Giải Câu hỏi trang 96 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức
Nêu một số ví dụ khác về việc vận dụng hiện tượng hướng động, ứng động trong thực tiễn sản xuất.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 96
Phương pháp giải
- Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
- Một số ứng dụng của hướng động trong sản xuất như: Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí; Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao; ...
- Một số ứng động trong sản xuất như: Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống; Kích thích hạt gióng, củ giống nảy mầm; Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa; ...
Lời giải chi tiết
Vận dụng hiện tượng hướng động trong sản xuất:
- Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới nước xung quanhh gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng.
- Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng cách: hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng khi cây đã lớn.
- Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển bằng cách làm giàn, mở rộng giàn để kích thích thân cây vươn dài.
Vận dụng hiện tượng ứng động trong sản xuất:
- Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường bảo quản (bảo quản trong kho lạnh, phơi khô hạt giống), hạn chế tiếp xúc ánh sáng hoặc sử dụng các chất ức chế nảy mầm.
- Kích thích hạt gióng, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, ...
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa của các loài cây trồng bằng cách bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, ...
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 1 trang 95 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 95 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 96 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 96 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 96 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT