Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 108715
Vật sáng AB cách màn 150cm. Trong khoảng giữa vật và màn ảnh, ta đặt một thấu kính hội tụ L coi như song song với AB. Di chuyển L dọc theo trục chính, ta thấy có hai vị trí của L để ảnh hiện rõ nét trên màn. Hai vị trí đó cách nhau 30cm. Tiêu cự của thấu kính là:
- A. 32cm
- B. 60cm
- C. 36cm
- D. 30cm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 108716
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm, một vật sáng AB = 6cm đặt vuông góc với trục chính cách thấu kính 20cm thì cho ảnh A’B’ là ...
- A. ảnh thật đối xứng với vật qua quang tâm O, có A’ thuộc trục chính.
- B. ảnh ảo cao 6cm ,cách thấu kính 20cm.
- C. ảnh ở vô cùng.
- D. ảnh thật cao 3cm cách thấu kính 15cm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 108717
Một thấu kính phân kì có tiêu cự - 50 cm cần được ghép sát đồng trục với một thấu kính có tiêu cự bao nhiêu để thu được một kính tương đương có độ tụ 2 dp?
- A. Thấu kính phân kì tiêu cự 25 cm.
- B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
- C. thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
- D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 108718
Một thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm, đặt cách thấu kính thứ nhất 50 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính và trước thấu kính một 20 cm. Ảnh cuối cùng
- A. thật và cách kính hai 40 cm
- B. ảo và cách kính hai 40 cm.
- C. ảo và cách kính hai 120 cm.
- D. thật và cách kính hai 120 cm.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 108720
Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì tiêu cự 20 cm (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để chiếu một chùm sáng song song tới kính một thì chùm ló ra khỏi kính (2) cũng song song a phải bằng
- A. 20 cm.
- B. 40 cm.
- C. 60 cm.
- D. 80 cm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 108721
Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36 cm. Đây là thấu kính
- A. hội tụ có tiêu cự 24 cm.
- B. phân kì có tiêu cự 8 cm.
- C. phân kì có tiêu cự 24 cm.
- D. hội tụ có tiêu cự 8 cm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 108723
Đặt vật AB vuông góc trước một thấu kính cho ảnh A1B1 có độ phóng đại K1 = -3, dịch vật đi 5cm ta lại thu được ảnh A2B2 có độ phóng đại K2 = -2. Tiêu cự của thấu kính
- A. 60cm
- B. 40cm
- C. 20cm
- D. 30cm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 108724
Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm cách kính 100 cm. Ảnh của vật
- A. ngược chiều và bằng 1/3 vật.
- B. cùng chiều và bằng 1/3 vật.
- C. cùng chiều và bằng 1/4 vật.
- D. ngược chiều và bằng 1/4 vật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 108725
Chọn phát biểu đúng. Với thấu kính hội tụ, ảnh sẽ cùng chiều với vật khi …
- A. biết cụ thể vị trí của vật (ta mới khẳng định được).
- B. vật là vật thật.
- C. vật thật đặt ngoài khoảng tiêu cự.
- D. vật là vật ảo.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 108727
Khoảng cách từ vật đến tiêu điểm vật của một thấu kính hội tụ bằng 1/4 khoảng cách từ ảnh thật đên tiêu điểm ảnh của thấu kính. Độ phóng đại ảnh là:
- A. 0,5
- B. - 0,5
- C. -2
- D. 2
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 108729
Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ, có f = -10cm
qua thấu kính cho ảnh A’B’ cao bằng 1/2 AB. Ảnh A'B' là ...
- A. ảnh thật, cách thấu kính 10cm.
- B. ảnh ảo, cách thấu kính 5cm.
- C. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm.
- D. ảnh ảo, cách thấu kính 7cm
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 108730
Vật sáng AB song song và cách màn ảnh một khoảng 60cm. Trong khoảng giữa vật và màn, ta di chuyển một thấu kính hội tụ sao cho trục chính luôn vuông góc với màn thì thấy chỉ có một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Tiêu cự của thấu kính là:
- A. 22,5cm
- B. 30cm
- C. 15cm
- D. 45cm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 108731
Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính
- A. không tồn tại.
- B. chỉ là thấu kính hội tụ.
- C. chỉ là thấu kính phân kì.
- D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 108733
Người ta dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ 1dp để thu ảnh mặt trăng. Góc trông mặt trăng là 33' (phút), lấy 1'= 3.10-4rad. Đường kính của ảnh là
- A. 4cm
- B. 0,99cm
- C. 2,99cm
- D. 1,5cm
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 108735
Một thấu kính phẳng - lồi, có độ tụ bằng 4 điốp. Tiêu cự của thấu kính là :
- A. -25cm
- B. 25cm
- C. 2.5cm
- D. 50cm
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 108736
Chọn phát biểu đúng. Với thấu kính phân kì, ảnh sẽ ngược chiều với vật khi …
- A. vật ảo ở ngoài khoảng tiêu cự OF.
- B. vật là vật ảo.
- C. biết cụ thể vị trí của vật (ta mới khẳng định được).
- D. vật là vật thật.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 108738
Nói về thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai ?
- A. Vật ảo qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo.
- B. Vật thật ở trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng F’O.
- C. Giữ vật cố định, dịch chuyển thấu kính phân kì một đoạn nhỏ theo phương vuông góc với trục chính thì ảnh ảo dịch chuyển cùng chiều với chiều dịch chuyển của thấu kính.
- D. Một tia sáng qua thấu kính phân kì cho tia ló lệch xa trục chính hơn tia tới.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 108739
Đặt AB vuông góc với trục chính trước thấu kính hội tụ cho ảnh A1B1 cao bằng 0,5 lần vật. Di chuyển AB đi 5cm thì cho ảnh A2B2 cao bằng 0,25 lần vật. Thấu kính có tiêu cự
- A. 2,5cm
- B. 10cm
- C. 5cm
- D. Không xác định được
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 108740
Chùm sáng chiếu một thấu kính hội tụ (f = 20cm), hội tụ tại điểm S trên trục chính sau thấu kính một đoạn 20cm. Ảnh S’ của S là …
- A. ảnh thật, cách thấu kính 20cm
- B. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm
- C. ảnh thật cách thấu kính 10cm
- D. ảnh ở vô cực, chùm tia ló song song.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 108741
Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là:
- A. Tia sáng tới kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính;
- B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;
- C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;
- D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 108742
Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, cách thấu kính 30cm. Di chuyển S ra xa vuông góc với trục chính của thấu kính một đoạn 2cm thì
- A. Ảnh di chuyển ra xa vuông góc với trục chính 6cm cùng chiều di chuyển của S
- B. Ảnh đứng yên
- C. Ảnh di chuyển dọc theo trục chính lại gần thấu kính 6cm
- D. Ảnh di chuyển ra xa vuông góc với trục chính 6cm ngược chiều di chuyển của S
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 108743
Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ:
- A. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ, ló ra sau thấu kính sẽ cắt quang trục chính.
- B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
- C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
- D. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 108745
Hai thấu kính tiêu cự lần lượt là f1 = 40cm, f2 = -20cm ghép đồng trục chính. Muốn cho một chùm tia sáng song song sau khi qua hệ hai thấu kính cho chùm tia ló song song thì khoảng cách giữa hai thấu kính là:
- A. 60cm
- B. 40cm
- C. 20cm
- D. 10cm
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 108746
Đặt một điểm sáng nằm trên trục chính của một thấu kính cách kính 0,2 m thì chùm tia ló ra khỏi thấu kính là chùm song song. Đây là
- A. thấu kính hội tụ có tiêu cự 200 cm.
- B. thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm.
- C. thấu kính phân kì có tiêu cự 200 cm.
- D. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 108747
Ảnh và vật thật bằng nó của nó cách nhau 100 cm. Thấu kính này
- A. là thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
- B. là thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
- C. là thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm.
- D. là thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 108749
Khi dùng công thức số phóng đại với vật thật qua một thấu kính, ta tính được độ phóng đại k<0, ảnh là
- A. ảnh thật, ngược chiều vật.
- B. ảnh thât, cùng chiều vật.
- C. ảnh ảo, cùng chiều vật
- D. ảnh ảo, ngược chiều vật.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 108750
Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, cách thấu kính 30cm. Di chuyển S ra xa vuông góc với trục chính thấu kính thì
- A. Ảnh của S đ ứng yên cố định
- B. Ảnh của S di chuyển ra xa trục chính ngược chiều di chuyển của S
- C. Ảnh của S di chuyển ra xa trục chính cùng chiều di chuyển của S
- D. Không đủ điều kiện xác định
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 108751
Đặt một vật AB vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A1B1 cách thấu kính 54cm. Dịch chuyển vật dọc theo trục chính thì thu được ảnh mới A2B2 là ảnh thật cách thấu kính 48cm, Biết ảnh trước lớn gấp 3 lần ảnh sau. Tiêu cự của thấu kính là
- A. 25cm
- B. 24,7cm
- C. 17,5cm
- D. 15cm
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 108753
Một điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ, trước tiêu điểm vật một đoạn bằng a, cho ảnh S’ ở sau tiêu điểm ảnh của thấu kính một đoạn b. Tiêu cự của thấu kính là:
- A. f = a.b
- B. f = - ab
- C. f = \( \sqrt {ab} \)
- D. f = -\( \sqrt {ab} \)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 108755
Phải đặt một vật thật cách thấu kính hội tụ (tiêu cự f) một khoảng bao nhiêu để cho khoảng cách giữa vật và ảnh thật cho bởi thấu kính có giá trị nhỏ nhất ?
- A. 0,5f
- B. 1,5f
- C. 2f
- D. 2,5f
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 108757
Một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm. Nguồn sáng S đặt trên trục chính, trước thấu kính. Sau thấu kính đặt màn ảnh vuông góc với trục chính, cách thấu kính 20cm. Biết bán kính đường rìa thấu kính là 3cm. Khi S đặt cách thấu kính 5cm, bán kính vết sáng trên màn là:
- A. 12cm
- B. 6cm
- C. 9cm
- D. 7,5cm
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 108759
Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, cách thấu kính 50cm. Di chuyển thấu kính ra xa S một đoạn nhỏ thì
- A. Ảnh của S tiến lại gần S hơn
- B. Không đủ điều kiện xác định
- C. Ảnh của S ra xa S hơn
- D. Ảnh của S đứng yên
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 108760
Đối với thấu kính phân kỳ, nhận xét nào dưới đây về tính chất ảnh của một vật ảo là đúng?
- A. Vật ảo có thể cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật hoặc ảnh ảo, ngược chiều và lớn hơn hay nhỏ hơn vật.
- B. Vật ảo luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
- C. Vật ảo luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
- D. Vật ảo luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 108761
Đặt một vật sáng AB song song với màn ảnh M, trong khoảng vật và màn đặt một thấu kính sao cho trục chính vuông góc với AB. Di chuyển thấu kính và màn để trên màn thu được ảnh của vật, khi khoảng cách AB và màn nhỏ nhất thì
- A. d = 3f
- B. d’ = 2f
- C. d = 4f
- D. d’ = 4f
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 108762
Một thấu kính muốn cho ảnh có độ cao bằng vật (không kể chiều) thì vật phải ở cách thấu kính một khoảng:
- A. f
- B. 2\( \left| {\rm{f}} \right|\)
- C. 2f
- D. 0,5\( \left| {\rm{f}} \right|\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 108763
Hai điểm sáng S1, S2 cùng ở trên một trục chính, ở hai bên thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 9cm. Hai điểm sáng cách nhau một khoảng 24cm. Thấu kính phải đặt cách S1 một khoảng bằng bao nhiêu thì ảnh của hai điểm sáng cho bởi hai thấu kính trùng nhau ? Biết ảnh của S1 là ảnh ảo.
- A. 12cm
- B. 18cm
- C. 6cm
- D. 24cm
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 108764
Ảnh của một vật thật qua một thấu kính ngược chiều với vật, cách vật 100 cm và cách kính 25 cm. Đây là một thấu kính
- A. phân kì có tiêu cự 18,75 cm.
- B. phân kì có tiêu cự 100/3 cm.
- C. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm.
- D. hội tụ có tiêu cự 18,75 cm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 108765
Đặt vật AB cao 2cm vuông góc trục chính một thấu kính cho ảnh cao 1cm ngược chiều và cách AB 2,25m. Nhận xét nào sau đây đúng về thấu kính và tiêu cự
- A. Thấu kính phân kì, tiêu cự 50cm
- B. Không đủ điều kiện xác định
- C. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 40cm
- D. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 50cm
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 108766
Đặt AB vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A1B1 cao 2cm trong khỏang giữa AB và thấu kính, thấu kính cách ảnh A1B1 một đoạn 40cm. Nhận xét nào sau đây là đúng về thấu kính và tiêu cự
- A. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 40cm
- B. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 80cm
- C. Không đủ điều kiện xác định
- D. Thấu kính phân kì, tiêu cự 80cm
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 108767
Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, cách thấu kính 30cm. Di chuyển thấu kính ra xa S một đoạn nhỏ thì
- A. Ảnh của S ra xa S hơn
- B. Ảnh của S đứng yên
- C. Không đủ điều kiện xác định
- D. Ảnh của S tiến lại gần S hơn