với tốc độ v
- B. Ống dây tiến lại gần nam châm với tốc đọ v
- C. Nam châm và ống dây tiến ra xa với tốc độ v
- D. Nam châm và ống dây tiến lại gần nhau với tốc độ v
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 237095
Hệ số tự cảm (độ tự cảm) của ống dây có ý nghĩa vật lí gì?
- A. cho biết số vòng dây của ống dây là lớn hay nhỏ
- B. cho biết thế tích của ống dây là lớn hơn hay nhỏ
- C. cho biết từ trường sinh ra là lớn hay nhỏ khi có dòng điện di qua
- D. cho biết từ thông qua ống dây là lớn hay nhỏ khi có dòng điện đi qua
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 237096
Nhận xét nào sau đây là đúng về suất điện động tự cảm?
- A. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
- B. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với thời gian dòng điện chạy trong mạch
- C. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
- D. Suất điện động tự cảm của ống dây không phụ thuộc vào độ tự cảm của ống dây
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 237097
Trong thí nghiệm về hiện tượng tự cảm và ngắt mạch, người ta đưa lõi sắt vào trong lòng ống dây để
- A. tăng điện trở của ống dây
- B. tăng cường độ dòng điện qua ống dây
- C. làm cho bóng đèn mắc trong mạch không bị cháy
- D. tăng độ tự cảm của ống dây
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 237098
Đơn vị của độ tự cảm là
- A. vôn (V)
- B. henry (H)
- C. tesla (T)
- D. vêbe (Wb).
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 237099
Kết luận nào sau đây là đúng về hiện tượng tự cảm?
- A. Hiện tượng tự cảm không phải là hiện tượng cảm ứng điện từ.
- B. Hiện tượng tự cảm không xảy ra ở các mạch điện xoay chiều.
- C. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
- D. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của từ trường bên ngoài mạch điện.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 237100
Khi nói về chiết suất của môi trường. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang lớn hơn so với môi trường chiết quang nhỏ thì nhỏ hơn đơn vị.
- B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn 1.
- C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối n2 của môi trường 2 với chiết suất tuyệt đối n1 của môi trường 1
- D. Chiết suất tỉ đối của 2 môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì tốc độ ánh sáng trong chân không là tốc độ lớn nhất
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 237101
Nước và thuỷ tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Chiết suất tỉ đối giữa thuỷ tinh và nước là
- A. n21 = n1/n2
- B. n21 = n2/n1
- C. n21 = n2 - n1
- D. n12 = n1 - n2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 237102
Khi chiếu ánh sáng từ không khí vào nước thì
- A. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới
- B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
- C. góc khúc xạ luôn bằng góc tới
- D. khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 237103
Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới i. Tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Hệ thức nào sau đây là đúng?
- A. sini = n
- B. sini = 1/n
- C. tani = n
- D. tani = 1/n
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 237104
Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới i có tani = n. Mối quan hệ giữa tia phản xạ và tia khúc xạ nào sau đây là đúng?
- A. song song
- B. hợp với nhau góc 60o
- C. vuông góc
- D. hợp với nhau góc 30o
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 237105
Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Khi có phản xạ toàn phần thì hầu như toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường chứa chùm ánh sáng tới.
- B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn.
- C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần
- D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường chiết quang kém với môi trường chiết quang hơn.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 237106
Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì
- A. cường độ ánh sáng của chùm khúc xạ gần bằng cường độ sáng của chùm tới
- B. Cường độ ánh sáng của chùm tia phản xạ gần bằng cường độ sáng của chùm tới.
- C. cường độ sáng của chùm tia phản xạ lớn hơn cường độ sáng của chùm tia tới
- D. cường độ sáng của chùm tia tới, chùm tia phản xạ và chùm tia khúc xạ bằng nhau
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 237107
Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
- A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
- B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
- C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
- D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 237108
Chọn câu sai? Từ trường tồn tại ở gần
- A. một nam châm
- B. một thanh thủy tinh được nhiễm điện do cọ xát
- C. dây dẫn có dòng điện
- D. chùm tia điện tử