Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 226272
Chiếu một chùm tia sáng đỏ hẹp coi như một tia sáng vào mặt bên của một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC có góc chiết quang A=80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang tại một điểm tới rất gần A, biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nd=1,5. Góc lệch của tia ló so với tia tới là:
- A. 20
- B. 80
- C. 40
- D. 120
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 226282
Một khung dây phẳng có diện tích 10cm2 đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Độ lớn từ thông qua khung là 3.10−5(Wb). Cảm ứng từ có giá trị:
- A. B=3.10−2(T)
- B. B=4.10−2(T)
- C. B=5.10−2(T)
- D. B=6.10−2(T)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 226289
Đơn vị của từ thông là:
- A. Ampe (A)
- B. Tesla (T)
- C. Vêbe (Wb)
- D. Vôn (V)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 226299
Phát biểu nào về phản xạ toàn phần sau đây là không đúng?
- A. Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
- B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chết quang hơn.
- C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh
- D. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 226311
Một khung dây tròn bán kính R=4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I=0,3(A). Cảm ứng từ tại tâm của khung là:
- A. 6,5.10−5(T)
- B. 3,5.10−5(T)
- C. 4,7.10−5(T)
- D. 3,34.10−5(T)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 226329
Hai dòng điện cùng chiều cường độ I1=I2=10A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a=10cm. Một điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng x. Để cảm ứng từ tổng hợp tại M đạt giá trị lớn nhất thì x có giá trị là bao nhiêu? Giá trị cảm ứng từ cực đại Bmax khi đó là bao nhiêu?
- A. x=10cm;Bmax=4.10−5(T)
- B. x=5√2cm;Bmax=4.10−5(T)
- C. x=5√2cm;Bmax=2√3.10−5(T)
- D. x=10cm;Bmax=2√3.10−5(T)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 226342
Một ngọn đèn nhỏ S đặt ở đáy một bể nước (n=4/3), độ cao mực nước h=60(cm). Bán kính r bé nhất của tấm gỗ tròn nổi trên mặt nước sao cho không một tia sáng nào từ S lọt ra ngoài không khí là:
- A. r=49(cm)
- B. r=53(cm)
- C. r=68(cm)
- D. r=51(cm)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 226347
Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi
- A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện.
- B. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
- C. dòng điện tròn là những đường tròn.
- D. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, và đi vào cực Nam của cuộn dây đó.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 226352
Năng lượng từ trường của ống dây có dạng biểu thức là:
- A. W=L2i/2
- B. W=Li2
- C. W=Li2/2
- D. W=Li2
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 226357
Chiếu một tia sáng đến lăng kính thì thấy tia ló ra là một tia sáng đơn sắc. Có thể kết luận tia sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng:
- A. Chưa đủ căn cứ để kết luận.
- B. Đơn sắc.
- C. Tạp sắc.
- D. Ánh sáng trắng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 226370
Một hạt electron với vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc qua một hiệu điện thế U= 400(V). Tiếp đó, nó được dẫn vào một miền từ trường với véc-tơ cảm ứng từ vuông góc với véc-tơ vận tốc của electron. Quỹ đạo của electron là một đường tròn bán kính R=7(cm). Độ lớn cảm ứng từ là
- A. 0,96.10−3(T)
- B. 0,93.10−3(T)
- C. 1,02.10−3(T)
- D. 1,12.10−3(T)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 226375
Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của:
- A. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
- B. các electron tự do ngược chiều điện trường.
- C. các ion, electron trong điện trường.
- D. các electron, lỗ trống theo chiều điện trường.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 226381
Đơn vị của suất điện động là:
- A. ampe (A)
- B. Vôn (V)
- C. fara (F)
- D. vôn/mét (V/m)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 226392
Một bóng đèn có ghi D(3V−3W). Khi đèn sáng bình thường, điện trở R =?
- A. 3(Ω)
- B. 12(Ω)
- C. 9(Ω)
- D. 6(Ω)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 226400
Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ:
- A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ.
- B. Trùng với hướng của từ trường.
- C. Có đơn vị là Tesla.
- D. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 226411
Cho ánh sáng truyền từ không khí vào trong nước dưới góc tới 300. Biết chiết suất của nước là 4/3, góc khúc xạ có giá trị là:
- A. 220
- B. 450
- C. 41,80
- D. 600
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 226425
Chiếu vào mặt bên một lăng kính có góc chiết quang A=600 một chùm ánh sáng trắng hẹp coi như một tia sáng . Biết góc lệch của tia màu vàng là cực tiểu. Chiết suất của lăng kính với tia màu vàng là nv=1,52 và màu tím nt=1,54. Góc ló của tia màu tím bằng:
- A. 300
- B. 29,60
- C. 30,40
- D. 51,30
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 226429
Một dây dẫn có dòng điện chạy qua uốn thành một vòng dây tròn. Tại tâm vòng tròn, cảm ứng từ sẽ giảm khi
- A. cường độ dòng điện giảm đi.
- B. đường kính vòng dây giảm đi.
- C. đường kính dây dẫn tăng lên.
- D. cường độ dòng điện tăng lên.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 226433
Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là
- A. một hình vuông.
- B. một tam giác vuông cân.
- C. một tam giác đều.
- D. một tam giác bất kì.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 226441
Một đoạn dây dẫn dài l=0,5m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn vuông góc với vectơ cảm ứng từ B. Biết cảm ứng từ B=2.10−3(T) và dây dẫn chịu lực từ F=4.10−2(N) Cường độ dòng điện trong dây dẫn là:
- A. 8√2(A)
- B. 40√2(A)
- C. 80(A)
- D. 40(A)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 226445
Lực Lo – ren – xơ là:
- A. lực điện tác dụng lên điện tích.
- B. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
- C. lực từ tác dụng lên dòng điện.
- D. lực Trái Đất tác dụng lên vật.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 226448
Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng:
- A. trong điốt bán dẫn.
- B. trong ống phóng điện tử.
- C. trong kĩ thuật hàn điện.
- D. trong kĩ thuật mạ điện.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 226454
Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5(A) trong khoảng thời gian 3(s). Khi đó điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây là
- A. 0,5(C)
- B. 4(C)
- C. 2(C)
- D. 4,5(C)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 226461
Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q trong môi trường chân không, gây ra tại một điểm M cách Q một khoảng r, được xác định theo biểu thức:
- A. EM=k|Q|/r2
- B. EM=k|Q|/r
- C. EM=k|Q.q|/r2
- D. EM=k|Q|/εr
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 226468
Trong môi trường điện môi có hằng số điện môi ε, lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm
- A. Không đổi với mọi môi trường.
- B. Tăng ε so với khi đặt trong chân không.
- C. Có thể tăng hoặc giảm so với khi đặt trong chân không.
- D. Giảm ε so với khi đặt trong chân không.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 226476
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi góc tới tăng thì góc khúc xạ
- A. Tăng tỉ lệ thuận với góc tới.
- B. Giảm.
- C. Tăng theo.
- D. Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào chiết suất hai môi trường.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 226488
Biết rằng điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1=3Ω đến R2=10,5Ω thì hiệu suất của nguồn tăng gấp 2 lần. Điện trở trong của nguồn bằng
- A. 7(Ω)
- B. 9(Ω)
- C. 8(Ω)
- D. 6(Ω)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 226494
Chọn câu đúng về điện dung:
- A. Điện dung của tụ là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
- B. Điện tích trên hai bản tụ có cùng độ lớn, cùng dấu.
- C. Năng lượng điện trường là năng lượng tích trữ trong cuộn dây.
- D. Tụ điện gồm hai bản cách điện ngăn cách nhau bởi 1 lớp dẫn điện.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 226506
Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,1(H), trong đó có dòng điện biến thiên đều 200(A/s) thì suất điện động tự cảm xuất hiện có độ lớn:
- A. 10(V)
- B. 20(V)
- C. 0,1(kV)
- D. 2(kV)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 226519
Tiết diện thẳng của một lăng kính là tam giác đều. Một tia sáng đơn sắc chiếu tới mặt bên lăng kính và cho tia ló đi ra từ một mặt bên khác. Nếu góc tới và góc ló là 450 thì góc lệch giữa tia tới và tia ló là
- A. 100
- B. 200
- C. 300
- D. 400
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 226546
Biểu thức nào sau đây là đúng?
- A. UMN=AMN
- B. UMN=1/UNM
- C. UMN=VN−VM
- D. UMN=VM−VN
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 226550
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng:
- A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
- B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
- C. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
- D. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 226553
Cho mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động 10V, điện trở trong bằng 2Ω, và mạch ngoài có điện trở 18(Ω). Cường độ dòng điện chạy trong mạch là:
- A. 1(A)
- B. 0,5(A)
- C. 0,25(A)
- D. 2(A)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 226557
Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106m/s vào vùng không gian có từ trường đều B=0,02(T) theo hướng hợp với véc-tơ cảm ứng từ một góc 300. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10−19(C). Lực Lorenxo tác dụng lên proton là
- A. 3.10−15(N)
- B. 3,2.10−15(N)
- C. 2,4.10−15(N)
- D. 2.6.10−15(N)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 226565
Cho dòng điện có cường độ 2(A) chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối đồng có cực dương bằng đồng trong 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng đồng bám vào cực âm là
- A. 2,65g
- B. 2,56g
- C. 5,62g
- D. 6,25g
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 226575
Cảm ứng từ B của dòng điện thẳng gây ra tại điểm M, cách dòng điện 3cm bằng 2,4.10−5(T). Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:
- A. 7,2(A)
- B. 3,6(A)
- C. 0,72(A)
- D. 0,36(A)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 226582
Điện năng tiêu thụ được đo bằng:
- A. vôn kế.
- B. tĩnh điện kế.
- C. ampe kế.
- D. công tơ điện.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 226587
Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 thì công thức của định luật khúc xạ ánh sáng
- A. n1sini=n2sinr
- B. nsini=sinr
- C. sini=nsinr
- D. n1cosi=n2sinr
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 226592
Lực nào sau đây không là lực từ?
- A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.
- B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam
- C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.
- D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 226596
Công thức tính lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn chiều dài l mang dòng điện đặt trong từ trường đều là:
- A. F=Evlsinα
- B. F=Bvlsinα
- C. F=qvBsinα
- D. F=BIlsinα