YOMEDIA
NONE

Sinh học 11 Kết nối tri thức Ôn tập chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật


Với mong muốn giúp các em củng cố các kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung bài giảng của Ôn tập chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong chương trình SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát chung

- Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể theo thời gian.

- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm 3 quá trình: sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể. Ba quá trình này quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau.

1.2. Thực vật

1.2.1. Đặc điểm

- Sự phân chia liên tục của các tế bào tại các mô phân sinh, biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước và thay mới cơ quan.

- Diễn ra trong suốt đời sống của thực vật do sự phân chia liên tục của các tế bào tại mô phân sinh.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng

- Nước: Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thực vật.

- Ánh sáng: Ánh sáng đảm bảo nguồn vật liệu cho thực vật sinh trưởng phát triển; Ánh sáng cũng là tác nhân điều tiết sự tổng hợp phân giải một số chất như hormone, phytochrome,... ; Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự nảy mầm của hạt rau diếp.

- Nhiệt độ: Mỗi loài thực vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự này mầm của hạt, khả năng ra hoa, hình thái của cơ quan sinh sản,... Tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tỉ lệ nảy mầm và rút ngắn thời gian này mầm.

- Chất khoáng: Là thành phần cấu tạo tế bào và tham gia điều tiết các quá trình sinh lí trong cây. Thiếu các nguyên tố khoáng thiết yếu làm chậm quá trình sinh trưởng của cây và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. 

1.2.3. Mô phân sinh

- Là nhóm các tế bào chưa phân hoá, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật.

- Mô phân sinh đỉnh ở ngọn cây và mô phân sinh bên làm tăng chiều cao và đường kính của cây, tương ứng với vai trò của chúng trong mô phân sinh.

1.2.4. Sinh trưởng

- Sinh trưởng ở thực vật có hai kiểu: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Sinh trưởng sơ cấp là kết quả hoạt động của mô phân sinh định và mô phân sinh lỏng dẫn đến sự gia tăng chiều cao của cây và chiều dài của rễ.

- Sinh trưởng thứ cấp là quá trình phân chia của các tế bào mô phân sinh bên có ở thân và rễ của cây hai lá mầm.

1.2.5. Hormone

- Hormone thực vật là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, được tổng hợp ở các cơ quan trong cây, tham gia điều tiết các hoạt động sống của thực vật.

- Hormone thực vật được chia thành 2 nhóm dựa vào hoạt tính sinh học là nhóm kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellin và cytokinin) và nhóm ức chế sinh trưởng (abscisic acid, ethylene).

1.2.6. Quá trình phát triển của thực vật có hoa

- Thực vật có hoa trải qua các giai đoạn khác nhau và được xác định bằng sự thay đổi về hình thái, cấu tạo của các mô, cơ quan.

- Giai đoạn sinh sản ở cây lâu năm lặp lại một số lần trong vòng đời của nó, số lần lặp lại phụ thuộc vào loài.

Sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn

Hình 1. Sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn

1.3. Động vật

1.3.1. Đặc điểm

Tốc độ sinh trưởng và phát triển không đồng đều trong thời gian.

1.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

- Giai đoạn phôi.

- Giai đoạn hậu phôi.

1.3.3. Các hình thức phát triển

- Phát triển không qua biến thái: là quá trình phát triển trong đó con non mới nở từ trứng ra hoặc mới sinh ra đã có cấu tạo tương tự người trưởng thành.

- Phát triển qua biến thái: Phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm (a) và không hoàn toàn ở châu chấu (b))

Hình 2. Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm (a) và không hoàn toàn ở châu chấu (b)

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng

- Các yếu tố bên trong: Di truyền và hormone.

- Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng

1.3.5. Ứng dụng vào thực tế

- Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp.

- Chọn giống có tốc độ sinh trưởng nhanh.

- Cải tạo môi trường sống.

- Đề xuất biện pháp tiêu diệt sinh vật hại.

Ảnh hưởng của gibberellin đến chiều dài của cuống quả và chùm nho không hạt

Hình 3. Ảnh hưởng của gibberellin đến chiều dài của cuống quả và chùm nho không hạt

1.3.6. Tuổi dậy thì

- Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển từ thiếu niên sang thanh niên.

- Ở thời kì đậy thì, nam và nữ có những thay đổi về thể chất, sinh lí, tâm lí và tình cảm.

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu đặc điểm của sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

 

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của sinh trưởng và phát triển ở thực vật:

- Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ,… nơi có các mô phân sinh.

- Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong suốt đời sống của thực vật do sự phân chia liên tục của các tế bào tại các mô phân sinh. Đây là hình thức sinh trưởng không giới hạn, biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước, sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như cành, lá, rễ, hoa, quả,…

 

Bài 2: Phân tích các yếu tố bên ngoàiảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật sống trên cạn và sống dưới nước?

 

Hướng dẫn giải

Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật sống trên cạn và sống dưới nước:

- Thức ăn: Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đều cần cho sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

- Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt.

- Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau. Ánh sáng phối hợp với nhiệt độ làm tăng quá trình chuyển hóa thông qua hệ thần kinh và nội tiết. Ánh sáng cung cấp nhiệt và tác động đến sự chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Luyện tập Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Các kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Những kiến thức sinh trưởng và phát triển ở động vật.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF