Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 109105
Dây dẫn thứ nhất có chiều dài L được quấn thành một vòng sau đó thả một nam châm rơi vào vòng dây. Dây dẫn thứ hai cùng bản chất có chiều dài 2L được quấn thành 2 vòng sau đó cũng thả nam châm rơi như trên. So sánh cường độ dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp thấy:
- A. I1 = 2I2
- B. I2 = 2I1
- C. I1 = I2 = 0
- D. I1 = I2 ≠ 0
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 109106
Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A:
- A. 1T/s
- B. 0,5T/s
- C. 2T/s
- D. 4T/s
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 109107
Một vòng dây đặt trong từ trường đều B = 0,3T. Mặt phẳng vòng dây vuông góc với đường sức từ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây nếu đường kính vòng dây giảm từ 100cm xuống 60cm trong 0,5s:
- A. 300V
- B. 30V
- C. 3V
- D. 0,3V
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 109109
Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4T trong thời gian 0,25s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là:
- A. 1,28V
- B. 12,8V
- C. 3,2V
- D. 32V
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 109110
Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6T có chiều như hình vẽ. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4T trong thời gian 0,25s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là:
- A. theo chiều kim đồng hồ
- B. ngược chiều kim đồng hồ
- C. không có dòng điện cảm ứng
- D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 109111
Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào:
- A. đường kính của dây dẫn làm mạch điện
- B. điện trở suất của dây dẫn
- C. khối lượng riêng của dây dẫn
- D. hình dạng và kích thước của mạch điện
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 109122
Một dây dẫn có chiều dài l bọc một lớp cách điện rồi gập lại thành hai phần bằng nhau sát nhau rồi cho chuyển động vuông góc với các đường cảm ứng từ của một từ trường đều cảm ứng từ B với vận tốc . Suất điện động cảm ứng trong dây dẫn có giá trị:
- A. Bv/2l
- B. Bvl
- C. 2Bvl
- D. 0
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 109127
Cho mạch điện như hình vẽ, ξ = 1,5V, r = 0,1Ω, MN = 1m, RMN = 2Ω, R = 0,9Ω, các thanh dẫn có điện trở không đáng kể, B = 0,1T. Cho thanh MN chuyển động không ma sát và thẳng đều về bên phải với vận tốc 15m/s thì cường độ dòng điện trong mạch là:
- A. 0
- B. 0,5A
- C. 2A
- D. 1A
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 109129
Một thanh dẫn điện dài 20cm tịnh tiến trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10-4T, với vận tốc 5m/s, véc tơ vận tốc của thanh vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Tính suất điện động cảm ứng trong thanh:
- A. 10-4V
- B. 0,8.10-4V
- C. 0,6.10-4V
- D. 0,5.10-4V
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 109130
Một thanh dẫn điện dài 20cm được nối hai đầu của nó với hai đầu của một đoạn mạch điện có điện trở 0,5Ω. Cho thanh tịnh tiến trong từ trường đều B = 0,08T với vận tốc 7m/s có hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Biết điện trở của thanh không đáng kể, tính cường độ dòng điện trong mạch:
- A. 0,112A
- B. 0,224A
- C. 0,448A
- D. 0,896A
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 109131
Một thanh dẫn điện tịnh tiến trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,4T với vận tốc có hướng hợp với đường sức từ một góc 300, mặt phẳng chứa vận tốc và đường sức từ vuông góc với thanh. Thanh dài 40cm, mắc với vôn kế thấy vôn kế chỉ 0,4V. Tính vận tốc của thanh:
- A. 3m/s
- B. 4m/s
- C. 5m/s
- D. 6m/s
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 109133
Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
- A. cảm ứng từ của từ trường
- B. vận tốc chuyển động của thanh
- C. chiều dài của thanh
- D. bản chất kim loại làm thanh dẫn
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 109139
Một thanh dẫn điện dài l chuyển động trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,4T với vận tốc 2m/s vuông góc với thanh, cảm ứng từ vuông góc với thanh và hợp với vận tốc một góc 300. Hai đầu thanh mắc với vôn kế thì vôn kế chỉ 0,2V. Chiều dài l của thanh là:
- A. 0,5m
- B. 0,05m
- C. 0,58m
- D. 0,43m
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 109141
Trong trường hợp nào sau đây không có suất điện động cảm ứng trong mạch:
- A. dây dẫn thẳng chuyển động theo phương của đường sức từ
- B. dây dẫn thẳng quay trong từ trường
- C. khung dây quay trong từ trường
- D. vòng dây quay trong từ trường đều
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 109142
Một chiếc tàu có chiều dài 7m chuyển động với vận tốc 10m/s trong từ trường trái đất B = 4.10-5T có phương thẳng đứng vuông góc với thân tàu. Tính suất điện động xuất hiện ở hai đầu thân tàu:
- A. 28V
- B. 2,8V
- C. 28mV
- D. 2,8mV
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 109144
Nếu một mạch điện hở chuyển động trong từ trường cắt các đường sức từ thì:
- A. trong mạch không có suất điện động cảm ứng
- B. trong mạch không có suất điện động và dòng điện cảm ứng
- C. trong mạch có suất điện động và dòng điện cảm ứng
- D. trong mạch có suất điện động cảm ứng nhưng không có dòng điện
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 109146
Một đoạn dây dẫn dài 0,35m chuyển động theo hướng vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều có hướng như hình vẽ, B = 0,026T, vận tốc của đoạn dây là 7m/s. Hiệu điện thế hai đầu đoạn dây dẫn là:
- A. 0
- B. 0,064V
- C. 0,091V
- D. 0,13V
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 109150
Một dây dẫn dài 0,05m chuyển động với vận tốc 3m/s trong từ trường đều có B = 1,5T. Vận tốc, cảm ứng từ, và thanh lần lượt vuông góc với nhau. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện ở đoạn dây dẫn có giá trị:
- A. 0,225V
- B. 2,25V
- C. 4,5V
- D. 45V
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 109151
Đặt khung dây dẫn ABCD cạnh một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua như hình vẽ. Thanh AB có thể trượt trên hai thanh DE và CF. Điện trở R không đổi và bỏ qua điện trở của các thanh. AB song song với dòng điện thẳng và chuyển động thẳng đều với vận tốc vuông góc với AB. Dòng điện cảm ứng có:
- A. chiều từ A đến B, độ lớn không đổi
- B. chiều từ B đến A, độ lớn không đổi
- C. chiều từ A đến B, độ lớn thay đổi
- D. chiều từ B đến A, độ lớn thay đổi
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 109156
Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian, trong 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A thì suất điện động tự cảm trong ống dây là 20V. Tính hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây:
- A. 0,1H; 0,2J
- B. 0,2H; 0,3J
- C. 0,3H; 0,4J
- D. 0,2H; 0,5J
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 109158
Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây, đường kính của ống bằng 2cm. Một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây trong 0,01s cường độ dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây:
- A. 0,14V . C.
- B. 0,26V
- C. 0,52V
- D. 0,74V
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 109159
Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức I = 0,4(5 – t); I tính bằng ampe, t tính bằng giây. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005H. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây:
- A. 0,001V
- B. 0,002V
- C. 0,003 V
- D. 0,004V
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 109160
Một ống dây có hệ số tự cảm là 0,01H. Khi có dòng điện chạy qua ống dây có năng lượng 0,08J. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây bằng:
- A. 1A
- B. 2A
- C. 3A
- D. 4A
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 109162
Một ống dây được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống có thể tích 500cm2, và được mắc vào mạch điện, sau khi đóng công tắc, dòng điện biến thiên theo thời gian như đồ thị bên hình vẽ ứng với thời gian đóng công tắc là từ 0 đến 0,05s. Tính suất điện động tự cảm trong ống trong khoảng thời gian trên:
- A. 2π.10-2V
- B. 8π.10-2V
- C. 6π.10-2V
- D. 5π.10-2V
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 109163
Một ống dây dài 40cm có tất cả 800 vòng dây. Diện tích tiết diện ống dây là 10cm2. Cường độ dòng điện qua ống tăng từ 0 đến 4A. Hỏi nguồn điện đã cung cấp cho ống dây một năng lượng bằng bao nhiêu:
- A. 1,6.10-2J
- B. 1,8.10-2J
- C. 2.10-2J
- D. 2,2.10-2J
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 109166
Đáp án nào sau đây là sai : suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
- A. độ tự cảm của ống dây lớn
- B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn
- C. dòng điện giảm nhanh
- D. dòng điện tăng nhanh
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 109167
Đáp án nào sau đây là sai : Hệ số tự cảm của ống dây:
- A. phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây
- B. có đơn vị là Henri(H)
- C. được tính bởi công thức L = 4π.10-7NS/l
- D. càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây là nhiều
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 109169
Cho mạch điện như hình vẽ. Chọn đáp án sai: Khi đóng khóa K thì:
- A. đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ
- B. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay
- C. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ
- D. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 109170
Một mạch điện có dòng điện chạy qua biến đổi theo thời gian biểu diễn như đồ thị hình vẽ bên. Gọi suất điện động tự cảm trong mạch trong khoảng thời gian từ 0 đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2 thì:
- A. e1 = e2/2
- B. e1 = 2e2
- C. e1 = 3e2
- D. e1 = e2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 109172
Một cuộn dây có độ tự cảm L = 30mH, có dòng điện chạy qua biến thiên đều đặn 150A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị :
- A. 4,5V
- B. 0,45V
- C. 0,045V
- D. 0,05V
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 109174
Một ống dây dài 50cm tiết diện ngang của ống là 10cm2 gồm 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là:
- A. 25µH
- B. 250µH
- C. 125µ
- D. 1250µH
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 109175
Năng lượng từ trường của ống dây có dạng biểu thức là:
- A. W = Li/2
- B. W = Li2/2
- C. W = L2i/2
- D. W = Li2
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 109176
Một ống dây có hệ số tự cảm là 100mH, khi có dòng điện chạy qua ống dây có năng lượng 0,05J. Cường độ dòng điện qua ống dây bằng:
- A. 0,1A
- B. 0,7A
- C. 1A
- D. 0,22A
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 109178
Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri(H) tương đương với:
- A. J.A2
- B. J/A2
- C. V.A2
- D. V/A2
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 109179
Dòng điện chạy trong mạch giảm từ 32A đến 0 trong thời gian 0,1s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch là 128V. Hệ số tự cảm của mạch là:
- A. 0,1H
- B. 0,2H
- C. 0,3H
- D. 0,4H
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 109180
Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0 trong 0,01s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có giá trị trung bình 64V. Độ tự cảm của mạch đó có giá trị:
- A. 0,032H
- B. 0,04H
- C. 0,25H
- D. 4H
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 109182
Cho mạch điện như hình vẽ. Hiện tượng tự cảm phát sinh khi mạch điện có hiện tượng nào sau đây:
- A. Đóng khóa K
- B. Ngắt khóa K
- C. Đóng khóa K và di chuyển con chạy
- D. cả A, B, và C
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 109184
Hình vẽ bên khi K ngắt dòng điện tự cảm do ống dây gây ra, và dòng điện qua R lần lượt có chiều:
- A. Itc từ M đến N; IR từ Q đến M
- B. Itc từ M đến N; IR từ M đến Q
- C. Itc từ N đến M; IR từ Q đến M
- D. Itc từ N đến M; IR từ M đến Q
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 109185
Hình vẽ bên khi K đóng dòng điện tự cảm do ống dây gây ra, và dòng điện qua R lần lượt có chiều:
- A. A. Itc từ M đến N; IR từ Q đến M
- B. Itc từ M đến N; IR từ M đến Q
- C. Itc từ N đến M; IR từ Q đến M
- D. Itc từ N đến M; IR từ M đến Q
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 109189
Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,1H, trong đó có dòng điện biến thiên đều 200A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị:
- A. 10V
- B. 20V
- C. 0,1kV
- D. 2kV