Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 305132
Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch
- A. tăng rất lớn
- B. tăng giảm liên tục.
- C. giảm về 0.
- D. không đổi so với trước.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 305133
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
- A. Không mắc cầu chì cho một đoạn mạch.
- B. Dùng pin hay Ac quy để mắc thành mạch kín.
- C. Sử dụng dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
- D. Nối 2 cực của nguồn bằng 1 dây dẫn có điện trở nhỏ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 305135
Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài của mạch tăng 2 lần thì cường độ dòng điện trong mạch chính
- A. chưa đủ dữ kiện để xác định.
- B. tăng 2 lần
- C. giảm 2 lần
- D. không đổi.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 305136
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy qua mạch
- A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
- B. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
- C. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
- D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 305138
Một ampe kế có điện trở 0,49W đo được dòng điện lớn nhất là 5A. Người ta mắc thêm điện trở 0,245W song song với ampe kế trên để trở thành hệ thống có thể đo được dòng điện lớn nhất bằng bao nhiêu:
- A. 10A
- B. 12,5A
- C. 15A
- D. 20A
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 305139
Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch gồm hai tụ điện C1 và C2 ghép nối tiếp. Kết luận nào sau đây là đúng ?
- A. Điện dung tương đương của bộ tụ là \(C = C_1 + C_2\)
- B. Điện tích của bộ tụ được xác định bới \(Q = Q_1 + Q_2\)
- C. Điện tích trên tụ có giá trị bằng nhau.
- D. Hiệu điện thế của các tụ có giá trị bằng nhau
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 305140
Có ba tụ điện giống nhau có C = 2µF được mắc thành bộ. Cách mắc nào sau đây cho bộ tụ điện có điện dung tương đương Cb = 3µF?
- A. Mắc nối tiếp 3 tụ
- B. Mắc song song 3 tụ.
- C. Mắc một tụ nối tiếp với hai tụ song song
- D. Mắc một tụ song song với hai tụ nối tiếp
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 305141
Một tụ điện có điện dung C = 5 (μF) được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10-3 (C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy suất điện động 80 (V), bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì
- A. Năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (mJ).
- B. Năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (mJ).
- C. Năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (kJ).
- D. Năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (kJ)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 305143
Bộ tụ điện gồm hai tụ điện:\( C_1 = 20 (µF), C_2 = 30 (µF)\) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Điện tích của mỗi tụ điện là:
- A. \(Q_1 = 3.10^{-3} (C) ; Q_2 = 3.10^{-3} (C)\)
- B. \(Q_1 = 1,2.10^{-3} (C) ; Q_2 = 1,8.10^{-3} (C).\)
- C. \(Q_1 = 1,8.10^{-3} (C); Q_2 = 1,2.10^{-3} (C) \)
- D. \(Q_1 = 7,2.10^{-4} (C) ; Q_2 = 7,2.10^{-4} (C).\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 305144
Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: \(C_1 = 10 (µF), C_2 = 15 (µF), C_3 = 30 (µF)\) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:
- A. \(C_b = 5 (µF). \)
- B. \(C_b = 10 (µF). \)
- C. \( C_b = 15 (µF). \)
- D. \(C_b = 55 (µF).\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 305146
Một bộ tụ điện gồm 10 tụ điện giống nhau (C = 8 µF) ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối với hiệu điện thế không đổi U = 150 (V). Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng là:
- A. ΔW = 9 (mJ).
- B. ΔW = 10 (mJ).
- C. ΔW = 19 (mJ).
- D. ΔW = 1 (mJ).
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 305147
Một tụ điện phẳng đặt nằm ngang trong không khí điện dung của nó là C. Khi dìm một nửa ngập trong điện môi có hằng số điện môi là 3, một nửa trong không khí điện dung của tụ sẽ :
- A. giảm còn 1/2
- B. giảm còn 1/3
- C. tăng 3/2 lần
- D. giảm còn 2/3 lần
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 305148
Một tụ điện phẳng đặt thẳng đứng trong không khí điện dung của nó là C. Khi dìm một nửa ngập trong điện môi có hằng số điện môi là 3, một nửa trong không khí điện dung của tụ sẽ :
- A. Tăng 2 lần
- B. Tăng 3/2 lần
- C. Tăng 3 lần
- D. Giảm 3 lần
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 305149
Trong phòng thí nghiệm có một số tụ điện loại 6μF. Số tụ phải dùng ít nhất để tạo thành bộ tụ có điện dung tương đương là 4,5 μF là:
- A. 3
- B. 5
- C. 4
- D. 6
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 305151
Một điện tích Q gây ra điện trường, tại M và N cùng cách Q một khoảng d ta đặt lần lượt hai điện tích q và q'. Cường độ điện trường tại M và N như thế nào?
- A. E = E'.
- B. E < E'.
- C. E > E'.
- D. E # E'.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 305152
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
- A. trung điểm của AB.
- B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
- C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
- D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 305153
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
- B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
- C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó .
- D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó .
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 305154
Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong điện trường giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100V. Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là
- A. -1,6.10-17J
- B. -1,6.10-19J
- C. 1,6.10-17J
- D. 1,6.10-19J
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 305155
Một hạt bụi tích điện nằm cân bằng trong một điện trường đều có đường sức điện thẳng đứng , chiều hướng xuống và cường độ điện trường 100 V/m. Khối lượng hạt bụi là 10-6 g, lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Điện tích của hạt bụi là
- A. - 10-7 C
- B. 10-10C
- C. 10-7 C
- D. -10-10C
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 305157
Cho hai điện tích điểm cùng độ lớn nhưng trái dấu đặt cố định trên đường thẳng nằm ngang cách nhau 2 m trong chân không. Cường độ điện trường tại trung điểm hai điện tích có chiều hướng sang phải và có độ lớn là 18 kV/m. Điện tích dương nằm phía bên
- A. Trái và có độ lớn là 2 μC.
- B. Phải và có độ lớn là 2 μC.
- C. Phải và có độ lớn là 1 μC.
- D. Trái và có độ lớn là 1 μC.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 305158
Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 N thì khoảng cách giữa chúng là
- A. 1,6 cm.
- B. 1,28 cm
- C. 1,28 m.
- D. 1,6 m.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 305159
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện của điện trường tĩnh là không đúng?
- A. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
- B. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua.
- C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
- D. Các đường sức là các đường cong không kín.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 305160
Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một posiêlectron (+e = +l,6.10−19C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?
- A. 3,3.10−21 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.
- B. 3,2.10−21 N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.
- C. 3,2.10−17 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.
- D. 3,2.10−17N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 305161
Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10−9C gây ra tại một điểm cách nó 5cm trong chân không
- A. 144 kV/m.
- B. 14,4 kV/v
- C. 288 kV/m.
- D. 28,8 kV/m.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 305162
Tại một điểm M trên đường sức điện trường, vectơ cường độ điện trường có phương
- A. vuông góc với đường sức tại M.
- B. đi qua M và cắt đường sức đó tại một điểm N nào đó.
- C. trùng với tiếp tuyến với đường sức tại M.
- D. bất kì
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 305163
Một điện trường đều có cường độ E= 2800 V/m. Hai điểm M, N cách nhau 20 cm khi tính dọc theo đường sức. Tính công của lực điện trường thực hiện một điện tích khi nó di chuyển từ M đến N ngược chiều đường sức. Biết \(q = -{10^{ - 6}}C\).
- A. \({56.10^{ - 5}}J\)
- B. \(-{56.10^{ - 5}}J\)
- C. \({65.10^{ - 5}}J\)
- D. \(-{56.10^{ - 5}}J\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 305164
ột điện tích điểm di chuyển dọc theo chu vi của một tam giác MNP, vuông tại P, trong điện trường đều, có cường độ 200 V/m. Cạnh. Môi trường là không khí. Công của lực điện khi q dịch chuyển theo đường kín MNPM:
- A. \(- {8.10^{ - 7}}\left( J \right)\)
- B. 0J
- C. \(- {2.10^{ - 7}}\left( J \right)\)
- D. 2mJ
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 305165
Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:
- A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là \( |{q_1} + {q_2}|\)
- B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là \( |{q_1} + {q_2}|\)
- C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là \( \left| {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right|\)
- D. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là\( \left| {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right|\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 305166
Tìm kết luận không đúng
- A. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn
- B. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn
- C. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm
- D. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 305167
Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện: I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt; II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ; III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh; IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng. Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B
- A. I và III
- B. II và IV
- C. III và IV
- D. I và IV
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 305168
Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
- B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
- C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
- D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 305169
Cho các chất nhiễm điện : I. Do cọ sát; II. Do tiếp xúc; II. Do hưởng ứng. Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:
- A. I và II
- B. III và II
- C. I và III
- D. Chỉ có II
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 305170
Cho các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng. Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?
- A. II
- B. I
- C. III
- D. Cả 3 cách
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 305171
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
- B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
- C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.
- D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 305172
Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
- A. hai quả cầu đẩy nhau.
- B. hai quả cầu hút nhau.
- C. không hút mà cũng không đẩy nhau.
- D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 305173
Khi khởi động xe máy, không nên nhấn nút khởi động quá lâu và nhiều lần liên tục vì
- A. dòng đoản mạch kéo dài tỏa nhiệt mạnh sẽ làm hỏng acquy.
- B. tiêu hao quá nhiều năng lượng.
- C. động cơ đề sẽ rất nhanh hỏng.
- D. hỏng nút khởi động.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 305174
Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1kJ điện năng là:
- A. 25 phút.
- B. 1/40 phút.
- C. 40 phút.
- D. 10 phút.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 305175
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch
- A. Vẫn bằng I
- B. Bằng 1,5I.
- C. Bằng I/3
- D. Bằng 0,5I
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 305176
Chọn đáp án đúng. Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
- A. Có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
- B. Có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
- C. Có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
- D. Có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 305178
Một sạc dự phòng có thể cung cấp dòng điện 5A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là ?
- A. 9,6V
- B. 5V
- C. 2,4V
- D. 4,8V