YOMEDIA

Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020 - Trường THPT Năng Khiếu TDTT Huyện Bình Chánh

45 phút 40 câu 54 lượt thi
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 153970

    Sinh trưởng của cơ thể động vật là: 

    • A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.                  
    • B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.        
    • C.

      Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.                             

    • D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 153971

    Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: 

    • A. Cá chép, gà, thỏ, khi.    
    • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
    • C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.     
    • D. Châu chấu, ếch, muỗi.
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 153972

    Biến thái là: 

    • A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.   
    • B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.                     
    • C.

      Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. 

    • D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 153973

    Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có: 

    • A. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.
    • B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.      
    • C.

      Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. 

    • D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 153974

    Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là: 

    • A. Cá chép, gà, thỏ, khi.       
    • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.          
    • C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.     
    • D. Châu chấu, ếch, muỗi.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 153975

    Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả: 

    • A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.           
    • B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.                                  
    • C.

      Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.                     

    • D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 153976

    Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là: 

    • A. Nhân tố di truyển.   
    • B. Hoocmôn.                  
    • C. Thức ăn.   
    • D. Nhiệt độ và ánh sáng.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 153977

     Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là: 

    • A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.     
    • B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.               
    • C.

      Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành. 

    • D. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 153978

    Ơstrôgen có vai trò: 

    • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
    • B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. 
    • C.

      Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.   

    • D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 153979

    Tirôxin có tác dụng: 

    • A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. 
    • B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.     
    • C.

      Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. 

    • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 153980

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? 

    • A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.         
    • B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.              
    • C.

      Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.      

    • D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 153981

    Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào? 

    • A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.      
    • B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
    • C.

      Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.      

    • D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 153982

    Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây? 

    • A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.   
    • B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.      
    • C.

      Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.       

    • D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 153983

    Sinh trưởng sơ cấp của cây là: 

    • A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.    
    • B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.             
    • C.

      Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.                

    • D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 153984

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? 

    • A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.    
    • B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.         
    • C.

      Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.        

    • D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 153985

    Sinh trưởng thứ cấp là: 

    • A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
    • B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.      
    • C.

      Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra. 

    • D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 153986

    Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để: 

    • A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. 
    • B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.     
    • C.

      Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.           

    • D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 153987

    Gibêrelin có vai trò: 

    • A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.  
    • B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân. 
    • C.

      Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.       

    • D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 153988

    Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ: 

    • A. Khi ra hoa đến lúc cây chết     
    • B. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.
    • C. Khi nảy mầm đến khi cây ra hoa.   
    • D. Khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 153989

    Cho các đặc điểm về hạt, thân, chu kì dinh dưỡng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm:

    1. Hạt có hai lá mầm.

    2. Thân nhỏ.

    3. Chu kì dinh dưỡng một năm.

    4. Thân lớn.

    5. Chu kì dinh dưỡng hai hay nhiều năm.

    6. Hạt có một lá mầm.

    Cây hai lá mầm có các đặc điểm: 

    • A. 2, 3, 4 
    • B. 1, 4, 5    
    • C. 1, 4, 6     
    • D. 2, 4, 5
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 153990

    Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ, được chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây? 

    • A. Chất kìm hãm sinh trưởng etilen. 
    • B. Kích tố sinh trưởng auxin.
    • C. Kích tố sinh trưởng giberelin.   
    • D. Kích tố sinh trưởng xitokinin.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 153991

    Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cong xuống. Hiện tượng này được gọi là: 

    • A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.
    • B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương
    • C.

      Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm. 

    • D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 153992

    Có bao nhiêu phát biểu đúng?

    1. Hướng động âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất.
    2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích.
    3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước tác nhân kích thích.
    4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của cây vươn về phía có ánh sáng.

    Phương án đúng: 

    • A. 2, 3, 4
    • B. 1, 2, 3  
    • C. 2,3 
    • D. 1, 2, 3, 4
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 153993

     Hướng động là: 

    • A. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
    • B. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
    • C.

      Vận động của rễ hướng về lòng đất. 

    • D. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 153994

    Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? 

    • A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
    • B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
    • C.

      Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. 

    • D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 153995

    Các kiểu hướng động dương của rễ là: 

    • A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
    • B. Hướng đất, hướng sáng, hướng hoá.
    • C.

      Hướng đất, hướng nước, hướng hoá. 

    • D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 153996

    Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? 

    • A. Chiếu sáng từ hai hướng.   
    • B. Chiếu sáng từ ba hướng.
    • C. Chiếu sáng từ một hướng.      
    • D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 153997

    Ứng động (Vận động cảm ứng) là: 

    • A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
    • B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
    • C.

      Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. 

    • D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 153998

    Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? 

    • A. Tác nhân kích thích không định hướng.  
    • B. Có sự vận động vô hướng
    • C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.        
    • D. Có nhiều tác nhân kích thích.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 153999

    Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào? 

    • A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
    • B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
    • C.

      Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. 

    • D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 154000

    Phản xạ là gì? 

    • A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
    • B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
    • C.

      Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chi bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. 

    • D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 154001

    Cảm ứng của động vật là: 

    • A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
    • B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
    • C.

      Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. 

    • D. Phản ứng đối với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 154002

    Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? 

    • A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
    • B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
    • C.

      Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng. 

    • D. Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 154003

    Hệ thần kinh của giun dẹp có: 

    • A. Hạch đầu, hạch thân.  
    • B. Hạch đầu, hạch bụng.
    • C. Hạch đầu, hạch ngực.     
    • D. Hạch ngực, hạch bụng.
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 154004

    Ý nào không đúng đối với phản xạ? 

    • A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
    • B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
    • C.

      Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. 

    • D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 154005

    Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? 

    • A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh → Cơ, tuyến.
    • B. Hệ thần kinh → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến.
    • C.

      Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến → Hệ thần kinh. 

    • D. Cơ, tuyến → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh.
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 154006

    Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là: 

    • A. Duỗi thẳng cơ thể
    • B. Co toàn bộ cơ thể.
    • C.

      Di chuyển đi chỗ khác. 

    • D. Co ở phần cơ thể bị kích thích.
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 154007

    Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do: 

    • A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
    • B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
    • C.

      Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng. 

    • D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 154008

    Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào? 

    • A. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
    • B. Các giác quan tiếp nhận kích thích → Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các nội quan thực hiện phản ứng.
    • C.

      Các giác quan tiếp nhận kích thích → Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các tế bào mô bì, cơ. 

    • D. Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các giác quan tiếp nhận kích thích → Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 154009

    Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch? 

    • A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
    • B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
    • C.

      Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. 

    • D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF