YOMEDIA
NONE

Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật


Nội dung của Bài Ôn tập chủ đề 1 trong chương trình Sinh học 11 Cánh diều sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng như: Vai trò, hình thức, các nhân tố tác động và các quá trình thực hiện ở thực vật và động vật. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò

- Cung cấp nguyên liệu kiến tạo cơ thể.

- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.

1.2. Hình thức

- Tự dưỡng (thực vật, tảo,...)

- Dị dưỡng (động vật, nấm,...)

1.3. Quá trình

a. Thu nhận các chất

- Thực vật:

+ Rễ hấp thụ nước, khoáng, một số chất tan và O2.

+ Lá hấp thụ CO2, một số chất tan và nước

- Động vật:

+ Hệ tiêu hoá: lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường

+ Hệ hô hấp: lấy O2 từ môi trường

b. Vận chuyển các chất

- Thực vật:

+ Từ rễ đến các bộ phận khác trong cây nhờ mạch gỗ

+ Từ lá đến các bộ phận khác trong cây nhờ mạch rây

+ Từ tế bào này sang tế bào khác qua gian bào và tế bào chất

Sự vận chuyển các chất trong cây

Hình 1. Sự vận chuyển các chất trong cây

- Động vật: Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất cần thiết từ cơ quan thu nhận đến tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến cơ quan bài tiết

c. Tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng

- Thực vật:

Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng (NLAS) để chuyển hoa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2 trong quá trình này thực vật chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học. 

+ Phương trình quang hợp:

Phương trình quang hợp

+ Tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ nguyên liệu của quang hợp

- Động vật: Quá trình đồng hoá

d. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng: Hô hấp ở tế bào

Hô hấp tế bào

Hình 2. Hô hấp tế bào

e. Đào thải các chất ra môi trường

- Thực vật: Thải nước, O2 và CO2

- Động vật: Hệ bài tiết thải chất dư thừa, chất độc ra ngoài môi trường, điều hoà môi trường trong.

g. Điều hoà

- Hormone (động vật và thực vật)

- Thần kinh (động vật)

1.4. Nhân tố ảnh hưởng

- Bên trong cơ thể: gene, giai đoạn phát triển,...

- Bên ngoài cơ thể: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,...

Bài tập minh họa

Bài 1: Tại sao ta không nên để nhiều hoa tươi, cây cảnh trong phòng ngủ?

 

Hướng dẫn giải

Vào ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn duy trì hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí oxygen của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí carbon dioxide.

 

Bài 2: Vì sao vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi thấp hơn người cùng độ tuổi, giới tính nhưng không luyện tập thể dục thể thao?

 

Hướng dẫn giải

Đối với vận động viên thể thao, khi hoạt động thể lực mạnh, nhịp tim tăng lên, lâu dài sẽ khiến tim khỏe mạnh hơn, cơ tim dày lên và lượng máu đẩy vào động mạch trong mỗi chu kì tim nhiều hơn so với người bình thường. Vì vậy nên lúc nghỉ ngơi, nhịp tim của vận động viên sẽ thấp hơn so vơi người bình thường không tập luyện.

Luyện tập Ôn tập chủ đề 1 Sinh học 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được vai trò, hình thức và các nhân tố ảnh hưởng đến qúa trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Nêu được các quá trình thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 1 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chủ đề 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Chúng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp
    • B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn
    • C. Chúng chuyển hoá năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hoa tổng hợp
    • D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
    • A. Bèo hoa dâu
    • B. Vi khuẩn oxi hoá sắt
    • C. Vi khuẩn lam
    • D. Tảo lục
    • A. Các tế bào không được cung cấp chất dinh dưỡng nên bị chết
    • B. Mạch rây cấu tạo từ các tế bào sống nên mạch gỗ cần cấu tạo từ các tế bào chết
    • C. Giúp nước và ion khoáng di chuyển trong mạch thuận lợi hơn, chịu được áp suất lớn và chống nước rò rỉ ra ngoài
    • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 1 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chủ đề 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Bài tập 1 trang 74 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 2 trang 74 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 3 trang 74 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 4 trang 74 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 5 trang 74 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 6 trang 74 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 7 trang 74 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 1 Sinh học 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF